Nguồn: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Phước | 03/07/2024

Những loại thuốc trị viêm da cơ địa tốt nhất

Hiện nay, thuốc trị viêm da cơ địa phổ biến trên thị trường được chiết xuất dưới dạng thuốc bôi và thuốc uống. Công dụng chính của các loại thuốc này là giúp làm giảm nhanh các triệu chứng ngoài da như ngứa ngáy, mẩn đỏ, khô rát,… ngăn ngừa tình trạng viêm, nhiễm trùng và giúp phục hồi tổn thương da tốt hơn. Dưới đây là gợi ý top 10 loại thuốc trị viêm da cơ địa an toàn và hiệu quả bạn có thể tham khảo.

Viêm da cơ địa là bệnh dễ tái phát vì thế cần điều trị lâu dài mới có hiệu quả. Thông thường, việc điều trị bệnh cần kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

Dưới đây là những thuốc trị viêm da cơ địa tốt nhất được dùng trong đường uống và bôi ngoài da giúp cải thiện các triệu chứng bệnh hiệu quả.

Thuốc đặc trị viêm da cơ địa Medrol

Thuốc đặc trị viêm da cơ địa Medrol dạng uống

Medrol là thuốc có tác dụng giảm kích ứng, giảm sưng viêm. Ngoài ra, nó còn có tác dụng giải quyết tình trạng hoạt động kém của tuyến thượng thận.

Theo thông tin từ nhà sản xuất, Medrol thường được sử dụng cho các trường hợp như viêm da cơ địa, vảy nến nặng, dị ứng, lipus ban đỏ, da bị rối loạn, hen suyễn,…

Thành phần:

Mỗi viên nén MEDROL gồm các loại khác nhau như: 2mg, 4mg, 8mg, 16mg, 32mg methylprednisolone với các thành phần:

- Loại 2mg: Canxi Stearate, tinh bột ngô, Erythrosine Natri, Lactose, dầu khoáng, Sorbic Acid, Sucrose.

- Loại 4mg và 16mg: Canxi Stearate, tinh bột ngô, Lactose, dầu khoáng, Sorbic Acid, Sucrose.

- Loại 8mg và 32mg: Canxi Stearate, tinh bột Corn, FD & C màu, dầu khoáng, Lactose Sorbic, Acid Sucrose.

Liều dùng: Dùng thuốc viêm da cơ địa này phải tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Chống chỉ định: Tuy nhiên, thuốc không được dùng cho những đối tượng người bệnh bị huyết áp cao, bệnh về tim mạch, gan, người bị động kinh hoặc nhiễm HIV.

Đây có thể coi là thuốc điều trị mãn tính, dùng có tác dụng nhanh nên có thể sẽ gây ra một số tác dụng phụ. Vì thế, trong quá trình sử dụng nếu gặp bất cứ phản ứng bất thường nào, người bệnh cần nhanh chóng đến bệnh viện để được bác sĩ xử lí.

Giá:

- Loại 16mg: 120.000đ/ hộp 3 vỉ x 10 viên

- Loại 4mg: 39.000đ/ hộp 3 vỉ x 10 viên

Thuốc uống trị viêm da cơ địa Metasone

Metasone có thành phần chiết xuất từ hoạt chất Betamethasone giúp giảm nhanh các triệu chứng viêm nhiễm, mẩn đỏ trên da. Ngoài ra, thuốc này còn được dùng khi bị dị ứng, viêm mũi dị ứng,…

Chống chỉ định: Người bệnh chú ý, loại thuốc này không dùng cho những đối tượng nhiễm khuẩn, mẫn cảm với thành phần của thuốc.

Ngoài ra, trong quá trình sử dụng có thể gặp phải một số tác dụng phụ: ức chế hoạt động miễn dịch, nổi mề đay, rối loạn kinh nguyệt.

Vì thế, bạn cần tuyệt đối tuân theo sự chỉ định của bác sĩ.

Thành phần:

- Betamethason: 0.5mg.

- Tá dược vừa đủ 1 viên.

Liều dùng: 1.5 – 5mg/ ngày trong 1 – 3 tuần đầu tiên. Tuy nhiên, tùy theo từng mức độ bệnh mà bác sĩ kê đơn thuốc với liều lượng khác nhau.

Giá: 60.000đ/ hộp 10 vỉ x 10 viên.

