Loài người nặng gánh ung thư
Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu Ung thư (IARC) công bố gánh nặng ung thư toàn cầu năm 2012 (gọi là Globocan 2012): có 14,1 triệu ca ung thư mới, 8,2 triệu ca tử vong
Gánh nặng ung thư toàn cầu
Cơ quan Quốc tế Nghiên cứu Ung thư (IARC) công bố gánh nặng ung thư toàn cầu năm 2012 (gọi là Globocan 2012): có 14,1 triệu ca ung thư mới, 8,2 triệu ca tử vong.
Ung thư là sát thủ mạnh tay nhất so với các bệnh khác.
5 loại ung thư thường gặp (xuất độ / 100000)*
Nam | Nữ | Hai giới |
Phổi 34,2 | Vú 43,1 | Phổi 23,1 |
Tuyến tiền liệt 30,7 | Đại trực tràng 14,3 | Vú 43,1 |
Đại trực tràng 20,6 | Phổi 13,6 | Đại trực tràng 17,2 |
Dạ dày 17,4 | Cổ tử cung 14,0 | Tuyến tiền liệt 30,7 |
Gan 15,3 | Dạ dày 7,5 | Dạ dày 12,1 |
Ở đàn ông, 5 loại ung thư thường gặp là phổi, tuyến tiền liệt, đại-trực tràng, dạ dày và gan. Ở phụ nữ, 5 loại thường gặp là ung thư vú, đại - trực tràng, phối, cổ tử cung và dạ dày.
Ở cả hai giới, các loại ung thư thường gặp theo thứ tự là: phổi, vú, đại-trực tràng, tuyến tiền liệt, dạ dày, gan.
Ung thư phổi là loại thường gặp nhất (chiếm 13% tổng số), tử suất cũng chiếm vị trí đầu, tác hại của khói thuốc lá thật rõ, chủ yếu ở đàn ông. Ung thư vú đứng hàng thứ hai (11%) và là ung thư hàng đầu của phụ nữ, tỉ lệ cao ở các nước giàu, thấp ở các nước nghèo, rõ là có mối liên hệ ung thư vú và nếp sống phương Tây. Ung thư đại - trực tràng là loại thường gặp thứ ba (9,7%), chế độ ẩm thực khác nhau giải thích sự chênh lệch về nguy cơ. Ung thư tuyến tiền liệt (7,8%) thường gặp ở các nước phương Tây. Ung thư dạ dày (6,8%), hoành hành ở Đông Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc), các yếu tố nguy cơ gồm nhiễm vi khuẩn H. pylori, khói thuốc lá, chế độ dinh dưỡng gồm thức ăn mặn và thiếu rau trái. Ung thư gan (5,6%) là gánh nặng ở các nước đang phát triển, rất ác, gây tử vong hàng thứ ba toàn cầu, nguy cơ thật cao ở Đông Á (Trung Quốc), kể đến Đông Nam Á, Trung và Tây Phi, gắn chặt với đại dịch viêm gan B và C, nghiện rượu nặng và nhiễm độc tố Aflatôxin. Hơn 60% số ca ung thư mới hàng năm trên toàn cầu ghi nhận ở châu Phi, châu Á, vùng Trung và Nam Mỹ, 70% tổng số tử vong toàn cầu ghi nhận ở các vùng này.
Các ung thư gây tử vong cao gồm: phổi (19,4%), gan (9,1%), dạ dày (8,8%), đại-trực tràng (8,5%), vú (6,4%).
Khoảng 1/3 số tử vong ung thư là do khói thuốc lá. Thêm khoảng một phần ba số tử vong ung thư là do các nguy cơ trong nếp sống và dinh dưỡng (ăn không lành, tăng trọng và béo phì, thiếu vận động thân thể). Một số bệnh nhiễm (virút HBV, HCV, HPV, vi khuẩn H. pylori) gây khoảng 20% tử vong ung thư ở các nước đang phát triển.
