Kiến thức về đau mắt đỏ: Triệu chứng, nguyên nhân, cách điều trị hiệu quả bạn nên biết
Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc. Đau mắt đỏ thường khởi phát đột ngột, lúc đầu ở một mắt, sau lan sang mắt còn lại. Đau mắt đỏ thường xuất hiện vào khoảng thời gian giao mùa từ hè sang thu hàng năm, rất dễ lây lan trong cộng đồng và gây thành dịch.
Đau mắt đỏ là gì?
Đau mắt đỏ (Pink Eye-Conjunctivitis) là tình trạng lớp màng trong suốt trên bề mặt nhãn cầu và kết mạc mi bị viêm nhiễm thường do vi khuẩn hoặc virus gây ra, hoặc do phản ứng dị ứng với các tác nhân môi trường, với triệu chứng đặc trưng là đỏ mắt. Thông thường, bệnh đau mắt đỏ sẽ khỏi hoàn toàn trong vòng 1 đến 2 tuần không để lại di chứng, tuy nhiên trong một vài trường hợp nếu không được chắm sóc đúng cách sẽ để lại những di chứng nặng nề thậm chí là mất hoặc giảm thị lực.
> Đọc thêm các Tài liệu Y học hữu ích cho bạn.
Triệu chứng của đau mắt đỏ
Người bị đau mắt đỏ thường có những biểu hiện như sau:- Mắt đau rầm rộ, cộm, cảm giác như cát trong mắt.- Chảy nước mắt và có nhiều gỉ mắt, thậm chí sau khi ngủ dậy gỉ làm dính chặt mi mắt.- Mi mắt sưng nhẹ, hơi đau, kết mạc sưng phù, đỏ. Bệnh thường bắt đầu từ một mắt, sau vài ngày đến mắt thứ hai…- Kèm theo có thể ho, sốt nhẹ , nổi hạch trước tai (hay gặp ở trẻ em).- Trong những truờng hợp nặng có thể gây tổn thương giác mạc (tròng đen), khi đó thị lực có thể giảm.
Nguyên nhân đau mắt đỏ
- Nhiễm khuẩn: một số vi khuẩn phổ biến gây viêm kết mạc, bao gồm: Staphylococcus aureus, Haemophilus influenzae, Streptococcus pneumonia and Pseudomonas aeruginosa.
- Nhiễm virus: Virus là nguyên nhân phổ biến gây đau mắt đỏ. Hầu hết bệnh do adenovirus gây ra. Ngoài ra, bệnh do một số virus khác gây ra chẳng hạn như các loại virus Corona, simplex virus và varicella-zoster virus.
- Dị ứng: Điều này xảy ra do nấm mốc, phấn hoa hoặc các chất khác khiến người bệnh dị ứng. Lúc này, cơ thể tạo ra kháng thể immunoglobulin E kích hoạt các tế bào đặc biệt trong màng nhầy của mắt và đường thở giải phóng các chất gây viêm, bao gồm histamine. Khi cơ thể giải phóng histamine sẽ xuất hiện một số triệu chứng dị ứng như đau mắt đỏ.
- Hóa chất bắn vào mắt: Bệnh có thể do dầu gội, mỹ phẩm, khói hoặc chất clo trong hồ bơi tác động hoặc bắn vào mắt và gây đỏ. Hơn nữa, việc vệ sinh mắt để rửa sạch hoạt chất có thể khiến mắt đỏ và kích ứng.
- Dị vật trong mắt: Trong sinh hoạt hàng ngày đôi khi người bệnh viêm kết mạc do bụi bẩn vướng trong mắt gây ra.
- Dùng kính áp tròng: Đây có thể là nguồn lây bệnh vì tiếp xúc trực tiếp với mắt. Nếu bạn không vệ sinh kính áp tròng đúng cách, nguyên nhân gây đau mắt đỏ có thể lây nhiễm với mắt của mình. Với người bệnh đau mắt đỏ, đeo kính áp tròng thường xuyên sẽ khiến tình trạng nhiễm trùng ở mắt trở nên trầm trọng hơn, thậm chí có thể gây hỏng mắt.
- Tiếp xúc với người đang bị đau mắt đỏ khác: Tay bạn có thể ẩn chứa các tác nhân gây đau mắt đỏ. Vì vậy, bạn hãy rửa tay sạch sẽ và tuyệt đối không được chạm vào mắt nếu chưa vệ sinh tay
Đau mắt đỏ lây bằng con đường nào?
* Lây gián tiếp qua vật dụng sinh hoạt:
- Dùng khăn hoặc chậu rửa mặt chung.
- Dùng tay dụi mắt sau đó dùng chung đồ vật với người khác (hay gặp trong gia đình hoặc các nhà trẻ mẫu giáo).
- Lây qua môi trường bể bơi, không khí.
- Lây qua vật trung gian là ruồi/ nhặng.
* Lây trực tiếp qua đường nước bọt, đường hô hấp.
Phòng bệnh đau mắt đỏ như thế nào?
* Khi không có dịch đau mắt đỏ:
- Luôn đảm bảo vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch.
- Dùng riêng khăn, gối, chậu rửa mặt.
- Giặt sạch khăn mặt bằng xà phòng và nước sạch, phơi khăn ngoài nắng hàng ngày.
- Không dùng tay dụi mắt.
