Cẩm nang chăm sóc bé: Ho và cảm cúm (phần 3)
Cảm cúm ở trẻ em là một bệnh lý thường gặp, có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khi không được phát hiện và điều trị đúng cách. Đặc biệt, triệu chứng của bệnh khá giống với cảm lạnh, khiến nhiều phụ huynh nhầm lẫn.
Sổ mũi
Sổ mũi là một tình trạng thặng dư nhầy nhớ ở mũi và họng. Chứng này có thể là hậu quả của bệnh cảm thường, nó cũng có thể xuất hiện cùng lúc với thời kỳ xâm nhập của một bệnh nhiễm vi trùng hay siêu vi như sởi hay cúm chẳng hạn. Với chứng sổ mũi, chất nhầy nhớ từ mũi ra có thể trở nên đặc và vàng trước khi khỏi hẳn căn bệnh tiềm tàng. Một trong những hình thức lộ liễu nhất của chứng sổ mũi cấp tính xảy tới cho những người bị sổ mũi mùa do dị ứng hay đi kèm với ngứa mắt, chảy nước mắt và hắt hơi.
Sổ mũi kinh niên có thể bắt nguồn từ bệnh viêm xoang. Chất nhầy nhớ từ các xoang bị nhiễm trùng chảy xuống phía sau cuống họng, khiến cho đứa trẻ ho, đặc biệt là khi nằm xuống (nhất là ở thế nằm ngửa). Thở khó khăn và nếu có nhiều nhầy nhớ bị nuốt vào, cảm giác khó chịu này có thể dẫn tới ói mửa. Một đôi khi, có thể có sổ mũi kèm theo viêm tai giữa, sùi vòm họng (VA), hay pôlip mũi.
> Cẩm nang chăm sóc bé: Ho và cảm cúm (phần 1)
Triệu chứng có thể gặp
- Nghẹt mũi.
- Chảy nước mũi, nước trong.
- Ho, nhất là về đêm.
- Bé bú khó.
- Ói mửa nếu chất nhầy nhớ bị nuốt vào.
Việc gì phải làm trước tiên?
- Bạn hãy khuyến khích con bạn hỉ mũi luôn luôn. Chứng sổ mũi chắc hẳn sẽ không cần chữa trị gì hơn thế nữa.
- Nếu con bạn bị khó thở, bạn hãy nhỏ vài giọt dầu bạc hà lên quần áo hoặc áo gối cháu, ban đem, hoặc bạn khuyến khích cháu, nếu cháu đủ lớn rồi, hít khói xông bốc lên từ tô nước nóng hoà tan các tinh thể bạc hà. Bạn hãy đặt cái tôi trên một mặt bàn và trùm kín cả cái tôi lẫn đầu con bạn bằng một cái khăn để tinh dầu bạc hà có được tác dụng tối đa.
- Nếu con bạn ho ban đêm, bạn hãy chêm gối cho cháu nằm đầu cao lên, để chất nhầy nhớt đừng chảy xuống họng cháu.
- Đừng bao giờ sử dụng thuốc nhỏ mũi mà không có ý kiến của bác sĩ.
Bác sĩ có thể làm gì?
- Đối với một em bé, bác sĩ có thể kê toa thuốc nhỏ mũi để làm thông mũi trước khi cho bú.
- Nếu bác sĩ nghĩ rằng chứng sổ mũi là do dị ứng, chắc hẳn là ông sẽ cho con bạn trải qua một loạt thử nghiệm để phát hiện ra nguyên nhân có thể gây sổ mũi.
- Nếu chứng sổ mũi do viêm xoang kinh niên hay viêm tai giữa gây nên, chắc hẳn bác sĩ sẽ kê toa thuốc kháng sinh. Nếu là do VA lớn hoặc pôlip mũi, bác sĩ có thể khuyên nên nạo bỏ bằng phẫu thuật.
Những việc nên hay không nên làm
- Chớ có bao giờ cố làm thông mũi con bạn với một que quấn bông gòn; làm như vật sẽ chỉ đầy nhầy nhớ sâu thêm vào trong.
