Thông tin Y khoa: Bệnh thiếu máu (Tên Tiếng Anh: Anaemia)

Tình trạng trong đồ nồng độ của sắc tố mang oxy haemoglobin trong máu thấp dưới mức bình thường. Các phân tử haemoglobin nằm trong hồng cầu và chuyển oxy từ phổi đến các mô.

Trong các tình huống bình thường, hàm lượng haemoglobin được duy trì bằng tỉ lệ cân bằng chính xác giữa việc các hồng cầu được sản sinh ở tủy xương và các hồng cầu bị tiêu diệt ở lách. Bệnh thiếu máu xảy ra nếu sự cân bằng này bị phá vỡ.

Loại phổ biến nhất của bệnh thiếu máu trên thế giới là thiếu máu thiếu sắt, sắt là một thành phần quan trọng của haemoglobin. Tuy nhiên, còn có nhiều nguyên nhân khác gây ra bệnh này, bản thân chúng không phải là một bệnh nhưng là đặc điểm của nhiều rồi loạn khác.

Các loại và nguyên nhân

Các hồng cầu được tạo thành ở tủy xương trong thời gian khoảng năm ngày từ những tế bào ít chuyên hóa hơn gọi là các tế bào gốc. Trong khoảng thời gian này, các tế bào thay đổi hình dạng của chúng và tích luỹ haemoglobin. Các hồng cầu được giải phóng từ tủy xương vào máu được gọi là hồng cầu lưới. Trong khoảng vài ngày, hồng cầu lưới trở thành các hồng cầu trưởng thành. Hồng cầu trưởng thành lưu chuyển trong tuần hoàn khoảng 120 ngày; chúng già đi và cuối cùng nằm lại ở các mạch máu nhỏ (chủ yếu là ở lách) và bị tiêu diệt.

Một số thành phần của tế bào hồng cầu, bao gồm sắt được tái sử dụng cho các hồng cầu mới.

Nhiều loại thiếu máu có thể xếp thành nhóm có nguyên nhân do sự tăng hoặc giảm sản sinh hồng cầu ở tủy xương và nhóm có nguyên nhân giảm khả năng sống sót của các hồng cầu trong máu.

Triệu chứng

Các triệu chứng thường thấy của tất cả các loại bệnh thiếu máu do giảm khả năng chuyên chở oxy của máu.

Mức độ trầm trọng của bệnh phụ thuộc vào hàm lượng haemoglobin trong máu thấp bao nhiêu. Bình thường, hàm lượng haemoglobin nằm trong khoảng 135 đến 180 gam/lít đối với nam giới và 115 đến 160 gam/lít đối với nữ giới. Hàm lượng dưới 100 gam/lít có thể gây đau đầu, mệt mỏi và ngủ lịm. Hàm lượng dưới 80 gam/lít có thể gây khó thở khi gắng sức, chóng mặt do oxy được đưa đến não ít, cơn đau thắt ngực do giảm lượng oxy cung cấp cho các cơ tim và đánh trống ngực do tim phải làm việc nhiều hơn để bù đắp. Những dấu hiệu chung bao gồm xanh xao, đặc thù đối với da, niêm mạc miệng, phía trong mí mắt, mặc dù đây không phải là dấu hiệu chắc chắn về độ nặng nhẹ của thiếu máu.

Các triệu chứng cũng phụ thuộc vào tốc độ phát triển của bệnh thiếu máu.

Thiếu máu từ từ được dung nạp cho tới khi nặng; còn thiếu máu đột ngột gây các triệu chứng rõ hơn.

Cũng có thể có những biểu hiện khác đối với từng loại thiếu máu riêng biệt. Ví dụ, xảy ra hoàng đảm ở một mức độ nào đấy đối với thiếu máu tan huyết, vì tốc độ phá hủy hồng cầu cao dẫn đến tăng hàm lượng bilirubin trong máu (được sản sinh bởi quá trình phân hủy haemoglobin ở các hồng cầu).

