Nguồn: Nhà xuất bản Y học |  13/07/2024

Triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa

Triệu chứng chính là ngứa; tổn thương da từ ban đỏ mức độ nhẹ đến lichen hóa (dày da) mức độ nặng đến chứng đỏ da.

Viêm da cơ địa (Atopic Dermatitis = AD) hay còn gọi là chàm cơ địa (Atopic Eczema) chỉ một bệnh viêm da mãn tính, dễ tái phát. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, thường là trẻ em và có thể liên quan đến các bệnh dị ứng như hen phế quản, viêm mũi dị ứng, mày đay, viêm da tiếp xúc, dị ứng thức ăn,...

Các tác nhân gây bệnh có thể bao gồm dầu gội, sữa tắm, bột giặt, thực phẩm, nước hoa, phấn hoa, mạt bụi, lông thú cưng cũng như sự thay đổi thời tiết, nội tiết tố và thậm chí cả căng thẳng…

Triệu chứng chính là ngứa; tổn thương da từ ban đỏ mức độ nhẹ đến lichen hóa (dày da) mức độ nặng đến chứng đỏ da.

Phương pháp điều trị căn bản trong xử lí các giai đoạn của viêm da cơ địa là sử dụng chất dưỡng ẩm.

> Xem chi tiết Viêm da cơ địa: Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

> Xem chi tiết Những loại thuốc trị viêm da cơ địa tốt nhất

> Xem chi tiết Cách chọn kem dưỡng ẩm cho người bị viêm da cơ địa

Triệu chứng của viêm da cơ địa

Tùy theo từng lứa tuổi mà viêm da cơ địa có những biểu hiện lâm sàng khác nhau. Bệnh diễn biến mãn tính xen kẽ với những giai đoạn bùng phát.

1. Triệu chứng lâm sàng

- Các triệu chứng thường gặp:

+ Đỏ da

+ Mụn nước

+ Vảy da

+ Vảy tiết

+ Sẩn, dày da

- Một số triệu chứng khác:

+ Dày sừng nang lông (tập trung chủ yếu ở cánh tay, đùi và má)

+ Da vảy cá, vảy phấn trắng allba

+ Mặt đỏ hoặc nhợt nhạt

+ Nếp dưới mi mắt Dennie - Morgan

+ Dày chỉ lòng bàn tay; viêm da bàn tay, bàn chân không đặc hiệu

+ Bệnh eczema hình đồng xu

+ Chứng da vẽ nổi trắng

+ Đục thủy tinh thể

- Triệu chứng cơ năng:

+ Ngứa

1.1. Viêm da cơ địa ở trẻ nhũ nhi

- Các tổn thương thường cấp tính: đỏ da; ngứa; xuất hiện nhiều mụn nước nông, tập trung thành từng đám, dập vỡ, rỉ nước.

- Các vị trí thường gặp: hai má, trán, cằm, mặt duỗi các chi, khi trẻ biết bò có thể tổn thương đầu gối.

- Tiến triển: 90% khỏi sau 2 tuổi.

1.2. Viêm da cơ địa ở trẻ em

- Thường là viêm da bán cấp và mãn tính.

- Chuyển từ giai đoạn tuổi nhũ nhi sang giai đoạn từ 3 tuổi kéo dài đến tuổi dậy thì.

- Các tổn thương: các sẩn đỏ dẹt, có vảy mỏng trên da dày, thâm, lichen hóa, ngứa.

- Các vị trí thường gặp: đặc biệt ở các nếp gấp như khuỷu tay, khoeo, cổ tay, cổ chân, cổ.

1.3. Viêm da cơ địa ở người lớn

- Các tổn thương da mãn tính, triệu chứng lâm sàng giống như viêm da cơ địa ở trẻ em.

- Các vị trí thường gặp: tương tự viêm da cơ địa ở trẻ em, đặc biệt ở các vùng nếp gấp, có thể lan ra toàn cơ thể.

- Các biểu hiện: khô, dày da (lichen hóa).

2. Triệu chứng cận lâm sàng

- IgE huyết thanh tăng.

- Mô bệnh học:

+ Lớp biểu bì (thượng bì) có xốp bào xen kẽ với hiện tượng á sừng.

+ Trung bì có sự xâm nhập của bạch cầu lympho, mono, dưỡng bào, có thể có các tế bào ái kiềm.

+ Trường hợp lichen hóa có hiện tượng tăng sản lớp biểu bì.

