Cách điều trị hiệu quả viêm nang lông
Viêm nang lông là bệnh ngoài da xuất hiện ở bất kỳ vùng da nào trừ lòng bàn chân và bàn tay. Viêm nang lông không gây nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến tâm lý, thẩm mỹ.
> Thông tin khái quát, chính xác về bệnh viêm nang lông
Dưới đây là một số cách điều trị viêm nang lông hiệu quả mà người bệnh nên đọc, tham khảo:
Chẩn đoán viêm nang lông dựa vào triệu chứng lâm sàng gồm: tổn thương sẩn nhỏ ở nang lông, có thể hơi ngứa hoặc đau do nhiễm trùng.
Xét nghiệm: lấy mủ tại vùng tổn thương để nuôi cấy vi khuẩn hoặc cạo vảy da vùng tổn thương để xét nghiệm vi nấm.

Cách điều trị viêm nang lông
Phương pháp điều trị viêm nang lông:
- Cần loại bỏ các yếu tố thận lợi như mặc quần áo chật, cạo râu, nhổ lông, dùng thuốc hoặc mỹ phẩm gây kích ứng, dùng corticoid lâu ngày…
- Vệ sinh cá nhân: rửa tay thường xuyên bằng xà phòng sát khuẩn…
- Tránh cào gãi, kích thích tổn thường…
- Tùy vào mức độ tổn thương: với trường hợp nhẹ có một vài tổn thương chỉ cần dùng dung dịch sát khuẩn kết hợp với kháng sinh bôi tại chỗ. Trường hợp nặng cần phối hợp điều trị tại chỗ và kháng sinh đường toàn thân:
Dung dịch sát khuẩn: có thể dùng một trong các dung dịch sau:
- Povidon-iodin 10%
- Hexamidine 0.1%
- Chlorhexidine 4%
Thuốc kháng sinh bôi tại chỗ: dùng một trong các thuốc sau, thời gian điều trị từ 7-10 ngày.
· Kem hoặc mỡ axit fucidic: bôi 1-2 lần/ngày
· Mỡ Mupirocin 2% bôi 3 lần/ngày
· Mỡ Neomycin bôi 2-3 lần/ngày
· Kem silver sulfadiazin 1% bôi 1-2 lần/ngày
· Dung dịch erythromycin bôi 1-2 lần/ngày
· Dung dịch Clindamycin bôi 1-2 lần/ngày
Kháng sinh đường toàn thân: sử dụng một trong các thuốc sau, thời gian điều trị 7-10 ngày.
· Cloxacilin uống, tiêm bắp hoặc tĩnh mạch cứ 6 giờ dùng 250-500 mg, ở người lớn. Trẻ em dưới 20kg cân nặng, cứ 6 giờ dùng liều 12.5-25 mg/kg.
· Amoxicillin/Clavulanic: người lớn 875/125 mg x 2 lần/ngày, uống. Trẻ em 25 mg/kg/ngày chia hai lần, uống.
· Clindamycin: người lớn 300-400 mg x 3 lần/ngày, uống hoặc truyền tĩnh mạch. Trẻ em liều 10-20 mg/kg/ngày chia 3 lần, uống hoặc truyền tĩnh mạch.
· Trường hợp do tụ cầu vàng kháng Methicilin dùng Vancomycin: người lớn liều 30 mg/kg/ngày, chia 4 lần (không dùng quá 2 g/ngày), pha loãng truyền tĩnh mạch chậm. Trẻ em liều 40 mg/ngày chia 4 lần (cứ 6 giờ tiêm tĩnh mạch chậm hoặc truyền tĩnh mạch 10mg/kg).
> Tìm hiểu các nguyên nhân gây viêm nang lông tại đây.
Cách phòng bệnh viêm nang lông
· Vệ sinh cá nhân
· Tránh các yếu tố thuận lợi như môi trường nóng ẩm, các hóa chất dầu mỡ
· Điều trị sớm khi có tổn thương da
· Trường hợp tái phát cần lưu ý vệ sinh tốt loại bỏ các ổ vi khuẩn trên da như vùng rãnh mũi má, rãnh liên mông...
(Bài viết được biên soạn lại từ tài liệu Điều trị viêm nang lông thế nào? - link gốc được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Lê Thị Thu Hằng - Bác sĩ Da Liễu - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.)
Tin khác
Quản lý đục dịch kính (VDM): Cập nhật mới nhất trong chẩn đoán và điều trị
Đục dịch kính (vitreous floaters) là tình trạng phổ biến ở người trung niên và cao tuổi. Theo một khảo sát, có đến 2 trong 3 người từng gặp hiện tượng này, trong đó 1/3 trường hợp ghi nhận ảnh hưởng rõ rệt đến thị lực.
Hội chứng buồng trứng đa nang: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) xuất hiện ở 5 đến 10% phụ nữ. Đó là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây vô sinh.
Viện phí không thể là rào cản cứu người
Viện phí là nỗi lo ngại của người nghèo nhưng với người làm nghề y, cứu người luôn là mệnh lệnh cao nhất.
Hiểu về thực phẩm chức năng qua bài viết của PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu
Mỗi ngày đều có người hỏi về thực phẩm chức năng, PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu luôn không bình luận. Trong khám bệnh, ông không ghi toa và bản thân cũng không dùng sản phẩm này.
Bệnh dại là gì?
Bệnh dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do vi rút, lây truyền từ động vật sang người chủ yếu qua vết cắn của động vật mắc bệnh. Bệnh thường lưu hành ở các nước thuộc khu vực châu Á và châu Phi. Tại Việt Nam, bệnh dại lưu hành ở nhiều địa phương, chủ yếu là ở các tỉnh miền núi với nguồn truyền bệnh chính là chó.
Kiến thức về bệnh gout: Chẩn đoán và cách điều trị
Gout là một bệnh chuyển hóa, đặc trưng là có những đợt viêm khớp cấp tái phát và lắng đọng natri urat trong các mô, gây ra do tăng acid uric trong máu.