Chẩn đoán

Bệnh thiếu máu được chẩn đoán từ các triệu chứng của bệnh nhân và đo hàm lượng haemoglobin trong máu. Để đưa ra loại bệnh và nguyên nhân gây bệnh, đầu tiên một mẫu máu được kiểm tra dưới kính hiển vi, đếm số lượng các tế bào máu khác nhau và quan sát hình dạng của chúng. Tì lệ hồng cầu thấp, nguyên nhân là giảm sản sinh hồng cầu, tỉ lệ hồng cầu lưới cao, hồng cầu bị tiêu diệt với tốc độ lớn. Kích thước của hồng cầu, dù nhỏ, bình thường hay lớn cho những đầu mối mới. Đối với một số loại đặc trưng, ví dụ thiếu máu hồng cầu hình liềm, một số hồng cầu có hình dạng bất thường.

Những thử nghiệm thăm dò khác có thể trợ giúp cho việc chẩn đoán bao gồm kiểm tra các tế bào ở tủy xương bằng sinh thiết tủy xương và đo hàm lượng các chất như acid folic, bilirubin, và vitamin B2 trong máu. Đôi khi có những thử nghiệm thăm dò thêm để xác định chính xác nguyên nhân.

Điều trị hướng tới việc hiệu chỉnh, giảm bớt cơ chế hoặc quá trình dẫn đến việc sản sinh các hồng cầu khiếm khuyết hoặc làm giảm khả năng sống của hồng cầu. Thiếu máu kết hợp với bệnh mạn tính hoặc suy thận cần phải điều trị lâu dài bằng hormon erythropoietin. Thiếu máu do rối loạn di truyền như bệnh thiếu máu vùng Địa Trung Hải có thể điều trị thành công bằng cấy tủy xương.

Tài liệu và thông tin trong bài viết này được trích dẫn từ cuốn Từ điển Bách khoa Y học Anh Việt A-Z mà tác giả là một nhóm nhà khoa học do Giáo sư Ngô Gia Hy làm chủ biên.

Tin khác

Thông tin Y khoa: Rối loạn mang (Tên Tiếng Anh:Branchial disorders )

Thông tin Y khoa: Rối loạn mang (Tên Tiếng Anh:Branchial disorders )

Một nhóm các rối loạn do sự phát triển bất thường của cung mang ở phôi.

Nội nội tổng hợp  - 
Thông tin Y khoa: Khối u bàng quang (Tên Tiếng Anh: Bladder tumours)

Thông tin Y khoa: Khối u bàng quang (Tên Tiếng Anh: Bladder tumours)

Khối u phát triển từ niêm mạc bàng quang.

Nội nội tổng hợp  - 
Thông tin Y khoa: Rối loạn chảy máu (Tên Tiếng Anh: Bleeding disorders)

Thông tin Y khoa: Rối loạn chảy máu (Tên Tiếng Anh: Bleeding disorders)

Một nhóm các tình trạng có đặc điểm chảy máu mà không có chấn thương hoặc chảy máu nhiều, kéo dài bất thường sau chấn thương.

Nội nội tổng hợp  - 
Thông tin Y khoa: Nhiễm độc máu (Tên Tiếng Anh: Blood poisoning)

Thông tin Y khoa: Nhiễm độc máu (Tên Tiếng Anh: Blood poisoning)

Tên thường dùng của nhiễm khuẩn huyết cùng với nhiễm độc máu.

Nội nội tổng hợp  - 
Thông tin Y khoa: Tắc ống mật (Tên Tiếng Anh: Bile duct obstruction)

Thông tin Y khoa: Tắc ống mật (Tên Tiếng Anh: Bile duct obstruction)

Sự tắc nghẽn hoặc co thắt bất cứ ống nào mang mật đi từ gan đến túi mật và sau đó đến tá tràng.

Nội nội tổng hợp  - 
Thông tin Y khoa: Tịt ống mật (Tên Tiếng Anh: Biliary atresia)

Thông tin Y khoa: Tịt ống mật (Tên Tiếng Anh: Biliary atresia)

Một rối loạn hiếm thấy, có từ khi sinh, trong đó các ống mật, phía trong hoặc phía ngoài gan, không có khả năng phát triển bình thường hoặc đã phát triển bất thường. Kết quả là mật không thể chảy qua ống đến tá tràng và bị mắc lại trong gan. Trừ khi được điều trị, có thế bị xơ gan mật thứ phát.

Nội nội tổng hợp  -