Nguồn: Báo Sức Khỏe và Đời Sống |  15/07/2024

Những câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa (Atopic Dermatitis = AD) hay còn gọi là chàm cơ địa (Atopic Eczema) chỉ một bệnh viêm da mãn tính, dễ tái phát. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, thường là trẻ em và có thể liên quan đến các bệnh dị ứng như hen phế quản, viêm mũi dị ứng, mày đay, viêm da tiếp xúc, dị ứng thức ăn,...

Viêm da cơ địa (Atopic Dermatitis = AD) hay còn gọi là chàm cơ địa (Atopic Eczema) chỉ một bệnh viêm da mãn tính, dễ tái phát. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, thường là trẻ em và có thể liên quan đến các bệnh dị ứng như hen phế quản, viêm mũi dị ứng, mày đay, viêm da tiếp xúc, dị ứng thức ăn,...

Các tác nhân gây bệnh có thể bao gồm dầu gội, sữa tắm, bột giặt, thực phẩm, nước hoa, phấn hoa, mạt bụi, lông thú cưng cũng như sự thay đổi thời tiết, nội tiết tố và thậm chí cả căng thẳng…

Triệu chứng chính là ngứa; tổn thương da từ ban đỏ mức độ nhẹ đến lichen hóa (dày da) mức độ nặng đến chứng đỏ da.

Phương pháp điều trị căn bản trong xử lí các giai đoạn của viêm da cơ địa là sử dụng chất dưỡng ẩm.

> Xem chi tiết Viêm da cơ địa: Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

1. Đông y có chữa bệnh viêm da cơ địa hiệu quả?

Theo quan niệm của đông y, viêm da cơ địa là hệ quả của phong hàn xâm nhập vào cơ thể, sau là kết hợp với phong nhiệt gây ra tình trạng khí huyết uất kết, tích tụ lại độc tố và phát sinh các triệu chứng lâm sàng trên da.

Ngoài ra, nguyên do có thể là cơ thể dị ứng với thực phẩm có tính "hàn", làm suy giảm chức năng gan thận, suy nhược thể trạng, tâm trạng căng thẳng và nhiễm giun sán.

Bài thuốc đông y tác động toàn diện đến căn nguyên gây bệnh và các biểu hiện lâm sàng của bệnh, giúp cải thiện các triệu chứng và điều hòa khí huyết, bồi bổ sức khỏe và giải phóng thấp nhiệt ứ trệ nên thường đem lại hiệu quả lâu dài.

Thường việc sử dụng thuốc đông y có tác dụng chậm hơn do việc tận dụng được tính tự nhiên của dược liệu nên cần kiên trì áp dụng trong khoảng thời gian dài thì mới có thể đạt được hiệu quả như mong đợi.

Hiệu quả của các bài thuốc đông y là khác nhau phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, mức độ của các triệu chứng và cơ địa của từng bệnh nhân. Vì vậy, trong một số trường hợp có thể không hoặc khó nhận thấy được sự cải thiện trên lâm sàng khi áp dụng.

2. Cách chăm sóc bệnh nhân viêm da cơ địa tại nhà

Đối với bệnh nhân mắc viêm da cơ địa, việc chăm sóc da hàng ngày là vô cùng cần thiết ngay cả khi không có tổn thương da.

- Khi người bệnh đang có tổn thương viêm, tắm giúp loại bỏ các vảy tiết, đặc biệt khi có bội nhiễm vi khuẩn. Vậy nên, vệ sinh da thường xuyên, duy trì làn da sạch sẽ, loại bỏ các tác nhân bên ngoài có thể khởi phát tình trạng viêm.

- Lựa chọn sữa tắm phù hợp, an toàn , lành tính cho viêm da cơ địa, có độ pH phù hợp và được sự tư vấn kĩ càng của bác sĩ trước khi dùng.

- Tắm nhanh (khoảng 5 phút) với nước ấm, không quá nóng được khuyến cáo ở bệnh nhân viêm da cơ địa.

- Dưỡng ẩm da được coi là phương pháp điều trị nền trong viêm da cơ địa. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc dưỡng ẩm da giúp hạn chế sự tái phát các tổn thương cũng như giảm việc sử dụng corticosteroid bôi ngoài da ở người bệnh viêm da cơ địa nhẹ đến trung bình.

Bệnh nhân bị viêm da cơ địa được khuyến cáo bôi dưỡng ẩm da toàn thân, khi da còn đang ẩm ngay sau khi tắm.