Thuốc uống điều trị viêm da cơ địa Desloratadin

Desloratadin là thuốc trị viêm da cơ địa đặc trị, chuyên dùng cho những người mắc bệnh về da, đặc biệt là chứng viêm da cơ địa. Tùy vào từng cơ địa cũng như mức độ bệnh của mỗi người mà bác sĩ kê đơn thuốc sao cho phù hợp.

Thuốc điều trị viêm da cơ địa dạng uống thường sử dụng cho những người bệnh cấp tính, có tác dụng nhanh.

Chống chỉ định: Sản phẩm không dùng cho những người bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Thành phần:

Hàm lượng Desloratadine thay đổi tuỳ theo từng dạng bào chế.

- Dạng viên nén: 5mg, 10mg

- Dạng siro: 0.5mg/ml

- Dạng viên nén tan rã: 2.5mg, 5mg.

Ngoài ra, thuốc còn có các thành phần như: magnesium, tinh bột sắn, tinh bột ngô, chất màu erythrosine,….

Liều dùng: Người bệnh sử dụng với liều lượng 5mg/ ngày/ lần.

Giá: 55.000 đồng/ hộp 3 vỉ x 10 viên.

Kẽm oxide 10% – kem bôi trị viêm da cơ địa hiệu quả

Kẽm oxide 10% bảo vệ da, giúp làm dịu những tổn thương trên da. Sử dụng thuốc này bạn sẽ cảm giác các cơn ngứa giảm nhanh. Theo khuyến cáo, nên bôi thuốc này mỗi ngày 2 – 3 lần.

Chống chỉ định: Tuy nhiên, nhà sản xuất khuyến cáo, không nên dùng kẽm oxide 10% cho những người mẫn cảm với thành phần của thuốc (pyrazol), cũng không dùng cho người có da bị nhiễm khuẩn.

Ngoài ra trước khi bôi thuốc, cần sát trùng da bằng dung dịch sát khuẩn để tránh bội nhiễm.

Thành phần: Zinc Oxide: 15gr

Liều dùng: 1 – 2 lần mỗi ngày, mỗi lần bôi một lượng mỏng thuốc lên vùng da bị tổn thương.

Giá: 14.000đ/ tuýp 15gr

Thuốc bôi trị viêm da cơ địa dạng hồ (hồ nước, hồ Tetraped và hồ Brocq)

Dạng thuốc hồ này thường được dùng cho những bệnh nhân viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, chàm nước. Điển hình của nhóm này chính là hồ nước, hồ Tetraped và hồ Brocq với tác dụng làm khô da, giảm tình trạng sung huyết, khô dịch nội tiết.

Cũng giống như kẽm oxide, thuốc dạng hồ có thể gây nhiễm trùng bội nhiễm vì thế trước khi dùng cần sát khuẩn thật kĩ vùng da bị tổn thương.

Thành phần: Zinc oxide, Calcium carbonate, Glycerin, Tacl, Nước cất

Liều dùng: Mỗi ngày nên dùng 2 lần cho những người viêm da ở giai đoạn cấp và bán cấp.

Giá: 30.000đ/ lọ

Dung dịch Hexamidine và Chlorhexidine

Dung dịch Hexamidine và Chlorhexidine cũng là một trong những loại thuốc tây trị viêm da cơ địa được áp dụng phổ biến.

Tác dụng chính của loại thuốc này chính là có tính sát khuẩn nhẹ, dùng cho những trường hợp viêm da cơ địa cấp tính, nhất là khi mụn nước bị vỡ ra và lở loét.

Hexamidine và Chlorhexidine cũng có thể làm giảm viêm nhẹ, hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, để việc sử dụng thuốc an toàn người bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Thành phần: Chlorhexidine 0.2%, Lidocaine, Sagopha, Medoral

Liều dùng: Mỗi ngày 2 – 3 lần thoa kem lên vùng da bị tổn thương. Chú ý vệ sinh da trước khi bôi kem.

Giá: 70.000đ/ chai.

Thuốc bôi viêm da cơ địa Corticoid

Trong các loại thuốc dạng bôi thì Corticoid được sử dụng phổ biến nhất. Công dụng của nhóm thuốc này là giảm viêm, chống dị ứng hiệu quả.

Thành phần:

Tùy vào từng mức độ triệu chứng bệnh mà bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp. Theo đó, Corticoid gồm bốn nhóm sau:

- Nhóm tác dụng rất mạnh (Corticoid 1): Gồm Clobetason propionate và Betamethason dipropionat.

