Nguồn: Sở Y tế Nam Định | 03/07/2024

Bị viêm da cơ địa nên kiêng ăn gì?

Bị viêm da cơ địa ngoài sử dụng đơn thuốc theo chỉ định của bác sĩ cần kết hợp chế độ ăn kiêng hợp lý giúp việc điều trị hiệu quả và nhanh chóng.

Bị viêm da cơ địa ngoài sử dụng đơn thuốc theo chỉ định của bác sĩ cần kết hợp chế độ ăn kiêng hợp lý giúp việc điều trị hiệu quả và nhanh chóng.

Dưới đây là những thực phẩm mà người bị viêm da cơ địa không nên ăn trong quá trình chữa trị:

Thực phẩm nhiều chất béo

Thực phẩm nhiều chất béo như đồ chiên, rán, nhiều dầu mỡ và chất béo không hòa tan. Đây là nhóm thực phẩm thường thấy trong các bữa ăn của người Việt.

Tuy nhiên, những món ăn này lại chính là “khắc tinh” của bệnh viêm da cơ địa. Nếu lạm dụng thực phẩm có nhiều chất béo thường xuyên sẽ khiến tình trạng viêm da ngày càng trở nên nghiêm trọng.

Không những thế, chất bảo quản tiềm ẩn trong các món ăn chiên dầu được chế biến sẵn sẽ kích thích cơ thể giải phóng histamin khiến bệnh càng lâu khỏi hơn.

Kiêng ăn đồ ngọt, có nhiều đường

Bị viêm da cơ địa nên tránh các loại đồ ngọt, nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt,… Có thể nói đây chính là “kẻ thù” của mọi loại bệnh da liễu.

Đường kính trắng và chất tạo màu có trong đồ ngọt khi đi vào cơ thể hấp thu khá nhanh gây cảm giác ngứa ngáy, nổi mụn nước dẫn đến hiện tượng sưng viêm.

Sữa và chế phẩm từ sữa

Đối với người bình thường, sữa và chế phẩm từ sữa rất tốt với sức khỏe nhưng với người bị viêm da cơ địa đây chính là mối nguy hại.

Sữa động vật và các chế phẩm từ sữa như bơ, kem, phô mai có chứa rất nhiều chất béo khi đi vào cơ thể sẽ kích thích bệnh tái phát. Ngoài ra, chúng còn có thể kích thích tăng tiết bã nhờn khiến vùng da bị thương trở nên nghiêm trọng, lan rộng, ảnh hưởng xấu đến quá trình điều trị.

Đồ ăn và gia vị cay nóng

Các loại gia vị cay, tê có thể làm cho món ăn trở nên hấp dẫn, kích thích vị giác người dùng tuy nhiên sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng thải độc, gây hại dạ dày khiến độc tố tích tụ bên trong cơ thể và phát ra ngoài bề mặt da. Vì vậy, bệnh viêm da cơ địa không nên tiếp xúc với đồ ăn cay nóng.

Thực phẩm chứa nhiều tinh bột

Việc tiêu thụ các loại thực phẩm quá giàu tinh bột làm tăng cường biểu hiện các triệu chứng của viêm da cơ địa, đặc biệt là các triệu chứng ngứa rát càng trở nên nghiêm trọng hơn do ứ khí. Chỉ số Glycemic trong cơ thể tăng cao sẽ chuyển hóa thành đường dẫn đến tăng hàm lượng insulin trong máu.

Nên thay thế các thực phẩm giàu tinh bột như mì hoặc bánh mì bằng các loại hạt ngũ cốc nguyên cám nhằm tăng cường hoạt động hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của cơ thể.

Đồ uống có cồn và chất kích thích

Đồ uống có cồn, chất kích thích, nước có gas, thuốc lá, cà phê là những loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe, khiến cơ thể tích tụ một lượng độc tố lớn không thể thoát ra ngoài.

Không những thế, sử dụng nhiều bia rượu còn khiến dạ dày tiết ra chất biến đổi thức ăn không tốt cho sức khỏe. Đối với người có hệ miễn dịch yếu, da nhạy cảm thì nguy cơ tái phát bệnh da liễu càng cao hơn. Chính vì vậy bạn cần chú ý tránh xa nhóm thực phẩm này.

Tránh ăn đồ hải sản

Loại thực phẩm mà người bị bệnh viêm da cơ địa kiêng ăn phải kể đến các loại hải sản như tôm, cua, cá, nghêu, hàu,… mặc dù đây là nhóm thực phẩm tốt cho sức khỏe.

Người bị viêm da cơ địa không nên ăn hải sản bởi trong nhóm thực phẩm này có chứa những tác nhân kích thích cơ thể sản sinh histamin làm cơn ngứa có thể đến bất ngờ với mức độ nghiêm trọng so với bình thường.

Đồ ăn lên men

Dưa muối, cà muối là món ăn khá quen thuộc với tất cả mọi người tuy nhiên loại thực phẩm này sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng đào thải của thận. Chất chua trong dưa, cà sẽ khiến axit dạ dày tăng cao, ảnh hưởng xấu đến tình trạng viêm da cơ địa.

Trên đây là các loại thực phẩm mà người bị viêm da cơ địa nên tránh để đảm bảo tiến triển điều trị hiệu quả và nhanh chóng.

(Bài viết được biên soạn lại từ tài liệu Người viêm da cơ địa nên kiêng ăn gì? của Sở Y tế Nam Định; bạn có thể xem báo cáo tại soyte.namdinh.gov.vn).

Tin khác

Những điều cần biết về tật nứt đốt sống ở thai nhi

Những điều cần biết về tật nứt đốt sống ở thai nhi

Nứt đốt sống là tình trạng cột sống không khép lại được trong tháng đầu tiên của thai kỳ. Trong hầu hết các trường hợp nứt đốt sống thể hở, có một túi chứa dịch lồi ra ngoài vị trí tổn thương - Túi này được gọi là túi thoát vị tủy, nó chứa các dây thần kinh bị biến dạng và màng bao xung quanh chúng được gọi là màng tủy. Ít gặp hơn là tình huống cột sống nứt ra phía sau và không được bao phủ bởi màng tủy - được gọi là thoát vị tủy.

Tài liệu Y học  - 
Kiến thức cần biết về bệnh phong: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng bệnh

Kiến thức cần biết về bệnh phong: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng bệnh

Bệnh phong không còn xa lạ với chúng ta nhưng có lẽ nhiều người còn chưa biết rõ về căn bệnh này. Do đó, hiểu rõ về nguyên nhân, dấu hiệu của bệnh phong sẽ giúp bạn phòng ngừa hiệu quả và tránh những biến chứng không mong muốn.

Tài liệu Y học  - 
Bệnh lao da: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Bệnh lao da: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Lao da là bệnh nhiễm khuẩn da mạn tính, do trực khuẩn lao có tên khoa học là Mycobacterium tuberculosis gây nên. Bệnh thường gặp ở những nước kém phát triển đặc biệt là ở những người suy dinh dưỡng, giảm miễn dịch.

Tài liệu Y học  - 
Tổng quan về bệnh trứng cá: Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị hiệu quả

Tổng quan về bệnh trứng cá: Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị hiệu quả

Trứng cá (acne) là bệnh da thông thường gây nên do tăng tiết chất bã và viêm của hệ thống nang lông tuyến bã.

Tài liệu Y học  - 
Bệnh viêm nang lông: Nguyên nhân, điều trị và cách phòng chống

Bệnh viêm nang lông: Nguyên nhân, điều trị và cách phòng chống

Viêm nang lông (folliculitis) là tình trạng viêm nông một hoặc nhiều nang lông. Bệnh gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhất là thanh thiếu niên và người trẻ.

Tài liệu Y học  - 
Thông tin về nhọt: Nguyên nhân, điều trị, cách phòng nhọt bạn nên biết

Thông tin về nhọt: Nguyên nhân, điều trị, cách phòng nhọt bạn nên biết

Nhọt (tên tiếng Anh là Furuncle) để chỉ tình trạng viêm cấp tính gây hoại tử nang lông và tổ chức xung quanh; thông tin khoa học đầy đủ về nhọt bạn nên biết.

Tài liệu Y học  -