Ykhoangaynay.com |  25/07/2024

Nguyên nhân và triệu chứng của ung thư khí quản

Ung thư khí quản là một bệnh hiếm gặp, chiếm dưới 1% trong tổng số các loại khối u ác tính, thường được phân loại cùng với ung thư phế quản - phổi.

Khối u trong khí quản có thể gây tắc nghẽn đường thở, dẫn đến suy hô hấp nghiêm trọng và đe dọa tính mạng nếu không được xử lý kịp thời.

Nguyên nhân của bệnh ung thư khí quản

Ung thư khí quản là bệnh hiếm gặp, chiếm ít hơn 1% trong tất cả các khối u ác tính, thường xếp chung với ung thư phế quản - phổi, không có đề cập số liệu trong GLOBOCAN 2018.

Các nhà nghiên cứu vẫn chưa thống nhất được nguyên nhân chính xác gây ra ung thư khí quản. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng các yếu tố nguy cơ phổ biến nhất bao gồm hút thuốc lá và thuốc lào. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật (CDC), khoảng 90% trường hợp ung thư khí quản liên quan đến thói quen hút thuốc lá. Bên cạnh đó, yếu tố di truyền, tuổi tác, và tiền sử bệnh hô hấp cũng đóng vai trò quan trọng.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng nếu trong gia đình có người mắc ung thư khí quản, các thành viên khác có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Tỷ lệ mắc ung thư khí quản tăng cao ở những người trên 65 tuổi. Ngoài ra, những người mắc các bệnh lý hô hấp hoặc đã từng trị xạ vùng ngực, đầu, cổ cũng có nguy cơ cao phát triển ung thư khí quản.

> Những điều cần biết về ung thư khí quản

Triệu chứng của bệnh ung thư khí quản

Triệu chứng của ung thư khí quản thường không rõ ràng, khiến bệnh nhân chỉ đi khám khi gặp khó thở. Các biểu hiện thay đổi tùy theo giai đoạn của bệnh.

1. Giai đoạn sớm

Trong giai đoạn sớm, triệu chứng có thể bao gồm khó thở nhẹ, khò khè, ho ra máu, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thanh quản và phổi.

2. Giai đoạn muộn

Ở giai đoạn muộn, triệu chứng khó thở trở nên nặng nề hơn, có thể dẫn đến suy hô hấp cấp tính, đặc biệt khi khối u kèm theo viêm hoặc gây sặc đờm. Người bệnh thường thở khò khè, tiếng cò cử tăng dần, và có thể ho ra máu tươi. Khối u cũng có thể chèn ép thực quản gây khó nuốt, xâm lấn các dây thần kinh và mạch máu vùng cổ.

Phân loại các giai đoạn ung thư khí quản

Không có một hệ thống phân loại chuẩn được chấp nhận rộng rãi cho ung thư khí quản nguyên phát. Tuy nhiên, thông thường các giai đoạn được phân loại như sau:

Giai đoạn T1: Khối u nguyên phát giới hạn trong khí quản với kích thước <2cm.

Giai đoạn T2: Khối u nguyên phát giới hạn trong khí quản với kích thước >2cm.

Giai đoạn T3: Khối u lan ra ngoài khí quản nhưng không xâm lấn đến các cơ quan hoặc cấu trúc lân cận.

Giai đoạn T4: Khối u lan rộng đến các cơ quan hoặc cấu trúc lân cận.

(Bài viết tham khảo, biên soạn lại từ tài liệu "Thở khò khè, ho cảnh giác với ung thư khí quản", link gốc: https://suckhoedoisong.vn/tho-kho-khe-ho-canh-giac-voi-ung-thu-khi-quan-16921122310160193.htm)

Tin khác

Chế độ dinh dưỡng dành cho người mắc bệnh bạch cầu cấp dòng tủy

Chế độ dinh dưỡng dành cho người mắc bệnh bạch cầu cấp dòng tủy

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ sức khỏe cho bệnh nhân mắc bạch cầu cấp. Một chế độ ăn uống hợp lý không chỉ giúp cơ thể có đủ năng lượng để phục hồi, mà còn hỗ trợ tái tạo các tế bào máu và mô bị tổn thương trong quá trình điều trị.

Sự kiện Y Khoa  - 
Bệnh bạch cầu cấp dòng tuỷ là gì?

Bệnh bạch cầu cấp dòng tuỷ là gì?

Bạch cầu cấp là một trong những dạng ung thư máu phổ biến, đặc biệt là bạch cầu cấp dòng tủy. Đây là bệnh lý nguy hiểm, có xu hướng trẻ hóa và tiến triển rất nhanh.

Sự kiện Y Khoa  - 
Bạch cầu cấp: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp chẩn đoán

Bạch cầu cấp: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp chẩn đoán

Ung thư là một trong những căn bệnh có tốc độ gia tăng nhanh chóng trên toàn cầu, trong đó bệnh bạch cầu cấp (hay còn gọi là ung thư máu) là một trong những loại ung thư phổ biến. Bệnh này có nhiều nguyên nhân khác nhau và hiện nay, việc phòng ngừa vẫn còn nhiều thách thức.

Sự kiện Y Khoa  - 
Phương pháp phát hiện sớm ung thư cổ tử cung là gì?

Phương pháp phát hiện sớm ung thư cổ tử cung là gì?

Việc phát hiện ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sớm mở ra nhiều cơ hội điều trị hiệu quả hơn. Trong một số trường hợp, các triệu chứng và dấu hiệu của ung thư cổ tử cung có thể xuất hiện rõ ràng, tuy nhiên, không phải lúc nào chúng cũng dễ nhận biết.

Nghiên cứu  - 
Ung thư cổ tử cung có chữa khỏi được không?

Ung thư cổ tử cung có chữa khỏi được không?

Mỗi năm tại Việt Nam, hơn 4.100 phụ nữ mới phát hiện mắc ung thư cổ tử cung, và khoảng 2.400 người không may qua đời vì căn bệnh này. Vậy, ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi hay không?

Nghiên cứu  - 
Dấu hiệu ung thư cổ tử cung: Những triệu chứng cần lưu ý để phát hiện sớm

Dấu hiệu ung thư cổ tử cung: Những triệu chứng cần lưu ý để phát hiện sớm

Dấu hiệu ung thư cổ tử cung thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác, vì vậy việc nhận biết sớm các triệu chứng là điều quan trọng giúp tăng cơ hội điều trị hiệu quả.

Nghiên cứu  -