- Nhóm tác dụng mạnh (Corticoid 2): Gồm Fluocinolon acetonid, Betamethason valerat, Desoximetason, và Hydrocortison butirat.

- Nhóm tác dụng vừa (Corticoid 3): Gồm Aclometason và Triamcinolon acetonid.

- Nhóm tác dụng yếu (Corticoid 4): Gồm Hydrocortison acetat, Dexamethason, và Prednisolon acetat.

Liều dùng: Lấy một ít thuốc ra đầu ngón tay rồi thoa đều lên các vùng da bị tổn thương. Mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần. Chú ý vệ sinh trước khi bôi thuốc để tránh nhiễm vi khuẩn, không bôi thuốc lên vết thương hở.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, Corticoid có thể gây ra một số tác dụng phụ như: nguy cơ nhiễm trùng, lông mọc nhiều, teo da, giãn mạch, da đỏ, mụn trứng cá, viêm nang lông. Vì thế, thuốc chỉ được chỉ định dùng trong thời gian ngắn, người bệnh tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Giá: khoảng 100.000đ/ tuýp 15g.

Thuốc mỡ chữa viêm da cơ địa chứa acid salicylic

Acid salicylic là thuốc bạt sừng được chỉ định sử dụng cho người viêm da cơ địa mãn tính. Hoạt chất này là dẫn xuất của BHA (viết tắt của beta hydroxy acid) có thể tan trong dầu, có tác dụng giúp làm sạch da, sát trùng, loại bỏ tế bào chết một cách hiệu quả.

Thuốc này được bào chế ở dạng kem bôi, thuốc mỡ. Nó có thể được sử dụng kết hợp với corticoid hoặc một số hoạt chất khác để tăng hiệu quả điều trị.

Chống chỉ định: Theo các bác sĩ, acid salicylic không được dùng cho những trường hợp tổn thương da có bội nhiễm. Thuốc cũng không được dùng cho những tổn thương xung quanh miệng. Vì thế, người dùng cần hết sức lưu ý vấn đề này.

Thành phần: Acid salicylic 5%

Liều dùng: Mỗi ngày 1 lần bôi vào vùng da bị tổn thương vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Giá: 20.000đ/ tuýp.

Kem chữa viêm da cơ địa loại kháng sinh

Thuốc kháng sinh chữa viêm da cơ địa dạng bôi được chỉ định dùng cho những trường hợp viêm da bội nhiễm. Hoạt chất kháng sinh là Fusidic acid dùng tại chỗ, phần lớn kết hợp với corticoid để tăng hiệu quả giảm viêm, chống sưng ở những vùng da bị tổn thương.

Ngoài ra, thuốc kháng sinh dạng bôi còn được kết hợp dùng với kháng sinh toàn thân để có thể loại bỏ triệt để các vi khuẩn gây nhiễm trùng. Tuy nhiên, sử dụng thuốc theo đơn như thế nào cần theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Thành phần: Fusidic acid.

Liều dùng: Mỗi ngày bôi 2 – 3 lần một lớp kem mỏng lên vùng da bị viêm da cơ địa.

Giá: 75.000đ/ tuýp

Kem trị viêm da cơ địa giúp ức chế miễn dịch

Một loại thuốc trị viêm da cơ địa dạng kem bôi nữa thường được sử dụng đó là nhóm thuốc ức chế miễn dịch (Tacrolimus). Hoạt chất Tacrolimus tương tự như corticoid nhưng không gây một số tác dụng phụ như teo da, giãn mạch, mỏng da.

Tuy nhiên, nhóm thuốc này lại làm tăng độ nhạy cảm của da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, nó cũng có thể tăng nguy cơ bị nhiễm trùng cũng như các khối u ác tính trên da.

Thành phần:

- Tacrolimus 0.1 %

- Tá dược vừa đủ 10gr (Parafin trắng mềm, parafin lỏng, parafin rắn, sáp ong trắng, propylen carbonat)

Liều dùng: Vệ sinh sạch vùng da bị tổn thương, xoa một lớp kem mỏng lên đó rồi massage nhẹ nhàng. Ngày thực hiện 2 lần.

Giá: 280.000đ/ tuýp 10gr

Lưu ý dùng thuốc trị viêm da cơ địa hiệu quả

Các loại thuốc viêm da cơ địa dù là dạng uống hay dạng kem bôi thì khả năng gây ra tác dụng phụ đều rất cao. Vì thế, để việc sử dụng thuốc chữa bệnh có hiệu quả, bạn nên lưu ý một số điểm sau đây:

- Sử dụng thuốc cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ .

