Nguồn: Sở Y tế Hà Tĩnh |  15/07/2024

Viêm da cơ địa ở trẻ em: Nguyên nhân, biểu hiện và cách chăm sóc

Bệnh viêm da cơ địa khá phổ biến trong cộng đồng, mọi lứa tuổi có thể mắc nhưng thường gặp nhiều ở trẻ em. Thời tiết chuyển mùa, nhất là khi trời chuyển lạnh, hanh khô là thời điểm bệnh viêm da cơ địa xuất hiện nhiều hơn.

1. Tỷ lệ mắc viêm da cơ địa ở trẻ em

Viêm da cơ địa (Atopic Dermatitis = AD) hay còn gọi là chàm cơ địa (Atopic Eczema) chỉ một bệnh viêm da mãn tính, dễ tái phát. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, thường là trẻ em.

> Xem chi tiết Viêm da cơ địa: Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Viêm da cơ địa thường xuất hiện khá sớm, theo các nghiên cứu có tới 60% trẻ viêm da cơ địa phát bệnh trong năm đầu đời, khoảng 30% trong 5 năm đầu và chỉ có khoảng 10% phát bệnh sau 5 tuổi.

Tuy nhiên, có khoảng 95% bệnh ổn định sau 2 tuổi và chỉ có khoảng 5% chuyển thành viêm da cơ địa ở trẻ lớn. Nhưng điều gây phiền toái và lo sợ cho người bệnh là viêm da cơ địa tái đi tái lại nhiều lần cho tới khi trưởng thành gây nhiều bất tiện và ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ.

2. Nguyên nhân bị viêm da cơ địa

Cho đến nay, viêm da cơ địa chưa được xác định rõ, nhưng các nghiên cứu cho thấy có 1 số yếu tố chính gây bệnh làm tổn thương hàng rào bảo vệ da như môi trường, di truyền, miễn dịch và tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.

- Các yếu tố môi trường

Phần lớn những người sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, mạt bụi dễ gặp phải các triệu chứng da liễu. Môi trường kém chất lượng cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh ngoài da như viêm da tiếp xúc, dị ứng, tổ đỉa, vảy nến,…

Viêm da cơ địa thường xuất hiện nhiều vào thời điểm chuyển mùa. Khi thời tiết thay đổi đột ngột, hệ miễn dịch suy yếu sẽ khiến làn da bị khô, ngứa, mất độ ẩm và dễ bị tổn thương hơn.

- Di truyền

Trường hợp bệnh sử gia đình có người bị dị ứng, viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng, viêm xoang,... thì khả năng thế hệ sau có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Theo các nghiên cứu, tỷ lệ bệnh nhân bị viêm da cơ địa do di truyền chiếm khoảng 60%.

- Do kích ứng, dị ứng

Viêm da cơ địa cũng là một dạng dị ứng da. Bệnh dễ gặp ở đối tượng nhạy cảm, đặc biệt là các dị nguyên như: chất tẩy rửa, hóa chất, kim loại, thực phẩm, sợi vải, phấn hoa, mỹ phẩm, lông động vật,… Vì vậy, việc tránh tiếp xúc với những yếu tố nguy cơ này sẽ làm giảm khả năng hình thành và tái phát bệnh viêm da cơ địa.

3. Biểu hiện viêm da cơ địa

Tùy từng trẻ và tùy từng giai đoạn bệnh viêm da cơ địa mà có các biểu hiện khác nhau.

- Giai đoạn viêm da cơ địa cấp tính

+ Các tổn thương: mụn nước dập vỡ trên nền dát đỏ, rỉ dịch, tạo thành vảy tiết….

+ Vị trí tổn thương thường gặp: trán, má, cằm và nếu nặng hơn có thể lan ra các chi và thân mình.

- Giai đoạn bán cấp của viêm da cơ địa (triệu chứng bệnh nhẹ hơn)

+ Các dát sần trên nền da đỏ, tập trung thành mảng hoặc rải rác, thường thấy ở mặt duỗi các chi.