> Xem chi tiết Viêm da cơ địa: Cách điều trị

> Xem chi tiết Cách chọn kem dưỡng ẩm cho người bị viêm da cơ địa

> Xem chi tiết Thuốc corticoid tại chỗ trị viêm da cơ địa

3. Chế độ ăn kiêng có thể giúp điều trị bệnh viêm da cơ địa?

Vì viêm da cơ địa là một tình trạng viêm da nên tuân theo chế độ ăn uống chống viêm có thể giúp giảm các triệu chứng. Chế độ ăn kiêng này liên quan đến việc ăn ít thực phẩm có thể gây viêm trong cơ thể và tăng cường các thực phẩm giúp chống viêm.

Cần tránh bất kỳ thực phẩm nào dễ gây dị ứng như sữa bò, đậu nành, trứng, đậu phộng, hạt, động vật có vỏ…

> Xem thêm Bị viêm da cơ địa nên kiêng ăn gì?

> Xem thêm Chế độ ăn cho người bị viêm da cơ địa

4. Bệnh viêm da cơ địa có chữa khỏi không?

Bệnh viêm da cơ địa hiện chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Điều quan trọng cần lưu ý là việc chẩn đoán sớm và điều trị sớm sẽ mang lại nhiều lợi ích.

Bệnh viêm da cơ địa thường kéo dài dai dẳng. Bệnh nhân cần được điều trị trong một khoảng thời gian dài, thường nhiều tháng đến nhiều năm để được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẫn có thể tái phát sau đó.

5. Lưu ý với phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh khi mắc bệnh viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa cũng là bệnh ngoài da mà nhiều phụ nữ mang thai mắc phải. Nguyên nhân có thể là:

- Do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể khi mang thai.

- Hệ miễn dịch của người mẹ cũng bị suy giảm trong thời gian đầu mang thai, cộng với tình trạng ốm nghén.

- Trạng thái căng thẳng, lo lắng, mệt mỏi, chán ăn kéo dài trong giai đoạn ốm nghén, đặc biệt là những phụ nữ mang thai lần đầu, khiến cơ thể người mẹ thiếu dưỡng chất, giảm sức đề kháng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và làm tiến triển bệnh viêm da cơ địa, khiến các biểu hiện tái đi tái lại.

- Ngoài ra, có thể do tiếp xúc với các yếu tố làm khởi phát bệnh như: Xà phòng, sữa tắm hoặc một số hóa chất khác, dị ứng lông chó mèo, thức ăn, thời tiết thay đổi, môi trường sống bị ô nhiễm...

Vậy nên, phụ nữ mang thai cần:

Cần tránh các chất kích ứng da (xà phòng, chất sát trùng, hóa chất, khói thuốc lá, rượu bia..), nên sử dụng các loại xà phòng có pH trung tính. Sử dụng gạc ướt để đắp các tổn thương da nặng hoặc kéo dài giúp giảm ngứa, làm mềm da, ngăn ngừa gãi quá nhiều vào tổn thương và thúc đẩy quá trình liền sẹo. Ngoài ra, bơi lội có thể giúp ích nhiều cho việc điều trị viêm da cơ địa.

Loại trừ các nguyên nhân gây bệnh

Cần loại trừ các yếu tố dẫn đến tình trạng viêm da cơ địa: Tránh những thức ăn làm nặng bệnh, môi trường (giảm độ ẩm mốc trong nhà, vệ sinh nhà cửa).

Dùng thuốc trị viêm da cơ địa

Sử dụng kem dưỡng ẩm để làm mềm da, giảm ngứa ngáy, dày sừng, hạn chế da bong tróc. Tuy nhiên, cần được sự tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng.

Việc dùng thuốc điều trị viêm da cơ địa ở phụ nữ mang thai thường khó khăn hơn rất nhiều. Bởi việc dùng thuốc ở bà mẹ có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, cần hết sức thận trọng trước khi sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào cho phụ nữ mang thai để điều trị viêm da cơ địa.

> Xem thêm Thuốc trị viêm da cơ địa dành cho phụ nữ mang thai

Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh cần được điều trị bằng:

- Xác định và tránh các tác nhân gây kích thích da

- Tránh để da tiếp xúc với nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh

- Dưỡng ẩm da cho trẻ bằng dầu, kem dưỡng ẩm hoặc các dạng thuốc mỡ.

> Xem thêm Viêm da cơ địa ở trẻ em: Nguyên nhân, biểu hiện và cách chăm sóc

6. Chi phí khám chữa bệnh viêm da cơ địa

Nhiều người vẫn nghĩ chữa trị bệnh viêm da rất tốn kém nhưng thực tế mức chi phí chữa viêm da cao hay thấp còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố sau:

- Cơ sở y tế: công lập hay tư nhân.

