BS. Đỗ Hồng Ngọc - BS. Hồ Diễm Châu |  20/11/2024

Cẩm nang chăm sóc bé: Dùng thuốc ở trẻ con

Người ta thường nghĩ rằng trị bệnh là phải dùng thuốc. Nhưng thuốc không phải là yếu tố quyết định số một trong việc chăm lo sức khoẻ cho trẻ con, mà còn có những nguyên tắc và yếu tố khác, nhiều khi quan trọng hơn.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Trong 3 tháng dầu đời, những yếu tố miễn dịch mẹ truyền sang con qua nhau thai và qua sữa mẹ đang còn hiệu lực. Nếu mẹ và con giữ đúng những nguyên tắc vệ sinh thường thức và hạn chế được những sự thăm hỏi, tiếp xúc không cần thiết với người lạ thì bé sẽ không hoặc rất ít khi bị bệnh. Từ tháng thứ tư trở đi, yếu tố miễn dịch từ sữa mẹ giảm nhiều, lượng sữa mẹ cũng còn nhiều nhưng không đáp ứng đủ cho nhu cầu phát triển của em bé nên việc cho ăn dặm cân bằng dưỡng chất vô cùng cần thiết. Đó là lý do nói "Đối với trẻ con, bếp ăn quan trọng hơn tủ thuốc" mà bạn đã thấy trong các bài trước.

Tiêm chủng ngừa các bệnh thường gặp, là yếu tố phòng bệnh chắc chắn, không dược bỏ sót.

Ngoài ra, phòng tránh các trường hợp ngộ độc, tai nạn, phỏng, cháy...luôn luôn phải chú ý.

> Cẩm nang chăm sóc bé: Sự phát triển trí tuệ và thể chất trẻ con

Phát hiện bệnh sớm

Cha mẹ cần nắm được liều lượng, cách thức và thời điểm cho trẻ sử dụng thuốc

Từ 6 tháng tuổi trở di, bé biết trườn, biết bò, biết đi... sẽ tiếp xúc với môi trường, tiếp xúc với những món ăn lạ nhiều dẫn nên rất dễ mắc bệnh nhiễm, cũng như suy dinh dưỡng. Trong giai đoạn này, bé phát triển rất nhanh về thể chất cũng như về tinh thần, nên ít nhiều làm mất quân bình khiến cơ thể suy yếu dễ bị nhiễm bệnh.

Bé chưa biết nói, chưa biết than phiền và biểu hiện bệnh tật ở trẻ con cũng không giống như ở người lớn. Diễn tiến bệnh ở trẻ con thường rất nhanh, cần được chữa kịp thời. Do đó việc theo dõi, chăm sóc ân cần và vui vẻ với bé rất cần thiết, vừa để bé khỏi bị khủng hoảng tinh thần (stress) vì cô đơn, sợ hãi, vừa để quan sát, ghi nhận kịp thời những triệu chứng báo hiệu bệnh tật ở bé.

Cơ thể trẻ con còn non yếu, nhiều chức năng như gan, hệ thần kinh chưa hoàn chỉnh, tỉ lệ diện tích da/thể trọng, rất lớn, so với người lớn. Do đó, bé chợt nóng, chợt lạnh; sáng chơi đùa, chiều đã li bì mê man; mới cười cợt đó đã khó thở, khò khè, tay chân lạnh ngắt...

Cần căn cứ vào thẫn sắc, thái độ của bé để suy đoán bé có bệnh hay không: Khi bé bỏ bú, bỏ ăn, bỏ chơi, xanh xao, lừ đừ, sụt cân hoặc không tăng cân theo đổ biểu tăng trưởng, hoặc trở nên cáu gắt, cằn nhằn, khóc la...là phải nghĩ tới bé đang bệnh. Ngoài ra còn phải xem xét các nơi kín của trẻ con như tai, mắt, mũi, họng. .. có gì thay đổi không, có bị vật gì do bé nhét vào không, những thay đổi trong tuần, cách ăn uống, món ăn trong ngày hay vài ngày lúc bé bị bệnh để báo cho bác sĩ khi khám bệnh.

