Nguồn: Bộ Y Tế | 03/07/2024

Những triệu chứng khi mắc bệnh Zona thần kinh

Bệnh Zona thần kinh là một bệnh nhiễm trùng da, do một loại virus Varicella zoster (VZV) gây nên bệnh thủy đậu là nguyên nhân chính. Zona thần kinh với các triệu chứng đặc trưng: cảm giác nóng rát, đau châm chích, mụn nước, có dịch trong...

Zona thần kinh là bệnh gì?

Bệnh zona hay herpes zoster là bệnh nhiễm trùng da với biểu hiện thường gặp là các ban đỏ, mụn nước. Chúng tập trung thành vùng, thành chùm, dọc theo đường phân bố của thần kinh ngoại biên. Bệnh do sự tái hoạt của virus Varicella zoster (VZV) - nguyên nhân gây nên bệnh thủy đậu. Chính vì thế những người vô tình nhiễm phải virus VZV lần đầu sẽ có biểu hiện bệnh thủy đậu. Virus này tồn tại tiềm ẩn ở các hạch thần kinh cảm giác cạnh cột sống rất lâu, có thể trong nhiều tháng, thậm chí lên đến hàng chục năm.

Zona thần kinh thường xuất hiện ở những người già, những người suy giảm miễn dịch, đặc biệt ở người nhiễm HIV/AIDS, ung thư, hóa trị hoặc đang trong quá trình sử dụng các phương pháp điều trị làm giảm hệ miễn dịch tương tự vậy.

Các triệu chứng phổ biến khi bị Zona thần kinh

Những người bị Zona thần kinh thường sẽ có những triệu chứng ban đầu như: sốt cao từ 38 - 39 độ C, đau đầu, cảm thấy mệt mỏi, cơ thể đau nhức,... Sau đó là các biểu hiện cụ thể hơn, ứng với từng giai đoạn khác nhau của bệnh.

Các biểu hiện ngoài da

1. Vị trí: bệnh thường xuất hiện ở một bên cơ thể như: 1 bên eo, một bên mặt, cổ hoặc thân mình không vượt quá đường giữa cơ thể và theo đường phân bố của một dây thần kinh ngoại biên; trường hợp cá biệt bị cả hai bên hay lan toả.

2. Nếu bị phát bệnh ở cổ, vai zona có thể lan đến các khu vực lân cận như cánh tay, cẳng tay, bàn tay, hoặc nếu ở mông thì có thể lan xuống đùi, cẳng chân và gót chân.

3. Trên bề mặt da: người bệnh nổi ban đỏ đau rát, hơi nề nhẹ. Dần dần chúng hình thành các đám mụn nước lớn nhỏ không đều, tập trung thành từng chùm, dải hoặc thành vệt; sắp xếp dọc theo đường phân bố thần kinh ngoại biên. Sau một thời gian dịch trong đó hóa đục, kết mủ, sau vài ngày các mụn nước này vỡ đi, hình thành các vảy rồi bong dần để lại nhiều vết sẹo lấm tấm trắng trên da giống như bị hắc lào.

Mụn nước căng có chứa dịch trong, dễ dàng vỡ ra khi có va chạm hoặc bị tác động mạnh.

4. Thời gian trung bình từ khi phát tổn thương đến khi lành sẹo vào khoảng từ 2 đến 4 tuần. Người cao tuổi thường bị tổn thương nhiều hơn và trên diện rộng hơn: mụn nước, bọng nước cơ thể đi kèm với xuất huyết, nhiễm khuẩn, hoại tử, sẹo xấu và lâu lành. Còn ở trẻ em, sự tổn thương ít hơn, bệnh nhanh lành hơn.

Các cảm giác bên trong

1. Triệu chứng cơ năng: đau xuất hiện sớm, có thể trước cả tổn thương ngoài da và luôn thay đổi trong suốt thời gian bệnh tiến triển. Mức độ có thể từ đau nhẹ như bỏng rát, âm ỉ tại chổ đến dữ dội tại vùng da bị ảnh hưởng như kim châm, giật từng cơn, nhất là về đêm. Trường hợp hiếm gặp có thể gặp dị cảm ở một vùng hoặc nhiều dây thần kinh chi phối từ 1 - 5 ngày.