Không phải trời kêu
Ở Ấn Độ, ung thư hốc miệng (môi, lưỡi, viêm mạc má...) chiếm 30% ung thư đều cả đàn ông lẫn đàn bà do thói quen ăn trầu, têm vôi, xỉa thuốc. Cầm lá trầu têm vôi gói một miếng cau, một cục thuốc lá, bỏ vào miệng nhai, thỉnh thoảng ngậm một bên khóe miệng. Ung thư hốc miệng cũng hoành hành ở Pakistan, Bangladesh, tới xa tận vùng đảo Fiji và Papua New Guinea, nơi tục ăn trầu thịnh hành.
Ở nước Úc, ung thư da cao nhất thế giới. Màu da sáng của người Úc (hậu duệ của người da trắng từ châu u) không chịu nổi nắng cháy vùng gần xích đạo. Ít nhất hai trong ba người bị ung thư da vào khoảng tuổi 70. Tia cực tím của nắng nhiệt đới gây tổn hại phân tử DNA, làm đột biến gen của tế bào da dẫn đến ung thư.
Ở Singapore, ung thư ruột già cao vọt từ 30 năm qua.
Người Hoa ở đây có nguy cơ cao hơn người Hoa ở Hồng Kông, Thượng Hải, xấp xỉ ở phương Tây (Anh, Úc và Mỹ).
Đây là thí dụ về sự gia tăng ung thư ruột ở các nước công nghiệp do nếp sống phương Tây: chế độ ăn thiếu rau trái tươi, các thức ăn chế biến nhiều chất béo, nhiều thịt đỏ, hút thuốc, ngồi một chỗ, ít vận động và béo phì do fastfood (thức ăn nhanh).
Tin khác
Cẩm nang chăm sóc bé: Dùng thuốc ở trẻ con
Người ta thường nghĩ rằng trị bệnh là phải dùng thuốc. Nhưng thuốc không phải là yếu tố quyết định số một trong việc chăm lo sức khoẻ cho trẻ con, mà còn có những nguyên tắc và yếu tố khác, nhiều khi quan trọng hơn.
Cẩm nang chăm sóc bé: Cách con ăn dặm
Ăn dặm không có nghĩa là dứt hẳn ngay sữa mẹ, mà vẫn cứ tiếp tục cho bú, làm sao cho khi thôi nôi mà mỗi ngày còn “bú tí mẹ” được khoảng nửa lít thì tốt, kể như cũng được hưởng khoảng 350 Calo trên tổng số 1.100 Calo nhu cầu năng lượng lúc 1 tuổi.
Cẩm nang chăm sóc bé: Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ
Sữa mẹ vô cùng cần thiết cho đứa con của bạn. Loài người cũng như các loài động vật có vú đều nuôi con từ trong bụng mẹ (máu huyết đưa thức ăn và dưỡng khí thông qua cuống nhau nuôi bào thai từng giây từng phút không lúc nào ngơi nghỉ) và sau khi sanh, liền cho bú ngay bằng sữa mẹ...Nhờ đó mà muôn loài đã sinh sôi phát triển và tổn tại hàng triệu năm qua.
Làm sao để mẹ nhiễm HIV sinh con an toàn và khỏe mạnh?
Tại Việt Nam, tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con hiện đã giảm xuống dưới 5%. Tuy nhiên, để đảm bảo trẻ không bị lây nhiễm, cần thực hiện một quá trình điều trị toàn diện, bắt đầu từ trước khi mang thai cho đến sau khi sinh. Vậy cần bao lâu để xác định chắc chắn rằng em bé không bị nhiễm HIV?
Những điều cần biết về bệnh sởi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan mạnh theo đường hô hấp, gây nên bởi vi rút thuộc họ Paramyxoviridae. Bệnh có thể diễn biến nặng khi có các biến chứng nguy hiểm. Đây là một trong những căn nguyên gây tỷ lệ tử vong cao ở các nước đang phát triển.
Bệnh cúm mùa ở trẻ chữa thế nào, có nguy hiểm không?
Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh xảy ra hàng năm, thường lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi.