Cẩm nang chăm sóc bé: 9 tháng 10 ngày trong bụng mẹ
"Cẩm nang chăm sóc bé" - là chuyên đề được Ykhoangaynay.com thực hiện dựa trên tài liệu “Cẩm nang chăm sóc Bà mẹ và Em bé” do Bác sĩ Nguyễn Lân Đính, nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em dịch và chú giải, Giáo sư Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng (nguyên giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM) hiệu đính và viết lời giới thiệu.
Những tài liệu quý này là kết quả nghiên cứu toàn diện về chăm sóc người mẹ và trẻ sơ sinh từ lúc mới bắt đầu mang thai cho đến khi bé được ba tuổi.
Cẩm nang chăm sóc bé sẽ hướng dẫn cho bạn một cách tường tận về cách chăm sóc con từng bước một, chi tiết và dễ hiểu với hơn 800 hình ảnh minh họa thực tế trình bày quá trình mang thai, sinh nở và nuôi con, cùng các giải pháp hiệu quả và tối ưu, khoa học nhất cho tất cả các vấn đề mà một người mẹ thường gặp phải, được biên soạn lại sao cho phù hợp nhất với các bà mẹ Việt Nam.
Dưới đây là bài viết "9 tháng 10 ngày trong bụng mẹ" - tác giả bài viết là Bác sĩ Nguyễn Lân Đính và Bác sĩ Hồ Diễm Châu:
Sự thụ thai
Trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ chỉ rụng trứng một lần vào giữa chu kỳ. Quan hệ vợ chồng trong thời gian ấy thì tỉnh trùng có thể gặp trứng để thụ tinh (cấn thai) và khoảng 9 tháng 10 ngày sau đó đứa bé ra đời. Muốn cho “mẹ tròn con vuông" ta nên chọn thời điểm thuận lợi để có con chứ không nên để xảy ra nhự một “tai nạn".
Ba tháng đầu
Hành trình 9 tháng 10 ngày thai nhi phát triển trong bụng mẹ thật kỳ diệu. Chắc hẳn các mẹ sẽ luôn mong muốn biết được quá trình con mình đang lớn sẽ ra sao, con đang phát triển như thế nào?
Trong chu kỳ dự định có thai, nếu trễ kinh độ 1 tuần thi nên đi khám thai lần đầu (nhớ ghi vào sổ y bạ ngày dự kiến có kinh mà bị trễ và cân nặng của bạn lúc đó).
Phôi 8 tuần
Phôi 8 tuần
Phôi 3 tháng
Dài 2.5 cm
Dài 2.5 cm
7-9 cm; 28g
Khởi điểm từ một tế bào phôi phân 1 thành 2, 2 thành 4…Sau 3 tháng dạng thai nhi với đầu, mình, tay, chân và đầy đủ các bộ phận. Mẹ tăng khoảng 1kg.
Tám tuần lễ đầu, tuy phôi thai tăng trọng không đáng kể nhưng sự phát triển phôi ở giai đoạn đầu nay rất quan trọng, vì nếu thiếu chất hoặc bị nhiễm độc sẽ cho ra các bộ phận thiết lành lặn hoặc quái thai.
Ăn uống: Cần ăn cân bằng dinh dưỡng đủ các nhóm chất, chứ không cần tăng số lượng (xem tháp dinh dưỡng). Chỉ cần thêm mỗi ngày 1 ly sữa bò và 1 quả trứng gà luộc hoặc 1 lon đậu phộng luộc, hoặc 1 ly sữa đậu nành (để cung cấp lactoz và acid béo thiết yếu cho sự phát triển đặc biệt nhanh của tế bào thần kinh não tuỷ bào thai để sau này đứa bé thông minh hơn).
Từ khi cấn thai, cần uống thêm mỗi ngày 1 viên acid Folic 500 - 1000mcg để ngừa dị tật bẩm sinh và để giảm nhẹ phản ứng buồn nôn, ốm nghén…
Cấn thai cần kiêng cữ gì không?
- Điều cần nhớ là không gây độc hại cho bào thai: cả hai vợ chồng phải khoẻ mạnh và không uống rượu, hút thuốc trong ngày quan hệ vợ chồng.
- Trong quá trình mang thai, thai phụ không hút thuốc, uổng rượu, kể cả bia và thức uống có cồn khác; nếu chồng hút thuốc thì nên ra ngoài khi hút.
- Không dùng bất cứ thuốc gì mà không có ý kiến bác sĩ (báo cho bác sĩ biết).
- Giữ vệ sinh kỹ và tránh bớt giao tiếp để khỏi bị nhiễm khuẩn và siêu vi khuẩn...
- Không dể thiếu acid folic (uống thêm), acid béo thiết yếu (đậu mè), sinh tố A (rau lá lục đậm, củ quả màu vàng cam, đỏ..)
- Không dùng thưa vitamin A (không uống các viên sinh tố A liều cao). Có thể dùng đa sinh tố khoáng chất, trong đó có 5.000 Ul vitamin A/viên, nhưng nên uống 2 ngày 1 viên (vì thức ăn đã cung cấp ít nhất 50%nhu cầu rồi).
- Trong tháng đầu mang thai không nên quan hệ vợ chồng để tránh nguy cơ sẩy thai vì tử cung co giật mạnh lúc đạt cực khoái.