- Trừ phi là bác sĩ khuyên, bạn nên tránh sử dụng các loại thuốc làm thông mũi, việc này có thể dẫn tới sản xuất thêm nhầy nhớ; chúng làm ráo nhầy nhớt có hiệu quả đến độ cơ thể lại sản xuất thêm để bù trừ.
- Bạn hãy dạy con bạn cách hỉ mũi thích hợp bằng cách làm thông mỗi lần một bên mũi.
Cúm
Bệnh cúm, cũng giống như bệnh cảm thường, là do một siêu vi gây nên, cũng có những triệu chứng tương tự, như sổ mũi, đau họng, ho và sốt, cũng như lạnh run và đau nhức toàn thân. Vì rằng đây là một bệnh nhiễm siêu vi, nên không có phép chữa trị cho bệnh cúm và bệnh kéo dài trung bình từ 3 đến 4 ngày. Trừ phi có nhiễm trùng thứ phát, trong đa số trường hợp chỉ cần chữa trị các triệu chứng là đủ.
> Cẩm nang chăm sóc bé: Ho và cảm cúm (phần 2)
Bệnh có nghiêm trọng không?
Ngay trong trường hợp bệnh cúm đi kèm với sốt cao, hiếm khi có biến chứng nghiêm trọng xảy tới. Tuy nhiên, cũng có như trong mọi bệnh nhiễm siêu vi, sức đề kháng tự nhiên giảm sút, và sinh ra một bệnh nhiễm trùng thứ phát, như viêm phổi, viêm phế quản, viêm tai giữa hay viêm xoang. Bệnh cúm bao giờ cũng nghiêm trọng ở một đứa trẻ phổi yếu vì sẵn bị suyễn, hoặc có bệnh như bệnh đại tháo đường chẳng hạn.
Triệu chứng có thể gặp
Sổ mũi, đau họng, ho, sốt trên 39 độ C, lạnh run, đau, nhức, tiêu chảy, nôn mửa hay buồn nôn, yếu người và ngủ li bì.
Việc gì phải làm trước tiên?
- Cứ ba hay bốn giờ một, bạn hãy kiểm tra thân nhiệt con bạn và nếu không hạ nhiệt trong vòng 36 giờ, hãy đưa đi khám bác sĩ.
- Cho con bạn uống paracetamol nước để làm hạ nhiệt, giảm đau nhức và cho cháu nằm nghỉ.
- Đừng ép con bạn ăn; cẩn thận nên cho cháu uống nhiều nước, nhưng chớ cho cháu uống sữa nếu cháu bị tiêu chảy. Cách tốt nhất để bù nước mất đi do đổ mồ hôi và sốt, là cho uống nước ép trái cây pha loãng hoặc nước chín.
- Nếu có nổi ban ngay sau khi bắt đầu có triệu chứng cúm, có thể là con bạn bị lên sởi, chứ không phải bị cúm.
Có cần đi khám bác sĩ không?
Hãy đưa đến bác sĩ ngay nếu con bạn không hạ nhiệt được trong vòng 36 giờ hay nếu bạn để ý thấy tình trạng của bé tồi tệ hơn sau 48 tiếng. Hãy cảnh giác để ý xem cháu có ho hơn không, điều này gợi ý bệnh nhiễm trùng đã đến tới lồng ngực con bạn. Nếu đau tai, có thể liên tưởng tới viêm tai giữa hoặc tiết ra nước mũi màu vàng, có mủ, có thể là dấu hiệu bệnh viêm xoang. Đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt, nếu bạn nghi ngờ là bệnh sởi.
Khi đi bác sĩ
Bác sĩ sẽ khám xem có nhiễm trùng thứ phát hay không. Nếu có, bác si sẽ kê đơn một loại thuốc kháng sinh để diệt trừ căn bệnh nhiễm trùng. Bằng không thì bác sĩ sẽ khuyên bạn nên tiếp tục với paracetamol nước và cho nằm nghỉ. Trong trường hợp con bạn ho dai dẳng, có thể bác sĩ sẽ kê một thứ thuốc ho thích hợp.