- Mức độ bệnh: Chi phí sẽ cao dần tùy theo tình trạng bệnh nặng nhẹ. Nếu tình trạng bệnh viêm da ở giai đoạn nhẹ thì việc chữa trị đơn giản, dễ dàng và tiết kiệm được chi phí. Tuy nhiên nếu bệnh nặng việc điều trị phức tạp thì chi phí có thể cao hơn.

- Phương pháp chữa bệnh: Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị bệnh viêm da, vì vậy tùy thuộc vào phương pháp chữa bệnh mà có mức phí khác nhau.

- Chi phí phát sinh: Trong và sau quá trình điều trị bệnh viêm da, nếu người bệnh yêu cầu dịch vụ nào thêm thì mức phí sẽ cao hơn.

Người bệnh viêm da cơ địa nên thực hiện các nội dung khám sau đây:

- Khám chuyên khoa da liễu.

- Các xét nghiệm.

- Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi (bằng máy đếm laser).

- Định lượng IgE (Immunoglobuline E).

- Xét nghiệm Rida Allery Screen (60 dị nguyên).

- Vi nấm soi tươi (Phân, dịch, da, lông…)...

(Bài viết được tham khảo, tổng hợp thông tin và biên soạn lại từ Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh viêm da cơ địa theo Báo Sức Khỏe và Đời Sống; bạn có thể xem báo cáo tại đây).

Triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa

Triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa

Tài liệu Y học  - 
Triệu chứng chính là ngứa; tổn thương da từ ban đỏ mức độ nhẹ đến lichen hóa (dày da) mức độ nặng đến chứng đỏ da.
Người mắc viêm da cơ địa cần chú ý gì khi thời tiết nắng nóng

Người mắc viêm da cơ địa cần chú ý gì khi thời tiết nắng nóng

Tài liệu Y học  - 
Khi thời tiết nắng nóng, cơ thể dễ đổ mồ hôi kèm theo bụi bẩn trên da và bên ngoài tự nhiên, đây là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Người bị viêm da cơ địa rất dễ gặp tình trạng tái phát khi thời tiết nắng nóng.

Tin khác

Những điều cần biết về bệnh sởi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Những điều cần biết về bệnh sởi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan mạnh theo đường hô hấp, gây nên bởi vi rút thuộc họ Paramyxoviridae. Bệnh có thể diễn biến nặng khi có các biến chứng nguy hiểm. Đây là một trong những căn nguyên gây tỷ lệ tử vong cao ở các nước đang phát triển.

Tài liệu Y học  - 
Bệnh cúm mùa ở trẻ chữa thế nào, có nguy hiểm không?

Bệnh cúm mùa ở trẻ chữa thế nào, có nguy hiểm không?

Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh xảy ra hàng năm, thường lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi.

Tài liệu Y học  - 
Những điều cần biết về co giật do sốt ở trẻ em

Những điều cần biết về co giật do sốt ở trẻ em

Co giật thường xảy ra ở trẻ từ 6 tháng đến 60 tháng tuổi, các cơn co giật xuất hiện trong quá trình mắc một bệnh cấp tính có sốt, nhưng không phải do nhiễm trùng thần kinh hoặc có các cơn co giật không do sốt trước đó và các dấu hiệu bất thường hệ thần kinh.

Tài liệu Y học  - 
Những điều cần biết về bệnh lupus ban đỏ hệ thống ở trẻ em

Những điều cần biết về bệnh lupus ban đỏ hệ thống ở trẻ em

Lupus ban đỏ hệ thống là bệnh tự miễn mạn tính gây tổn thương đa cơ quan, đặc trưng bởi viêm hệ thống và sự có mặt của kháng thể tự miễn trong máu. Trong đó, tổn thương thận là yếu tố chính quyết định tiên lợng, tử vong.

Tài liệu Y học  - 
Những điều cần biết về vàng da ứ mật ở trẻ em

Những điều cần biết về vàng da ứ mật ở trẻ em

Vàng da ứ mật (VDUM) là một bệnh phức tạp biểu hiện bởi nồng độ bilirubin cao trong máu trẻ sơ sinh với tần suất xuất hiện là 1/2500 trẻ được sinh ra. Nhìn chung, biểu hiện vàng da sinh lý hầu hết ở dạng lành tính và trẻ sẽ hết vàng da sau 2 tuần đầu đời.

Tài liệu Y học  - 
Phương pháp điều trị hiệu quả khi trẻ bị tiêu chảy cấp

Phương pháp điều trị hiệu quả khi trẻ bị tiêu chảy cấp

Tiêu chảy cấp tính là tình trạng trẻ bị tiêu chảy kéo dài từ vài ngày đến khoảng một tuần. Nguyên tắc cơ bản trong điều trị tiêu chảy ở trẻ là bổ sung đủ nước, điện giải và dưỡng chất. Nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng, cần đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.

Tài liệu Y học  -