2. Cảm giác nóng, rát cũng ngày càng rõ kèm theo ngứa ngáy, dần dần vùng da đó sẽ nổi ban đỏ đau rát cùng với đó là cảm giác sốt nhẹ, đau nhức, sợ ánh sáng và khó chịu.

3. Có cảm giác bị sưng đau ở các vùng da lân cận và có xuất hiện hạch ở cổ, nách, bẹn… tương ứng với vị trí phát ban zona.

4. Các rối loạn khác: rối loạn bài tiết mồ hôi, vận mạch, phản xạ dựng lông (nhưng hiếm gặp).

Nếu không được chữa trị kịp thời, zona thần kinh sẽ để lại những biến chứng nguy hiểm.

(Bài viết được tham khảo, tổng hợp thông tin và biên soạn lại từ Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu của Bộ Y tế số 75/QĐ - BYT 2015; bạn có thể xem báo cáo lại kcb.vn này).

Tin khác

Những điều cần biết về tật nứt đốt sống ở thai nhi

Những điều cần biết về tật nứt đốt sống ở thai nhi

Nứt đốt sống là tình trạng cột sống không khép lại được trong tháng đầu tiên của thai kỳ. Trong hầu hết các trường hợp nứt đốt sống thể hở, có một túi chứa dịch lồi ra ngoài vị trí tổn thương - Túi này được gọi là túi thoát vị tủy, nó chứa các dây thần kinh bị biến dạng và màng bao xung quanh chúng được gọi là màng tủy. Ít gặp hơn là tình huống cột sống nứt ra phía sau và không được bao phủ bởi màng tủy - được gọi là thoát vị tủy.

Tài liệu Y học  - 
Kiến thức cần biết về bệnh phong: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng bệnh

Kiến thức cần biết về bệnh phong: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng bệnh

Bệnh phong không còn xa lạ với chúng ta nhưng có lẽ nhiều người còn chưa biết rõ về căn bệnh này. Do đó, hiểu rõ về nguyên nhân, dấu hiệu của bệnh phong sẽ giúp bạn phòng ngừa hiệu quả và tránh những biến chứng không mong muốn.

Tài liệu Y học  - 
Bệnh lao da: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Bệnh lao da: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Lao da là bệnh nhiễm khuẩn da mạn tính, do trực khuẩn lao có tên khoa học là Mycobacterium tuberculosis gây nên. Bệnh thường gặp ở những nước kém phát triển đặc biệt là ở những người suy dinh dưỡng, giảm miễn dịch.

Tài liệu Y học  - 
Tổng quan về bệnh trứng cá: Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị hiệu quả

Tổng quan về bệnh trứng cá: Nguyên nhân, triệu chứng và cách trị hiệu quả

Trứng cá (acne) là bệnh da thông thường gây nên do tăng tiết chất bã và viêm của hệ thống nang lông tuyến bã.

Tài liệu Y học  - 
Bệnh viêm nang lông: Nguyên nhân, điều trị và cách phòng chống

Bệnh viêm nang lông: Nguyên nhân, điều trị và cách phòng chống

Viêm nang lông (folliculitis) là tình trạng viêm nông một hoặc nhiều nang lông. Bệnh gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhất là thanh thiếu niên và người trẻ.

Tài liệu Y học  - 
Thông tin về nhọt: Nguyên nhân, điều trị, cách phòng nhọt bạn nên biết

Thông tin về nhọt: Nguyên nhân, điều trị, cách phòng nhọt bạn nên biết

Nhọt (tên tiếng Anh là Furuncle) để chỉ tình trạng viêm cấp tính gây hoại tử nang lông và tổ chức xung quanh; thông tin khoa học đầy đủ về nhọt bạn nên biết.

Tài liệu Y học  -