* Khi đang có dịch đau mắt đỏ:
Ngoài việc luôn thực hiện các biện pháp trên, cần lưu ý:
- Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
- Rửa mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý (nước muối 0,9%), ngày ít nhất 3 lần vào các buổi sáng, trưa, tối.
- Không dùng chung thuốc nhỏ mắt, không dùng chung đồ đạc với người đau mắt.- Hạn chế tiếp xúc với người bị đau mắt.
- Hạn chế đến những nơi đông người, đặc biệt tránh sử dụng các nguồn nước bị ô nhiễm, hạn chế đi bơi.
Xử trí khi có người bị bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ:
- Lau rửa ghèn, gỉ mắt ít nhất 2 lần một ngày bằng khăn giấy ẩm hoặc bông, lau xong vứt bỏ khăn, không sử dụng lại.
- Tránh khói bụi, đeo kính mát cho mắt.
- Những trẻ em bị bệnh nên nghỉ học, không đưa trẻ đến trường hoặc những nơi đông người trong thời gian bị bệnh.
- Khi trẻ bị đau mắt, thông thường sẽ bị một bên mắt trước, người nhà cần chăm sóc trẻ thật cẩn thận để tránh nhiễm bệnh cho mắt còn lại. Cho trẻ nằm nghiêng một bên, nhỏ mắt rồi dùng gạc y tế lau ngay ghèn, gỉ và nước mắt chảy ra (làm tương tự đối với người lớn).
- Trước và sau khi vệ sinh mắt, nhỏ mắt, cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
- Người bệnh cần được nghỉ ngơi, cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc. Không tự ý mua thuốc nhỏ mắt. Không dùng chung thuốc nhỏ mắt của người khác.
- Không đắp các loại lá vào mắt như lá trầu, lá dâu…
- Nếu bệnh không thuyên giảm sau vài ngày, phải đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị.
Xử trí khi có người bị bệnh hoặc nghi bị bệnh đau mắt đỏ:
- Lau rửa ghèn, gỉ mắt ít nhất 2 lần một ngày bằng khăn giấy ẩm hoặc bông, lau xong vứt bỏ khăn, không sử dụng lại.
- Tránh khói bụi, đeo kính mát cho mắt.
- Những trẻ em bị bệnh nên nghỉ học, không đưa trẻ đến trường hoặc những nơi đông người trong thời gian bị bệnh.
- Khi trẻ bị đau mắt, thông thường sẽ bị một bên mắt trước, người nhà cần chăm sóc trẻ thật cẩn thận để tránh nhiễm bệnh cho mắt còn lại; cho trẻ nằm nghiêng một bên, nhỏ mắt rồi dùng gạc y tế lau ngay ghèn, gỉ và nước mắt chảy ra (làm tương tự đối với người lớn).
- Trước và sau khi vệ sinh mắt, nhỏ mắt, cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
- Người bệnh cần được nghỉ ngơi, cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc. Không tự ý mua thuốc nhỏ mắt. Không dùng chung thuốc nhỏ mắt của người khác.
- Không đắp các loại lá vào mắt như lá trầu, lá dâu…
- Nếu đau mắt đỏ không thuyên giảm sau vài ngày, bạn phải đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị.
(Tác giả bài viết là Điều dưỡng Lê Thị Vân Anh - hiện đang công tác tại Khoa Nhi A9, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Hà Nội; nguồn bài viết tại đây).
Tin khác
Những điều cần biết về bệnh sởi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan mạnh theo đường hô hấp, gây nên bởi vi rút thuộc họ Paramyxoviridae. Bệnh có thể diễn biến nặng khi có các biến chứng nguy hiểm. Đây là một trong những căn nguyên gây tỷ lệ tử vong cao ở các nước đang phát triển.
Bệnh cúm mùa ở trẻ chữa thế nào, có nguy hiểm không?
Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh xảy ra hàng năm, thường lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi.
Những điều cần biết về co giật do sốt ở trẻ em
Co giật thường xảy ra ở trẻ từ 6 tháng đến 60 tháng tuổi, các cơn co giật xuất hiện trong quá trình mắc một bệnh cấp tính có sốt, nhưng không phải do nhiễm trùng thần kinh hoặc có các cơn co giật không do sốt trước đó và các dấu hiệu bất thường hệ thần kinh.
Những điều cần biết về bệnh lupus ban đỏ hệ thống ở trẻ em
Lupus ban đỏ hệ thống là bệnh tự miễn mạn tính gây tổn thương đa cơ quan, đặc trưng bởi viêm hệ thống và sự có mặt của kháng thể tự miễn trong máu. Trong đó, tổn thương thận là yếu tố chính quyết định tiên lợng, tử vong.
Những điều cần biết về vàng da ứ mật ở trẻ em
Vàng da ứ mật (VDUM) là một bệnh phức tạp biểu hiện bởi nồng độ bilirubin cao trong máu trẻ sơ sinh với tần suất xuất hiện là 1/2500 trẻ được sinh ra. Nhìn chung, biểu hiện vàng da sinh lý hầu hết ở dạng lành tính và trẻ sẽ hết vàng da sau 2 tuần đầu đời.
Phương pháp điều trị hiệu quả khi trẻ bị tiêu chảy cấp
Tiêu chảy cấp tính là tình trạng trẻ bị tiêu chảy kéo dài từ vài ngày đến khoảng một tuần. Nguyên tắc cơ bản trong điều trị tiêu chảy ở trẻ là bổ sung đủ nước, điện giải và dưỡng chất. Nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng, cần đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.