+ Da dày khô, vết nứt da đau, thường gặp ở các nếp gấp lớn, lòng bàn tay, lòng bàn chân, cổ tay, cổ chân… của trẻ.

4. Viêm da cơ địa ở trẻ cần chăm sóc đúng

Nếu không được chăm sóc, điều trị đúng và kịp thời dễ gây ra tình trạng ngứa ngáy khó chịu làm trẻ quấy khóc, khó ngủ, ngủ không ngon giấc; kém ăn, chậm lớn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và khả năng phát triển thể chất, trí tuệ của trẻ. Có trường hợp nặng hơn là thương tổn da bội nhiễm vi khuẩn (tụ cầu), virus (HSV), nấm…

Khi trẻ bị viêm da cơ địa ngoài dùng thuốc theo chỉ định của các bác sĩ thì cha mẹ cần chăm sóc đúng cách để bệnh ổn định, tránh tái phát nhiều lần nhất là khi thời tiết chuyển mùa khô hanh, cụ thể:

- Để hạn chế nứt nẻ gây ngứa cần dưỡng ẩm giúp làm mềm, cấp ẩm cho da. Chú ý dưỡng ẩm, không những chỉ dưỡng ẩm vùng mặt mà còn cần cho cơ thể và bàn tay, bàn chân, đặc biệt chú ý đến các em bé và đây bước cơ bản và quan trọng nhất, không những trong dự phòng mà còn cả trong điều trị viêm da cơ địa.

> Xem chi tiết Cách chọn kem dưỡng ẩm cho người bị viêm da cơ địa

> Xem chi tiết Viêm da cơ địa: Cách điều trị

- Không nên dùng các loại sữa tắm cho trẻ có tính tẩy rửa, độ pH cao khiến da bị khô và cần sử dụng loại dành cho trẻ viêm da cơ địa của các bác sĩ khuyến cáo. Không tắm nước không quá nóng và không nên ngâm trẻ quá lâu.

- Cho trẻ mặc quần áo mềm, chất liệu cotton, dễ thấm hút, hạn chế để đồ len, dạ tiếp xúc trực tiếp vào da của trẻ.

- Cần giữ vệ sinh da cho trẻ sạch sẽ, hạn chế gãi hoặc chà xát làm tổn thương bề mặt da để giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn. Cha mẹ cần chú ý đến cắt ngắn móng tay ở trẻ để tránh gây trầy xước da.

- Thường xuyên vệ sinh phòng ở, môi trường sống, chú ý loại bỏ các yếu tố kích ứng làm cho tình trạng của bệnh nặng lên ví dụ như bụi, mạt nhà, phấn hoa, lông súc vật,..

- Không cho trẻ ăn các loại thực phẩm có nguy cơ gây dị ứng hoặc thực phẩm lạ.

> Xem chi tiết Bị viêm da cơ địa nên kiêng ăn gì?

> Xem chi tiết Chế độ ăn cho người bị viêm da cơ địa

- Tuyệt đối không nên bôi, tắm cho trẻ bằng các nước lá theo mách bảo, không rõ nguồn gốc vì đây chính là nguyên nhân làm tình trạng bệnh của trẻ nặng thêm.

- Khi thấy trẻ có biểu hiện mẩn đỏ, khô da nhiều, cha mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa Da liễu để được thăm khám xác định căn nguyên, điều trị kịp thời, tránh xảy ra biến chứng.

(Bài viết được biên soạn lại từ tài liệu Chăm sóc trẻ viêm da cơ địa đúng cách khi thời tiết chuyển mùa theo Sở Y tế Hà Tĩnh; bạn có thể xem báo cáo tại đây).