> Xem chi tiết Viêm da cơ địa: Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

(Bài viết biên soạn lại từ tài liệu Kiểm soát bệnh viêm da cơ địa (dành cho nhân viên y tế) của Nhà xuất bản Y học 2016; bạn có thể xem báo cáo tại đây.

Tài liệu là hướng dẫn cho nhân viên y tế, có sự phối hợp giữa hai tổ chức là Hội Da liễu Việt Nam và Hội Nhi khoa Việt Nam biên soạn; tài liệu do GS.TS Trần Hậu Khang, Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, Chủ tịch Hội Da liễu Việt Nam làm Chủ tịch Hội đồng biên soạn).

Cách chọn kem dưỡng ẩm cho người bị viêm da cơ địa

Cách chọn kem dưỡng ẩm cho người bị viêm da cơ địa

Tài liệu Y học  - 
Khi lựa chọn kem dưỡng ẩm cần lựa chọn sản phẩm có đặc tính riêng biệt, đáp ứng được nhu cầu dưỡng ẩm của da, nhưng phải có công thức đã được chứng nhận là an toàn, không gây dị ứng, kích ứng.
Bị viêm da cơ địa nên kiêng ăn gì?

Bị viêm da cơ địa nên kiêng ăn gì?

Tài liệu Y học  - 
Bị viêm da cơ địa ngoài sử dụng đơn thuốc theo chỉ định của bác sĩ cần kết hợp chế độ ăn kiêng hợp lý giúp việc điều trị hiệu quả và nhanh chóng.

Tin khác

Cẩm nang chăm sóc bé: Dùng thuốc ở trẻ con

Cẩm nang chăm sóc bé: Dùng thuốc ở trẻ con

Người ta thường nghĩ rằng trị bệnh là phải dùng thuốc. Nhưng thuốc không phải là yếu tố quyết định số một trong việc chăm lo sức khoẻ cho trẻ con, mà còn có những nguyên tắc và yếu tố khác, nhiều khi quan trọng hơn.

Tài liệu Y học  - 
Cẩm nang chăm sóc bé: Cách con ăn dặm

Cẩm nang chăm sóc bé: Cách con ăn dặm

Ăn dặm không có nghĩa là dứt hẳn ngay sữa mẹ, mà vẫn cứ tiếp tục cho bú, làm sao cho khi thôi nôi mà mỗi ngày còn “bú tí mẹ” được khoảng nửa lít thì tốt, kể như cũng được hưởng khoảng 350 Calo trên tổng số 1.100 Calo nhu cầu năng lượng lúc 1 tuổi.

Tài liệu Y học  - 
Cẩm nang chăm sóc bé: Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ

Cẩm nang chăm sóc bé: Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ

Sữa mẹ vô cùng cần thiết cho đứa con của bạn. Loài người cũng như các loài động vật có vú đều nuôi con từ trong bụng mẹ (máu huyết đưa thức ăn và dưỡng khí thông qua cuống nhau nuôi bào thai từng giây từng phút không lúc nào ngơi nghỉ) và sau khi sanh, liền cho bú ngay bằng sữa mẹ...Nhờ đó mà muôn loài đã sinh sôi phát triển và tổn tại hàng triệu năm qua.

Tài liệu Y học  - 
Làm sao để mẹ nhiễm HIV sinh con an toàn và khỏe mạnh?

Làm sao để mẹ nhiễm HIV sinh con an toàn và khỏe mạnh?

Tại Việt Nam, tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con hiện đã giảm xuống dưới 5%. Tuy nhiên, để đảm bảo trẻ không bị lây nhiễm, cần thực hiện một quá trình điều trị toàn diện, bắt đầu từ trước khi mang thai cho đến sau khi sinh. Vậy cần bao lâu để xác định chắc chắn rằng em bé không bị nhiễm HIV?

Tài liệu Y học  - 
Những điều cần biết về bệnh sởi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Những điều cần biết về bệnh sởi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan mạnh theo đường hô hấp, gây nên bởi vi rút thuộc họ Paramyxoviridae. Bệnh có thể diễn biến nặng khi có các biến chứng nguy hiểm. Đây là một trong những căn nguyên gây tỷ lệ tử vong cao ở các nước đang phát triển.

Tài liệu Y học  - 
Bệnh cúm mùa ở trẻ chữa thế nào, có nguy hiểm không?

Bệnh cúm mùa ở trẻ chữa thế nào, có nguy hiểm không?

Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh xảy ra hàng năm, thường lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi.

Tài liệu Y học  -