Cẩm nang chăm sóc bé: Ho và cảm cúm (phần 2)
Cảm cúm ở trẻ em là bệnh lý phổ biến nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Đáng chú ý, các triệu chứng của cảm cúm dễ nhầm lẫn với cảm lạnh, khiến nhiều bậc phụ huynh chủ quan trong việc chăm sóc trẻ.
> Cẩm nang chăm sóc bé: Ho và cảm cúm (phần 1)
Cảm thường
Cảm thường do siêu vi gây nên và vì không có cách tiêu diệt được các bệnh nhiễm siêu vi nên không có phép điều trị chuyên biệt nào cho bệnh cảm thường. Siêu vi xâm nhập cơ thể qua đường mũi và họng, khiến cho lớp niêm mạc lót mũi và họng bị viêm. Hiện tượng này gây nên các triệu chứng sổ mũi và đau họng quen thuộc. Các cơ chế để kháng của cơ thể phải mất tới mười ngày mới khắc phục được con siêu vi.
Bệnh có nghiêm trọng không?

Cảm thường không phải là một bệnh nghiêm trọng, nhưng vì nó làm giảm sức đề kháng của cơ thể, nên có thể sinh ra những biến chứng như viêm phế quản hay viêm phổi. Ở một em bé, cảm thường phải được coi là nghiêm trọng hơn bởi lẽ ngay cả những triệu chứng nhẹ như nghẹt mũi, có thể gây khó khăn trong việc cho bú. Nguy cơ sinh biến chứng cũng lớn hơn nữa.
Triệu chứng có thể gặp
Hắt hơi, chảy nước mũi hay nghẹt mũi, sốt, ho, đau họng, đau cơ bắp, hay khóc, sổ mũi.
Việc gì phải làm trước tiên?
- Nếu bé có triệu chứng bị cảm, cặp nhiệt để xem có sốt nữa không. Nếu bé không sốt, hãy giữ cho bé được ấm và dễ chịu. Không nhất thiết phải bắt bé nằm giường trừ phi bé muốn. Nếu bé sốt khoảng 38 độ C và nhiệt độ này không giảm trong vòng 4 đến 5 tiếng, hãy cho bé nằm giường và cố làm hạ nhiệt (bằng cách cho uống paracetamol, uống nhiều nước, lau mát).
- Kiểm tra xem nước mũi của bé trong hay vàng. Nếu nước mũi ngả sang màu vàng, có thể có một bệnh nhiễm trùng thứ phát. Nếu nước mũi của bé trong, có thể bé bị sổ mũi mùa.
- Chớ cho con bạn uống bất cứ thuốc ho nào mà không hỏi ý kiến của bác sĩ.
> Bảo vệ niêm mạc cho bé là cách phòng bệnh hữu hiệu
Có nên đưa đi khám bác sĩ chăng?
Chỉ nên đi khám bác sĩ nếu bạn cho con mình đã phát sinh một bệnh nhiễm trùng khác sau khi bị cảm hay trong trường hợp bé bú khó khăn vì bị cảm hay có vẻ khó ở, hoặc nếu con bạn ho khan đến độ mất ngủ ban đêm. Dù bác sĩ có kê đơn thuốc nhỏ mũi, cũng đừng bao giờ nhỏ nhiều lần hơn là bác sĩ đã dặn, hay trong thời dài, vì thuốc nhỏ mũi có thể làm tổn thương niêm mạc mũi. Bác sĩ có thể kê đơn một loại thuốc để cắt cơn ho hay giúp cho long đàm nếu bị ho nặng.
Những việc có thể làm ở nhà
- Cho một em bé: Giúp cho bé thở dễ hơn bằng cách kê một cái gối dưới nệm giường cho nằm đầu cao hơn.
- Cho con bạn uống nhiều nước. Ngay dù bé không đói, cẩn thận sao cho bé uống đủ nước.
- Giúp cho bé hỉ mũi đúng cách, hỉ từng bên một.
- Nếu được, hay giữ cho không khí căn phòng của bé có đủ độ ẩm để niêm mạc mũi đã bị viêm hông bì bầu không khí khô kích thích thêm.
- Nếu bé bị đau mũi và môi trên do hỉ mũi liên tục, hay thoa chút vaselin để đề phòng trầy da.
- Thử tẩy vài viên nang tinh dầu bạc hà lên quần áo và chăn mền; làm như vậy có thể giúp cho bé dễ thở ban đến hơn.
- Để cho bét bót đau họng và thông mũi, hãy cho bé uống nước chanh nóng mới vắt, trước khi đi ngủ.
(Nguồn tài liệu: “Cẩm nang chăm sóc Bà mẹ và Em bé” do Bác sĩ Nguyễn Lân Đính, nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em dịch và chú giải, Giáo sư Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng (nguyên giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM) hiệu đính và viết lời giới thiệu.)
> Xem thêm các bài viết khác trong chuyên đề "Cẩm nang chăm sóc bé" tại đây.
Tin khác
Viêm màng bồ đào cấp tính ở trẻ em - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Viêm màng bồ đào cấp tính ở trẻ em là tình trạng viêm cấp của màng bồ đào (MBĐ), có thể xảy ra ở MBĐ trước, MBĐ trung gian, MBĐ sau hoặc toàn bộ MBĐ.
Viêm loét giác mạc do amip (acanthamoeba): Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị
Loét giác mạc do acanthamoeba là hiện tượng mất tổ chức giác mạc do hoại tử gây ra bởi một quá trình viêm trên giác mạc do acanthamoeba.
Viêm kết mạc dị ứng cấp tính - Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Viêm kết mạc dị ứng cấp tính là hình thái dị ứng nhanh của viêm kết mạc dị ứng khi bệnh nhân tiếp xúc với dị nguyên.
Kiến thức về bệnh sốt rét ở trẻ em
Sốt rét là bệnh truyền nhiễm do kí sinh trùng Plasmodium gây nên, lây truyền theo đường máu. Bệnh lưu hành địa phương và có thể gây thành dịch. Bệnh truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi Anopheles.
Trẻ em ăn chay được không?
Ăn chay có thể giúp phòng ngừa nhiều bệnh tật như bệnh tim mạch, chuyển hóa, tiêu hoá, ung thư, ... Với nhiều lợi ích sức khỏe, hiện nay khuynh hướng ăn chay đang ngày càng phổ biến cho mọi độ tuổi từ già đến trẻ, nhiều gia đình chuyển hẳn sang chế độ ăn chay trường và thậm chí cho trẻ em ăn từ bé.