Những biểu hiện sau đây cần đưa bé đi bác sĩ khám chứ không nên tự ý cho uống thuốc:

- Sốt nóng nhiều, muốn làm kinh (co giật).

- Lạnh tay chân.

- Khò khè khó thở.

- Ói mửa, tiêu chảy cấp.

- Nổi mẩn đỏ, vết bầm ở da.

- Da tím tái hoặc trắng bạch.

- Bú yếu, bỏ bú.

- Co giật làm kinh.

- Thịt nhão hoặc cứng đờ.

- Thóp (mỏ ác) phồng.

- Khóc thét, dỗ không nín.

- Thở gấp (trên 60 lần/phút).

- Ngực lõm vào khi bé hít vô.

- Vỗ tay không giật mình hặc chỉ giật một bên…

Thuốc và liều lượng cho trẻ con

“Trẻ con không phải là người lớn thu nhỏ lại”. Do đó không nên tự ý cho trẻ con dùng thuốc theo cách của người lớn, thuốc của người lớn. Khi thầy thuốc cho đơn, đã cân nhắc tính toán, phối hợp dể thuốc có tác dụng tốt nhất. Liều lượng rất quan trọng, không được tự ý thay thuốc, đổi liều lượng…có thể làm giảm tác dụng hoặc gây ngộ độc vì quá liểu. Cần xem lại thuốc ghi trong dơn và thuốc mua đã đúng chưa, mỗi thứ thuốc phải được để trong một lọ, gói với toa nhãn đẫy đủ hoặc có ghi tên thuốc rõ ràng, mỗi khi cho trẻ dùng thuốc cũng phải xem lại dơn thuốc, đọc kỹ hướng dẫn cách sử dụng dể tránh nhẩm lẫn, đúng liều lượng và thời gian dùng thuốc…

> Cẩm nang chăm sóc bé: Cách con ăn dặm

Cách cho bé dùng thuốc

Đối với trẻ con, chỉ trong truờng hop cần thiết lắm bác sī mới cho dùng thuốc tiêm. Đối với thuốc uống, chỉ khi không có dạng thuốc giọt, sirô, dung dịch, thuốc dạng bột thơm phân liều sẵn tùng gói (với các chỉ dẫn liều lượng và cách dùng rõ ràng) thì mới dùng dạng thuốc viên.

Đối với thuốc viên, cho thuốc vào ly sạch, thêm 1 - 2 muỗng (thìa) cà phê nước chín, chờ vài phút cho thuốc thấm nước mềm ra rồi dùng muống sạch nghiền nát, thêm chút mật ong, đường cho bé uống, rồi cho bé uống thêm một ít nước chín.

Đối với bé từ 1 tuổi trở lên, lúc bình thường có thể dùng các loại thuốc bổ để tập cho bé uống thuốc một cách tự nhiên thì khi trẻ bệnh rất dễ cho dùng thuốc. Bản tính của trẻ con là ưa bắt chước người lớn. Lúc thường, ta làm bộ uống thuốc ấy, bé sẽ đòi và ta cho uống không có gì khó khăn. Trẻ con tuy còn nhỏ cũng rất nhạy cảm, có thể nhận biết thái độ của người lớn. Do đó lúc trẻ bệnh, ta chăm sóc bé nhưng nên giữ bình tĩnh, tự nhiên như ngày thường, để bé khỏi bị khủng hoảng tỉnh thần.

Dạng thuốc đạn (suppositoire, sup-pository) rất dễ dùng cho trẻ con. Thuốc đạn cũng có nhiều cỡ (liều) khác nhau, phải đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng. Nếu để thuốc trong tủ lạnh cho cứng thì để ngoài ngăn đá để tránh thuốc quá cứng gây trầy hậu môn. Cho đầu nhọn viên thuốc vào hậu môn rồi đẩy nhẹ cho viên đạn vào hẳn bên trong.