Thuốc trị viêm da cơ địa dành cho phụ nữ mang thai

Thuốc trị viêm da cơ địa dành cho phụ nữ mang thai

Tài liệu Y học  - 
Viêm da cơ địa cũng là bệnh ngoài da mà nhiều phụ nữ mang thai mắc phải. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này sẽ khiến các bà bầu mệt mỏi, chán ăn dẫn đến ảnh hưởng tới sức khỏe của bà bầu và sự phát triển của thai nhi…
Viêm da cơ địa ở tay, chân: Biểu hiện, nguyên nhân, điều trị và phòng tránh

Viêm da cơ địa ở tay, chân: Biểu hiện, nguyên nhân, điều trị và phòng tránh

Tài liệu Y học  - 
Bệnh viêm da cơ địa có khuynh hướng phát triển mạnh tại khu vực tay, chân. Biểu hiện chung của bệnh là những tổn thương da kèm theo cơn ngứa, sưng đỏ, nổi sẩn khu trú ở tay, chân hoặc nhiều vị trí khác.

Tin khác

Cẩm nang chăm sóc bé: Dùng thuốc ở trẻ con

Cẩm nang chăm sóc bé: Dùng thuốc ở trẻ con

Người ta thường nghĩ rằng trị bệnh là phải dùng thuốc. Nhưng thuốc không phải là yếu tố quyết định số một trong việc chăm lo sức khoẻ cho trẻ con, mà còn có những nguyên tắc và yếu tố khác, nhiều khi quan trọng hơn.

Tài liệu Y học  - 
Cẩm nang chăm sóc bé: Cách con ăn dặm

Cẩm nang chăm sóc bé: Cách con ăn dặm

Ăn dặm không có nghĩa là dứt hẳn ngay sữa mẹ, mà vẫn cứ tiếp tục cho bú, làm sao cho khi thôi nôi mà mỗi ngày còn “bú tí mẹ” được khoảng nửa lít thì tốt, kể như cũng được hưởng khoảng 350 Calo trên tổng số 1.100 Calo nhu cầu năng lượng lúc 1 tuổi.

Tài liệu Y học  - 
Cẩm nang chăm sóc bé: Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ

Cẩm nang chăm sóc bé: Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ

Sữa mẹ vô cùng cần thiết cho đứa con của bạn. Loài người cũng như các loài động vật có vú đều nuôi con từ trong bụng mẹ (máu huyết đưa thức ăn và dưỡng khí thông qua cuống nhau nuôi bào thai từng giây từng phút không lúc nào ngơi nghỉ) và sau khi sanh, liền cho bú ngay bằng sữa mẹ...Nhờ đó mà muôn loài đã sinh sôi phát triển và tổn tại hàng triệu năm qua.

Tài liệu Y học  - 
Làm sao để mẹ nhiễm HIV sinh con an toàn và khỏe mạnh?

Làm sao để mẹ nhiễm HIV sinh con an toàn và khỏe mạnh?

Tại Việt Nam, tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con hiện đã giảm xuống dưới 5%. Tuy nhiên, để đảm bảo trẻ không bị lây nhiễm, cần thực hiện một quá trình điều trị toàn diện, bắt đầu từ trước khi mang thai cho đến sau khi sinh. Vậy cần bao lâu để xác định chắc chắn rằng em bé không bị nhiễm HIV?

Tài liệu Y học  - 
Những điều cần biết về bệnh sởi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Những điều cần biết về bệnh sởi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan mạnh theo đường hô hấp, gây nên bởi vi rút thuộc họ Paramyxoviridae. Bệnh có thể diễn biến nặng khi có các biến chứng nguy hiểm. Đây là một trong những căn nguyên gây tỷ lệ tử vong cao ở các nước đang phát triển.

Tài liệu Y học  - 
Bệnh cúm mùa ở trẻ chữa thế nào, có nguy hiểm không?

Bệnh cúm mùa ở trẻ chữa thế nào, có nguy hiểm không?

Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh xảy ra hàng năm, thường lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi.

Tài liệu Y học  -