Nguồn: Báo Sức Khỏe và Đời Sống |  10/07/2024

Cách chọn kem dưỡng ẩm cho người bị viêm da cơ địa

Khi lựa chọn kem dưỡng ẩm cần lựa chọn sản phẩm có đặc tính riêng biệt, đáp ứng được nhu cầu dưỡng ẩm của da, nhưng phải có công thức đã được chứng nhận là an toàn, không gây dị ứng, kích ứng.

Viêm da cơ địa (Atopic Dermatitis = AD) hay còn gọi là chàm cơ địa (Atopic Eczema) chỉ một bệnh viêm da mãn tính, dễ tái phát. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, thường là trẻ em và có thể liên quan đến các bệnh dị ứng như hen phế quản, viêm mũi dị ứng, mày đay, viêm da tiếp xúc, dị ứng thức ăn,...

Các tác nhân gây bệnh có thể bao gồm dầu gội, sữa tắm, bột giặt, thực phẩm, nước hoa, phấn hoa, mạt bụi, lông thú cưng cũng như sự thay đổi thời tiết, nội tiết tố và thậm chí cả căng thẳng…

Triệu chứng chính là ngứa; tổn thương da từ ban đỏ mức độ nhẹ đến lichen hóa (dày da) mức độ nặng đến chứng đỏ da.

Phương pháp điều trị căn bản trong xử lí các giai đoạn của viêm da cơ địa là sử dụng chất dưỡng ẩm.

> Xem chi tiết: Viêm da cơ địa: Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Dưỡng ẩm đúng cách không chỉ giúp da mềm mịn, giảm khô ráp, nứt nẻ mà còn tăng hiệu quả thuốc điều trị và hỗ trợ phòng ngừa bệnh tái phát, giảm tần xuất và thời gian sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc có chứa corticoid.

Tuy nhiên, khi lựa chọn kem dưỡng ẩm cho người bị viêm da cơ địa cần chú ý thành phần, kết cấu của sản phẩm.

1. Cách lựa chọn kem dưỡng ẩm cho người bị viêm da cơ địa

Khi lựa chọn kem dưỡng ẩm cần lựa chọn sản phẩm có đặc tính riêng biệt, đáp ứng được nhu cầu dưỡng ẩm của da, nhưng phải có công thức đã được chứng nhận là an toàn, không gây dị ứng, kích ứng. Cụ thể:

Nguồn gốc, xuất xứ:

- Chọn sản phẩm của những thương hiệu uy tín, được chứng nhận an toàn khi sử dụng, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng

- Không mua sản phẩm không rõ nguồn gốc, không được kiểm nghiệm về độ an toàn, bán trôi nổi trên thị trường.

Thành phần có trong sản phẩm:

Để lựa chọn được sản phẩm phù hợp với người viêm da cơ địa, nên lựa chọn các loại kem dưỡng ẩm chứa những thành phần sau:

- Kháng viêm: Các hoạt chất kháng viêm tác dụng nhẹ như chất béo ceramide; palmitoylethanolamine; glycyrrhetinic acid,... có tác dụng giảm nhẹ phản ứng viêm do viêm da cơ địa gây ra.

- Ngăn mất nước: Các hoạt chất zinc oxide, mineral oil (dầu khoáng), petroleum và lanolin… có tác dụng tạo một lớp màng trên bề mặt da giúp ngăn chặn tình trạng thoát hơi nước. Từ đó hạn chế tình trạng da khô ráp, bong tróc.

- Mềm mịn da, giảm bong tróc: Các thành phần như hyaluronic acid, urea và clycerin sorbitol có tác dụng hút nước từ lớp thượng bì đến lớp sừng nhằm giúp da mềm mịn, giảm bong tróc.

- Mềm da: Các hoạt chất giúp làm mềm da như isopropyl palminate, dầu bơ, yến mạch, dầu thầu dầu… không chỉ giúp da mềm mà còn giúp ngăn chặn sự xâm nhập của dị nguyên; hạn chế tình trạng viêm da cơ địa cấp.

Kết cấu của sản phẩm:

Tùy tình trạng mức độ khô da cũng như giai đoạn viêm da cơ địa mà có thể lựa chọn sản phẩm sử dụng phù hợp.

- Lotion: Đây là sản phẩm có dạng sữa, kết cấu lỏng, mềm, nhiều nước, ít dầu.

Loại này có ưu điểm là không gây bết, dễ tán đều, nhưng do kết cấu lỏng, nên lotion có hiệu quả dưỡng ẩm không cao, chỉ thích hợp với tình trạng da khô và bong tróc da nhẹ.

- Cream: Loại này chứa hỗn hợp nước và dầu với tỷ lệ cân bằng.

Ưu điểm là cung cấp độ ẩm lý tưởng, ít bết dính và dễ tán.

Tuy nhiên, sản phẩm này có thêm chất bảo quản và chất ổn định để ngăn tách các thành phần. Do đó, một số người có thể bị dị ứng khi sử dụng các sản phẩm này. Khi thoa sản phẩm nếu thấy tình trạng dị ứng thì nên ngừng hoặc hỏi ý kiến bác sĩ da liễu.

- Ointment: Là sản phẩm dạng mỡ, có kết cấu đặc hơn với hơn 80% là dầu.

Loại này có tác dụng dưỡng ẩm tốt nhất, giúp ngăn chặn mất nước và phục hồi hàng rào bảo vệ da.