Ngoài liều lượng, thời gian giữa hai lần dùng thuốc và tổng số liều, số lần trong 24 giờ rất quan trọng, phải theo đúng chỉ dẫn trong toa nhãn hoặc của thấy thuốc. Khi đưa bé đi khám bệnh, bác sĩ luôn hỏi, người nhà phải biết để trả lời là bé đã dùng thuốc gì và dùng trong bao lâu rồi để bác sĩ cho thuốc không trùng lặp.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng.

Trẻ bệnh, dùng thuốc là lẽ đương nhiên. Nhưng trong quá trình bị bệnh, trẻ con cần được bù đắp năng lượng cũng như dưỡng chất: chất đạm, chất béo và sinh tố, khoáng chất kể cả nước uống nhiều hơn bình thường. Thế nhưng khi bệnh, bé sẽ biếng ăn hoặc ăn không được nhiều; đôi khi, lại bị bắt kiêng ăn sai lầm nữa.

Khi bé bị sốt nóng hoặc tiêu chảy thì cơ thể bị mất nước và chất điện giải rất nhanh. Cần cho bé tiếp tục bú sữa mẹ nếu bé còn bú. Đối với trẻ lớn hơn, sữa bò, sữa chua, nước cam, chanh có thêm tí muối ăn (nửa muống cà phê gạt bằng/lít) hoặc dịch uống Oresol (1 gói/1 lít nước chín cho uống liên tục).

Tóm lại, ngoài việc dùng thuốc, cần lưu ý cho bé ăn uống đúng cách để tăng sức đề kháng cho bé.

(Nguồn tài liệu: “Cẩm nang chăm sóc Bà mẹ và Em bé” do Bác sĩ Nguyễn Lân Đính, nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em dịch và chú giải, Giáo sư Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng (nguyên giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM) hiệu đính và viết lời giới thiệu.)

Tin khác

Viêm màng bồ đào cấp tính ở trẻ em - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm màng bồ đào cấp tính ở trẻ em - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm màng bồ đào cấp tính ở trẻ em là tình trạng viêm cấp của màng bồ đào (MBĐ), có thể xảy ra ở MBĐ trước, MBĐ trung gian, MBĐ sau hoặc toàn bộ MBĐ.

Tài liệu Y học  - 
Viêm loét giác mạc do amip (acanthamoeba): Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Viêm loét giác mạc do amip (acanthamoeba): Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Loét giác mạc do acanthamoeba là hiện tượng mất tổ chức giác mạc do hoại tử gây ra bởi một quá trình viêm trên giác mạc do acanthamoeba.

Tài liệu Y học  - 
Viêm kết mạc dị ứng cấp tính - Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm kết mạc dị ứng cấp tính - Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm kết mạc dị ứng cấp tính là hình thái dị ứng nhanh của viêm kết mạc dị ứng khi bệnh nhân tiếp xúc với dị nguyên.

Tài liệu Y học  - 
Kiến thức về bệnh sốt rét ở trẻ em

Kiến thức về bệnh sốt rét ở trẻ em

Sốt rét là bệnh truyền nhiễm do kí sinh trùng Plasmodium gây nên, lây truyền theo đường máu. Bệnh lưu hành địa phương và có thể gây thành dịch. Bệnh truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi Anopheles.

Tài liệu Y học  - 
Trẻ em ăn chay được không?

Trẻ em ăn chay được không?

Ăn chay có thể giúp phòng ngừa nhiều bệnh tật như bệnh tim mạch, chuyển hóa, tiêu hoá, ung thư, ... Với nhiều lợi ích sức khỏe, hiện nay khuynh hướng ăn chay đang ngày càng phổ biến cho mọi độ tuổi từ già đến trẻ, nhiều gia đình chuyển hẳn sang chế độ ăn chay trường và thậm chí cho trẻ em ăn từ bé.

Tài liệu Y học  - 
Cẩm nang chăm sóc bé: Ho và cảm cúm (phần 2)

Cẩm nang chăm sóc bé: Ho và cảm cúm (phần 2)

Cảm cúm ở trẻ em là bệnh lý phổ biến nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Đáng chú ý, các triệu chứng của cảm cúm dễ nhầm lẫn với cảm lạnh, khiến nhiều bậc phụ huynh chủ quan trong việc chăm sóc trẻ.

Tài liệu Y học  -