- Dùng thuốc theo đúng đơn bác sĩ kê, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

- Trong quá trình sử dụng nếu thấy tình trạng triệu chứng không có dấu hiệu giảm, ngược lại còn tăng lên thì phải ngưng thuốc và liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra.

- Không sử dụng kem bôi cho những vùng da tổn thương hở

- Bảo quản thuốc tránh xa tầm tay trẻ em, với trẻ dưới 12 tuổi muốn sử dụng thuốc cần hỏi ý kiến bác sĩ.

- Khi sử dụng thuốc bôi, cần tránh những vùng da nhạy cảm như mắt, mũi, miệng,…

- Vệ sinh thật kĩ vùng da bị tổn thương trước khi dùng thuốc bôi.

Trên đây là 10 thuốc trị viêm da cơ địa được đánh giá cao (bao gồm cả thuốc uống và thuốc bôi) và được chỉ định dùng chữa bệnh. Mỗi loại thuốc có tác dụng cũng như phản ứng với cơ thể khác nhau. Vì thế, người bệnh nên hỏi ý kiến và tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả cao nhất trong việc sử dụng thuốc.

(Bài viết được tham khảo, tổng hợp thông tin và biên soạn lại từ Gợi ý 10 loại thuốc trị viêm da cơ địa tốt nhất bạn nên sử dụng của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Phước; bạn có thể xem báo cáo tại benhvientinh.binhphuoc.gov.vn).

Tin khác

Những điều cần biết về tật nứt đốt sống ở thai nhi

Những điều cần biết về tật nứt đốt sống ở thai nhi

Nứt đốt sống là tình trạng cột sống không khép lại được trong tháng đầu tiên của thai kỳ. Trong hầu hết các trường hợp nứt đốt sống thể hở, có một túi chứa dịch lồi ra ngoài vị trí tổn thương - Túi này được gọi là túi thoát vị tủy, nó chứa các dây thần kinh bị biến dạng và màng bao xung quanh chúng được gọi là màng tủy. Ít gặp hơn là tình huống cột sống nứt ra phía sau và không được bao phủ bởi màng tủy - được gọi là thoát vị tủy.

Tài liệu Y học  - 
Kiến thức cần biết về bệnh phong: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng bệnh

Kiến thức cần biết về bệnh phong: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng bệnh

Bệnh phong không còn xa lạ với chúng ta nhưng có lẽ nhiều người còn chưa biết rõ về căn bệnh này. Do đó, hiểu rõ về nguyên nhân, dấu hiệu của bệnh phong sẽ giúp bạn phòng ngừa hiệu quả và tránh những biến chứng không mong muốn.

Tài liệu Y học  - 
Bệnh lao da: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Bệnh lao da: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Lao da là bệnh nhiễm khuẩn da mạn tính, do trực khuẩn lao có tên khoa học là Mycobacterium tuberculosis gây nên. Bệnh thường gặp ở những nước kém phát triển đặc biệt là ở những người suy dinh dưỡng, giảm miễn dịch.

Tài liệu Y học  - 
Tổng quan về bệnh trứng cá: Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị hiệu quả

Tổng quan về bệnh trứng cá: Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị hiệu quả

Trứng cá (acne) là bệnh da thông thường gây nên do tăng tiết chất bã và viêm của hệ thống nang lông tuyến bã.

Tài liệu Y học  - 
Bệnh viêm nang lông: Nguyên nhân, điều trị và cách phòng chống

Bệnh viêm nang lông: Nguyên nhân, điều trị và cách phòng chống

Viêm nang lông (folliculitis) là tình trạng viêm nông một hoặc nhiều nang lông. Bệnh gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhất là thanh thiếu niên và người trẻ.

Tài liệu Y học  - 
Thông tin về nhọt: Nguyên nhân, điều trị, cách phòng nhọt bạn nên biết

Thông tin về nhọt: Nguyên nhân, điều trị, cách phòng nhọt bạn nên biết

Nhọt (tên tiếng Anh là Furuncle) để chỉ tình trạng viêm cấp tính gây hoại tử nang lông và tổ chức xung quanh; thông tin khoa học đầy đủ về nhọt bạn nên biết.

Tài liệu Y học  -