Việc gì có thể làm phụ?
- Con bạn cần nghỉ ngơi trong một bầu không khí ấm áp, ổn định. Nếu cháu chán, bạn hãy sắp xếp giường cho cháu nằm nghỉ trong bếp hay phòng sinh hoạt để cháu có thể gần được bạn cả ban ngày.
- Một khi cháu đã thấy muốn chơi, bạn cứ cho phép cháu, tuy nhiên nếu cháu sốt lên thì bạn hãy cho cháu nằm nghỉ trở lại.
- Đừng để vương vãi những khăn giấy dơ. Hãy khuyến phúc con bạn vứt khăn vào giỏ ngay sau khi đã dùng. Nếu cháu sử dụng khăn tay vải, bạn hãy nấu sôi khăn khi giặt để tránh cho siêu vi khỏi lây lan ra cả nhà.
- Sau khi thấy con bạn đã khỏi bệnh rồi, nếu cháu lại sốt lên và nôn mửa, bạn hãy đưa đi khám bác sĩ ngay. Một căn bệnh trẻ em hiếm gặp, nhưng nghiêm trọng, hội chứng Reye có thể là nguyên nhân gây ra diễn biến xấu này.
(Nguồn tài liệu: “Cẩm nang chăm sóc Bà mẹ và Em bé” do Bác sĩ Nguyễn Lân Đính, nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em dịch và chú giải, Giáo sư Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng (nguyên giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM) hiệu đính và viết lời giới thiệu.)
> Xem thêm các bài viết khác trong chuyên đề "Cẩm nang chăm sóc bé" tại đây.
Tin khác
Cẩm nang chăm sóc bé: Ho và cảm cúm (phần 2)
Cảm cúm ở trẻ em là bệnh lý phổ biến nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Đáng chú ý, các triệu chứng của cảm cúm dễ nhầm lẫn với cảm lạnh, khiến nhiều bậc phụ huynh chủ quan trong việc chăm sóc trẻ.
Cẩm nang chăm sóc bé: Ho và cảm cúm (phần 1)
Ho hoặc là triệu chứng của một bệnh hoặc là một cách phản ứng của cơ thể đối với nhân tố kích thích họng hay khí quản. Ho có thể đưa đàm từ phổi lên và chất nhớt trong từ khí quản, thí dụ như trong một cơn suyễn hoặc ho gà (người ta gọi hiện tượng này là ho có sinh đàm.
Những điều quan trọng cần nhớ khi chăm sóc trẻ sơ sinh
Việc chăm sóc trẻ sơ sinh luôn là thử thách đầy bỡ ngỡ và không ít khó khăn, đặc biệt đối với các bà mẹ trẻ lần đầu làm mẹ. Để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bé yêu, cha mẹ cần lưu ý những điều quan trọng sau đây.
Cẩm nang chăm sóc bé: Bảo vệ niêm mạc cho bé là cách phòng bệnh hữu hiệu
Mặt trong của đường hô hấp, đường tiêu hóa, đường tiết niệu, đường sinh dục...được cấu tạo bởi lớp màng da đặc biệt gọi là niêm mạc. Niêm mạc có cùng chức năng như da là bảo vệ không cho vi trùng xâm nhập cơ thể.
Cẩm nang chăm sóc bé: Các chứng đau thường gặp ở trẻ em (phần 2)
Chứng đau ở trẻ em có thể xuất hiện ngay từ khi trước khi biết nói đau và chỉ có ý nghĩa bệnh lý, nếu đi kèm với một số triệu chứng khác, thay đổi tuỳ theo nơi bị đau trên cơ thể. Tuỳ theo tuổi, có thể có những chứng đau hay xuất hiện ở cơ quan, bộ phận này chứ không ở bộ phận nọ.