Ngô Gia Hy | 12/04/2025
Liên hệ

Thông tin Y khoa: Năng lượng (Tên Tiếng Anh: Energy)

Khả năng tạo ra công hoặc tạo ra một thay đổi vật lý.

Ngày nay, các nhà dinh dưỡng học còn gọi hàm lượng nhiên liệu của một thực phẩm, là hàm lượng năng lượng của thực phẩm đó.

Có nhiều dạng năng lượng khác nhau. Gồm: quang năng, năng lượng âm, nhiệt năng, hóa năng, điện năng và động năng (năng lượng mà một vật có được do sự chuyển động của nó). Đa số các dạng đó đều có vai trò nhất định trong cơ thể. Ví dụ như, võng mạc biến quang năng thành các xung điện thần kinh, nhờ đó, con người mới có thể nhìn thấy được. Các cơ sử dụng năng lượng hóa học - thu được từ thức ăn, để tạo ra động năng (vận động) và nhiệt.

Năng lượng được đo bằng các đơn vị calo và jun. Một calo được định nghĩa là lượng năng lượng cần thiết để làm tăng nhiệt độ của 1 gam nước lên 1°C. 1 calo tương đương với khoảng 4,2 jun (do đó, 1=J tương đương khoảng 0,24 calo). Vì calo và jun rất bé, nên các đơn vị có ý nghĩa thực tế hơn trong dinh dưỡng học là kilo calo (kcal) bằng 1.000 calo, đôi khi gọi đơn giản là calo, và kilo jun (1.000 jun hoặc 1 kj).

Thuật ngữ

Năng lượng hóa học toàn phần trong một thực phẩm là năng lượng thô. Sau khi trừ đi khoảng 5% là năng lượng không được tiêu hóa, phần còn lại là năng lượng có thể tiêu hóa. Sau khi trừ đi năng lượng mất đi trong nước tiểu (các hợp chất chứa nitơ sinh ra từ các protein), phần còn lại là năng lượng có thể chuyển hóa (xem Metabolism - Chuyển hóa). Những chất carbohydrat và protein cung cấp 4 Kcal/g; chất béo cung cấp 9 Kcal/g.

Nói chung, năng lượng được giải phóng ra do sự phân hủy các chất dinh dưỡng được tích trữ thành năng lượng hóa học dưới dạng các phân tử ATP (adenosin triphosphat). Sau đó, năng lượng trong các phân tử này có thế dùng cho các quá trình tiêu hao năng lượng, như co cơ hoặc tạo thành các chất phức tạp để sửa chữa hoặc duy trì các cấu trúc trong cơ thể.

Tài liệu và thông tin trong bài viết này được trích dẫn từ cuốn Từ điển Bách khoa Y học Anh Việt A-Z mà tác giả là một nhóm nhà khoa học do Giáo sư Ngô Gia Hy làm chủ biên.

Tin khác

Thông tin Y khoa: Thụt tháo (Tên Tiếng Anh: Enema)

Thông tin Y khoa: Thụt tháo (Tên Tiếng Anh: Enema)

Thủ thuật trong đó dịch lỏng được truyền vào trực tràng qua một ống luồn vào hậu môn.

Từ điển Y khoa  - 
Thông tin Y khoa: Độc tố ruột (Tên Tiếng Anh: Enterotoxin)

Thông tin Y khoa: Độc tố ruột (Tên Tiếng Anh: Enterotoxin)

Một kiểu độc tố (chất độc do một số vi khuẩn phóng thích ra) làm viêm niêm mạc ruột, gây nôn và tiêu chảy.

Từ điển Y khoa  - 
Thông tin Y khoa: Nội độc tố (Tên Tiếng Anh: Endotoxin)

Thông tin Y khoa: Nội độc tố (Tên Tiếng Anh: Endotoxin)

Loại chất độc do một số vi khuẩn sản sinh ra, vẫn chưa được giải phóng cho tới khi vi khuẩn chết, đến lúc này, độc tố vẫn nằm trong màng tế bào vi khuẩn.

Từ điển Y khoa  - 
Thông tin Y khoa: Nội mô (Tên Tiếng Anh: Endothelium)

Thông tin Y khoa: Nội mô (Tên Tiếng Anh: Endothelium)

Lớp tế bào tạo thành màng lót bên trong tim, các mạch máu và mạch bạch huyết.

Từ điển Y khoa  - 
Thông tin Y khoa: Nội mạc tử cung (Tên Tiếng Anh: Endometrium)

Thông tin Y khoa: Nội mạc tử cung (Tên Tiếng Anh: Endometrium)

Lớp màng bên trong tử cung.

Từ điển Y khoa  -