Ba tháng giữa
Lúc này thai phụ (mẹ) và thai nhi đã “hòa hợp" nên bà bầu có vẻ tươi tỉnh, ǎn uống được để cả hai cùng phát triển. Thai nhi cựa quậy mạnh dần.
Khám thai: định kỳ lần thứ nhì.
Tiếp tục uống acid folic, thêm mỗi ngày 1 viên 20 mg sắt.
Thai 4 tháng
Thai 5 tháng
Thai 6 tháng
16cm; 113g
25cm; 227g
33cm; 680g
Mẹ tăng 1,5kg
Mẹ tăng 1,7kg
Mẹ tăng 1,8kg
Ăn uống: như quí 1 nhưng tǎng thêm mỗi ngày 1 ly sữa và 1 chén cơm, 50g thức ăn giàu đạm (thịt, cá, trứng, tôm, cua, sò, ốc, tàu hủ, dầu mè). Nên chia khẩu phẩn thành 5-6 bữa, càng về cuối quí càng ǎn nhiều hơn để mẹ tăng cân như bảng trên.
Ba tháng cuối
Khám thai lần 3 để BS kiểm tra...
Thai nhi “lớn như thổi": từ nửa kg ở giữa tháng thứ 6 sē tǎng lên 3-3,5kg vào cuối tháng thứ 9.
Thai phụ cần ǎn nhiều nhưng bào thai lớn chèn ép bao tử khiến không ăn được nhiều. Do đó cần tăng số bữa ăn lên 6 - 7 bữa, uống thêm sữa.
Luu ý: thai phụ dễ bị táo bón, trĩ, phù tỉnh mạch chân, nên cần vận động bình thường, ăn nhiều, rau quả tươi nhất là cam, buởi, rau giấp cá. Nếu cần, BS sẽ cho uống thêm viên Rutin-C hoặc Veinotonic...
Uống thêm mỗi ngày 1 viên 20mg sắt kèm với 200mg vitamin C và 1mg (1000mcg) acid folic. Mỗi tuẩn ǎn 2 lần chè rong biển, hổ tai.
Thai 7 tháng
Thai 8 tháng
Thai 9 tháng
38cm; 1,1kg
42cm; 1,8kg
50cm; 3 - 3,5kg
Mẹ tăng 1,9kg
Mẹ tăng 2,1kg
Me tăng 2kg
Cách ăn uống
- 3 tháng đầu chia nhiều bữa nhỏ, thức ăn dễ tiêu hóa. Sáng dấy, uống ly sữa, ǎn lót lòng.
- 4 tháng trở đi, ăn thêm một chén cơm, đầy/ngày với đủ thức ăn. Có đủ bột, béo, dạm, rau - trái cây.
Nên
- Uống 1 dến 3 ly sữa/ngày;
- Ăn 3-4 trứng/tuần;
- Rau lá lục đâm nấu, xào, luộc cho đủ chất xơ mà gọn;
- Rau củ quả màu đỏ, vàng cam nhiều caroten;
- Mỗi tuần ăn vài lần chè rong biển, hổ tai;
- Nước mắm, gia vị mặn, cần giới hạn nếu có cao huyết áp (số trên >15/số dưới > 9).
Khám thai
Ngoài 3 lần khám thai định kỳ nêu trên, khi thấy có triệu chứng gì khác thường cũng nên đi khám để kiểm tra. Vào tháng cuối thai kỳ, nếu có triệu chứng xuất huyết hay nước lỏng từ âm đạo là phải đến bệnh viện hay báo sanh viện ngay. Đầu tháng thứ 9, đi khám lần chót để BS kiểm tra sức khỏe, siêu âm hay chụp X quang để dự báo sanh dễ hay khó và hướng dẫn cho thai phụ những dấu hiệu báo sanh…
Bệnh dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do vi rút, lây truyền từ động vật sang người chủ yếu qua vết cắn của động vật mắc bệnh. Bệnh thường lưu hành ở các nước thuộc khu vực châu Á và châu Phi. Tại Việt Nam, bệnh dại lưu hành ở nhiều địa phương, chủ yếu là ở các tỉnh miền núi với nguồn truyền bệnh chính là chó.
Gout là một bệnh chuyển hóa, đặc trưng là có những đợt viêm khớp cấp tái phát và lắng đọng natri urat trong các mô, gây ra do tăng acid uric trong máu.
Tổn thương thị thần kinh sau chấn thương là một bệnh lý hay gặp trong nhãn khoa. Tổn thương thị thần kinh có thể đơn thuần do chần thương trực tiếp hoặc phối hợp với chấn thương sọ não.
U não là một trong những căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của não bộ và hệ thần kinh. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe và tính mạng người bệnh.
Ký sinh trùng là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe con người do chúng tác động lên vật chủ theo nhiều cách khác nhau, từ hút dinh dưỡng, gây tổn thương mô, tiết độc tố đến làm suy giảm hệ miễn dịch. Các tác động cơ học và phản xạ như co thắt ruột cũng khiến bệnh do ký sinh trùng trở nên nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng nhiễm ký sinh trùng có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng.
Thời tiết thay đổi, các bác sĩ tim mạch liên tục nhận được những cuộc gọi khẩn cấp về các cơn tăng huyết áp. Đây là một trong những cấp cứu nội khoa phổ biến nhất, đặc biệt ở lứa tuổi trung niên trở lên. Xử lý đúng cách có thể giúp kiểm soát tình trạng này, nhưng nếu sai sót, hậu quả có thể dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy thận cấp...