Thuốc corticoid tại chỗ trị viêm da cơ địa
Corticoid tại chỗ là phương pháp điều trị chính cho các đợt bùng phát của viêm da cơ địa. Tuy nhiên, khi sử dụng corticoid cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.
1. Viêm da cơ địa là gì ?
Viêm da cơ địa (Atopic Dermatitis = AD) hay còn gọi là chàm cơ địa (Atopic Eczema) chỉ một bệnh viêm da mãn tính, dễ tái phát. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, thường là trẻ em và có thể liên quan đến các bệnh dị ứng như hen phế quản, viêm mũi dị ứng, mày đay, viêm da tiếp xúc, dị ứng thức ăn,...
Triệu chứng chính là ngứa; tổn thương da từ ban đỏ mức độ nhẹ đến lichen hóa (dày da) mức độ nặng đến chứng đỏ da.

> Xem chi tiết Viêm da cơ địa: Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị
Corticoid tại chỗ là phương pháp điều trị chính cho các đợt bùng phát của viêm da cơ địa. Tuy nhiên, khi sử dụng corticoid cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Có hơn 30 loại corticoid tại chỗ, từ hiệu lực thấp đến cao. Hầu hết các chất này đều có sẵn ở các nồng độ và liều lượng khác nhau.
Corticoid tại chỗ có tác dụng làm giảm viêm da, ức chế miễn dịch, giảm tấy đỏ, bớt ngứa và đau, giúp da mau lành. Một liệu trình ngắn thường sẽ làm hết các đợt bùng phát của bệnh.
2. Cách chọn thuốc corticoid phù hợp
Mục đích của điều trị là ngăn chặn bùng phát và sau đó ngừng điều trị bằng steroid.
2.1. Lựa chọn thuốc dựa vào hiệu lực của thuốc
Corticoid được chia thành 4 loại, lần lượt phân biệt theo hiệu lực tác dụng gồm:
- Hiệu lực thấp (hydrocortisone và prednisolone)
- Hiệu lực vừa (prednicarbate, methylprednisolone và triamcinolone)
- Hiệu lực mạnh (betamethasone và mometasone)
- Hiệu lực rất mạnh (clobetasol)
Lưu ý khi dùng:
- Khi sử dụng corticoid cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.
- Hiệu lực của corticoid tại chỗ càng lớn thì tác dụng giảm viêm càng cao nhưng nguy cơ tác dụng phụ càng tăng khi tiếp tục sử dụng.
- Thông thường, chỉ nên sử dụng corticoid bôi tại chỗ có hiệu lực thấp nhất để loại bỏ cơn bùng phát, đặc biệt là khi điều trị cho trẻ em. Vì trẻ nhỏ có tỷ lệ diện tích bề mặt da so với khối lượng cơ thể tương đối cao hơn so với và người lớn và do khả năng hấp thu toàn thân của các thuốc này tăng lên.
- Nếu không có sự cải thiện sau 3-7 ngày điều trị, thường bác sĩ sẽ kê đơn với một loại corticoid bôi tại chỗ mạnh hơn. Đối với những đợt bùng phát nghiêm trọng, có thể kê toa một loại corticoid bôi ngoài da rất mạnh ngay từ đầu.
- Có thể sử dụng hai nhóm corticoid tại chỗ cùng lúc. Ví dụ, một loại corticoid nhẹ dành cho vùng da mỏng, dễ kích ứng (mặt, bẹn, nách, cổ) và một loại corticoid hiệu lực vừa dành cho vùng da dày hơn ở cánh tay hoặc chân.
- Corticoid hiệu lực cao và hiệu lực rất cao không nên được sử dụng trên các vết phát ban bao phủ một vùng da rộng.
- Nên sử dụng corticoid tại chỗ cho đến khi cơn bùng phát biến mất hoàn toàn và sau đó ngừng sử dụng chúng. Thông thường, chỉ cần một liệu trình từ 7-14 ngày là đủ và có thể kéo dài liệu trình hơn trong một số trường hợp .
- Sau khi hoàn thành một liệu trình bôi corticoid, tiếp tục sử dụng chất làm mềm mỗi ngày để giúp ngăn ngừa bùng phát thêm.
2.2. Lựa chọn corticosteroid dựa vào dạng bào chế
- Kem corticoid (có màu trắng) thường là loại kem tốt nhất để điều trị các vùng da ẩm hoặc chảy nước.
- Thuốc mỡ (trong, không phải màu trắng) thường là tốt nhất để điều trị các vùng da bị ảnh hưởng bị khô hoặc dày lên.
- Lotion (giống như kem mỏng) có thể hữu ích để điều trị những vùng có nhiều tóc chẳng hạn như da đầu.
Lưu ý:
- Thuốc mỡ thường mạnh hơn kem nhưng có thể có vẻ ngoài nhờn. Nên tránh dùng thuốc mỡ trên các tổn thương hở hoặc rỉ dịch và ở các nếp gấp.