Tuy nhiên lại gây bết và làm bít tắc lỗ chân lông, sẽ không phù hợp với người da dầu, mụn. Chỉ nên dùng khi da quá khô, đặc biệt những vùng da bị sần, dày sừng, thâm nhiễm, nứt nẻ nặng như bàn chân, bàn tay, mặt sau của khớp gối, khuỷu…

2. Lưu ý khi dùng kem dưỡng ẩm

Người bị viêm da cơ địa nên sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên, do đó ngoài lựa chọn sản phẩm có công thức phù hợp, an toàn, lành tính, không chứa hương liệu và chất gây dị ứng; dễ sử dụng, tiện lợi… thì còn cần chọn loại có giá phù hợp kinh tế.

- Nên sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm ít nhất 2 lần/ngày, ngay cả khi da không có biểu hiện bệnh. Nếu da khô sần có thể dùng tăng lên 3-4 lần/ngày.

- Có thể thay đổi loại kem phù hợp với tình trạng da.

- Thoa kem ngay sau khi tắm để hạn chế hiện tượng thoát hơi nước khiến da khô căng, nứt nẻ và bong tróc.

- Chỉ lấy một lượng kem dưỡng ẩm vừa đủ, massage nhẹ nhàng để kem thẩm thấu tốt. Tránh sử dụng lượng kem quá dày sẽ gây khó chịu, bết rít và ảnh hưởng không nhỏ đến yếu tố thẩm mỹ.

- Nên làm sạch da trước khi thoa kem dưỡng để tránh tình trạng bít tắc lỗ chân lông và gây mụn.

- Trong giai đoạn bệnh bùng phát, nếu phải dùng corticoid, thì thoa kem dưỡng ẩm trước khi dùng thuốc bôi chứa corticoid.

- Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng đặc biệt là những kem dưỡng ẩm chuyên biệt có thành phần đặc trị bệnh viêm da cơ địa.

> Xem chi tiết Những loại thuốc trị viêm da cơ địa tốt nhất.

(Bài viết được biên soạn lại từ tài liệu Cách chọn kem dưỡng ẩm ở người viêm da cơ địa theo Báo Sức Khỏe và Đời Sống; bạn có thể xem báo cáo tại đây).

Viêm da cơ địa: Cách điều trị

Viêm da cơ địa: Cách điều trị

Nghiên cứu  - 
Viêm da cơ địa không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sự tự tin của người bệnh. Hãy cùng khám phá những cách chữa viêm da cơ địa hiệu quả, từ những phương pháp tự nhiên đơn giản đến những liệu pháp chuyên sâu, giúp bạn lấy lại làn da khỏe mạnh và mịn màng.
Chế độ ăn cho người bị viêm da cơ địa

Chế độ ăn cho người bị viêm da cơ địa

Tài liệu Y học  - 
Mặc dù không có chế độ ăn kiêng hoặc thực phẩm nào có thể chữa khỏi bệnh viêm da cơ địa nhưng người bệnh có thể điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp để cải thiện tình trạng bệnh và hạn chế các triệu chứng.

Tin khác

Những điều cần biết về bệnh thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em

Những điều cần biết về bệnh thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em

Bệnh thiếu máu thiếu sắt là một căn bệnh phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này bao gồm chế độ dinh dưỡng không phù hợp, nhiễm giun sán, hoặc mắc một số bệnh lý.

Tài liệu Y học  - 
Những điều cần biết về ho ra máu do ung thư

Những điều cần biết về ho ra máu do ung thư

Ho ra máu là khạc ra máu trong và sau khi ho, máu ra ngoài bằng đường miệng hoặc mũi do tổn thương từ thanh quản trở xuống. Chẩn đoán ho ra máu do ung thư thường dễ, tuy nhiên cần phải xác định đúng mức độ nặng của ho ra máu để có thái độ xử trí kịp thời, tránh nguy cơ tử vong do mất máu cấp và tình trạng suy hô hấp cấp do tắc nghẽn hoặc sặc đường thở.

Tài liệu Y học  - 
Tổng quan về bệnh thuỷ đậu: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách điều trị

Tổng quan về bệnh thuỷ đậu: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách điều trị

Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Herpes zoster gây nên, lây từ người sang người qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc gần.

Tài liệu Y học  - 
Kiến thức về bệnh đậu mùa khỉ: Chẩn đoán, điều trị và cách phòng bệnh

Kiến thức về bệnh đậu mùa khỉ: Chẩn đoán, điều trị và cách phòng bệnh

Đậu mùa khỉ (monkey pox) là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng gây dịch, do vi rút đậu mùa khỉ gây ra. Bệnh có nguồn gốc từ Châu Phi, lây truyền từ động vật sang người và từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với tổn thương da, dịch cơ thể, qua quan hệ tình dục, giọt bắn đường hô hấp, vật dụng của người bị nhiễm và lây truyền từ mẹ sang con.

Tài liệu Y học  - 
Tổn thương cột sống do ung thư di căn

Tổn thương cột sống do ung thư di căn

Ung thư di căn cột sống là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân ung thư, có thể gây đau, làm mất chức năng thần kinh. Phần lớn các khối u di căn đến thân đốt sống và phát triển ở ngoài màng tủy. Phát hiện sớm u di căn cột sống và điều trị sớm nhằm mục đích phục hồi chức năng thần kinh, điều trị đau, và điều trị dự phòng biến chứng thần kinh trong tương lai.

Tài liệu Y học  - 
Tổng quan về ung thư tuyến nước bọt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tổng quan về ung thư tuyến nước bọt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ung thư tuyến nước bọt bao gồm các tuyến nước bọt chính và phụ, trong đó các khối u tuyến mang tai chiếm 80%. Theo GLOBOCAN 2018 có 353 ca mới mắc mỗi năm và đứng thứ 23 trong các ung thư chung. Độ tuổi hay gặp ung thư tuyến mang tai là khoảng 55, mô bệnh học hay gặp là loại ung thư biểu mô biểu bì nhầy và ung thư biểu mô tuyến nang.

Tài liệu Y học  -