- Chúng cũng không nên được sử dụng ở vùng khí hậu nóng ẩm.
3. Cách dùng thuốc corticoid tại chỗ trị viêm da cơ địa
Để thuốc corticoid tại chỗ đạt hiệu quả tốt và an toàn, bệnh nhân cần tuân theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là:

- Liều lượng sử dụng.
- Vùng da dùng thuốc: Da mỏng hơn sẽ hấp thụ nhiều corticoid hơn so với da dày hơn. Ví dụ, da ở lòng bàn tay và lòng bàn chân hấp thụ một lượng thuốc corticoid tương đối nhỏ, trong khi da trên mặt và da đầu của bạn hấp thụ nhiều hơn. Da trên mí mắt và bộ phận sinh dục của bạn đặc biệt nhạy cảm.
- Cách bôi: Corticoid tại chỗ có tác dụng tốt hơn khi bôi lên da ướt so với khi bôi lên da khô. Hiệu quả thậm chí còn mạnh hơn nếu da được băng lại hoặc quấn ướt sau khi bôi thuốc corticoid. Điều này làm tăng đáng kể lượng steroid được hấp thu.
4. Một số tác dụng phụ thường gặp của thuốc
- Việc sử dụng trong 4 tuần để điều trị các đợt bùng phát viêm da cơ địa thì corticoid tại chỗ được coi là an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều đợt bùng phát có thể được kiểm soát với một liệu trình điều trị ngắn hơn và điều trị bằng corticoid tại chỗ cũng cần được kiểm soát nghiêm ngặt.
- Các tác dụng phụ tại chỗ thường gặp bao gồm rạn da, chấm xuất huyết, giãn mao mạch, mỏng da, teo da và mụn trứng cá nặng hơn.
- Các tác dụng phụ toàn thân, chủ yếu là ức chế trục hạ đồi - tuyến yên - thượng thận, giảm chiều cao ở trẻ em và thay đổi mật độ xương ở người lớn là những tác dụng phụ đáng lo ngại nhất liên quan đến corticoid.
- Corticoid tại chỗ nên được sử dụng trong thời gian ngắn nhất cần thiết để giảm thiểu độc tính. Sau khi hết bùng phát, nên sử dụng các chiến lược phòng ngừa tối đa để kiểm soát bệnh như sử dụng kem dưỡng hằng ngày.
> Xem chi tiết Viêm da cơ địa: Cách điều trị
> Xem chi tiết Những loại thuốc trị viêm da cơ địa tốt nhất
(Bài viết được tham khảo và biên soạn lại từ Cách dùng thuốc corticoid tại chỗ trị viêm da cơ địa theo Báo Sức Khỏe và Đời Sống; bạn có thể xem báo cáo tại đây).
Cách chọn kem dưỡng ẩm cho người bị viêm da cơ địa
Tin khác
Viêm màng bồ đào cấp tính ở trẻ em - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Viêm màng bồ đào cấp tính ở trẻ em là tình trạng viêm cấp của màng bồ đào (MBĐ), có thể xảy ra ở MBĐ trước, MBĐ trung gian, MBĐ sau hoặc toàn bộ MBĐ.
Viêm loét giác mạc do amip (acanthamoeba): Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị
Loét giác mạc do acanthamoeba là hiện tượng mất tổ chức giác mạc do hoại tử gây ra bởi một quá trình viêm trên giác mạc do acanthamoeba.
Viêm kết mạc dị ứng cấp tính - Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Viêm kết mạc dị ứng cấp tính là hình thái dị ứng nhanh của viêm kết mạc dị ứng khi bệnh nhân tiếp xúc với dị nguyên.
Kiến thức về bệnh sốt rét ở trẻ em
Sốt rét là bệnh truyền nhiễm do kí sinh trùng Plasmodium gây nên, lây truyền theo đường máu. Bệnh lưu hành địa phương và có thể gây thành dịch. Bệnh truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi Anopheles.
Trẻ em ăn chay được không?
Ăn chay có thể giúp phòng ngừa nhiều bệnh tật như bệnh tim mạch, chuyển hóa, tiêu hoá, ung thư, ... Với nhiều lợi ích sức khỏe, hiện nay khuynh hướng ăn chay đang ngày càng phổ biến cho mọi độ tuổi từ già đến trẻ, nhiều gia đình chuyển hẳn sang chế độ ăn chay trường và thậm chí cho trẻ em ăn từ bé.
Cẩm nang chăm sóc bé: Ho và cảm cúm (phần 2)
Cảm cúm ở trẻ em là bệnh lý phổ biến nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Đáng chú ý, các triệu chứng của cảm cúm dễ nhầm lẫn với cảm lạnh, khiến nhiều bậc phụ huynh chủ quan trong việc chăm sóc trẻ.