Ykhoangaynay.com |  26/07/2024

Ung thư buồng trứng: Nguyên nhân và dấu hiệu

Năm 2018, Việt Nam ghi nhận khoảng 1.500 trường hợp mới mắc ung thư buồng trứng và hơn 900 ca tử vong vì căn bệnh này. Ung thư buồng trứng là một căn bệnh gây nhiều lo lắng cho phụ nữ, đặc biệt là những chị em trong độ tuổi sinh sản và đã lập gia đình.

Mặc dù ung thư buồng trứng thường xảy ra ở phụ nữ lớn tuổi, nhưng đã có trường hợp mắc bệnh ở độ tuổi khá trẻ. Do đó, việc trang bị kiến thức cơ bản để chủ động phòng ngừa và phát hiện sớm các biểu hiện cảnh báo là rất cần thiết.

Ung thư buồng trứng là gì?

Bệnh ung thư buồng trứng hiện nay vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân chính xác gây bệnh

Ung thư buồng trứng là tình trạng một hoặc cả hai buồng trứng xuất hiện các tế bào bất thường, phát triển thành những khối u ác tính, xâm lấn và phá hủy các mô, cơ quan trong cơ thể. Thậm chí, các khối u này có thể di căn đến nhiều cơ quan khác, gây ung thư tại những cơ quan đó. Khoảng 90% ca bệnh bắt đầu từ lớp ngoài của buồng trứng, gọi là ung thư biểu mô buồng trứng.

Các thể khối u ác tính ở buồng trứng bao gồm:

1. Ung thư biểu mô buồng trứng: Đây là thể ung thư buồng trứng phổ biến nhất, các tế bào ung thư phát triển từ các tế bào trên bề mặt buồng trứng.

2. Ung thư tế bào mầm: Dạng ung thư này xuất phát từ các tế bào sản xuất trứng.

3. Các loại khác: Bao gồm ung thư có nguồn gốc từ mô đệm sinh dục, ung thư bắt nguồn từ trung mô và các ung thư di căn đến buồng trứng.

> Thông tin khái quát, tin cậy về ung thư buồng trứng

Nguyên nhân tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng

Yếu tố gia đình: Nếu gia đình có mẹ, chị/em gái mắc ung thư buồng trứng hoặc ung thư vú, và bạn mang gen đột biến BRCA1, BRCA2, nguy cơ mắc ung thư buồng trứng của bạn sẽ cao hơn.

Tuổi tác: Ung thư buồng trứng có thể xuất hiện ở nhiều độ tuổi, tuy nhiên, phổ biến nhất là ở nữ giới trong thời kỳ mãn kinh, đặc biệt là từ 40-50 tuổi.

Kinh nguyệt và mãn kinh: Những phụ nữ phát hiện kinh nguyệt sớm hoặc mãn kinh muộn cũng có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn.

Thừa cân, béo phì: Nữ giới thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ mắc bệnh cao hơn do lượng mỡ thừa sản sinh ra chất kích thích sự phát triển của estrogen, gây mất cân bằng hormone.

Thời gian nuôi con bằng sữa mẹ: Những phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ dưới 7 tháng có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao gấp khoảng 3 lần so với những người nuôi con lâu hơn.

Dấu hiệu ung thư buồng trứng

Ở giai đoạn đầu, ung thư buồng trứng thường không có nhiều biểu hiện rõ ràng, dễ gây nhầm lẫn với các bệnh khác. Nhiều phụ nữ thường coi nhẹ những dấu hiệu này, đến khi phát hiện thì bệnh đã tiến triển quá xa. Sự thiếu hiểu biết về căn bệnh này góp phần gia tăng tình trạng này. Dưới đây là những dấu hiệu ban đầu cần lưu ý:

• Đầy bụng hoặc đau bụng vùng khung chậu.

• Ăn uống không ngon miệng.

• Sút cân không rõ lý do.

• Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, nôn, táo bón.

• Ợ nóng.

• Đau lưng.

• Đi tiểu thường xuyên.

• Mệt mỏi và cáu gắt.

• Chu kỳ kinh nguyệt bất thường: chảy máu âm đạo bất thường sau mãn kinh.

• Đau rát khi quan hệ tình dục.

Bài viết tham khảo, biên soạn lại từ tài liệu "Ung thư buồng trứng: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, các giai đoạn phát triển", link bài: https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/hieu-ve-cac-phuong-phap-dieu-tri-ung-thu-bang-quang-vi).

Tin khác

Cẩm nang chăm sóc bé: Chăm sóc khi trẻ bị sốt (phần 2)

Cẩm nang chăm sóc bé: Chăm sóc khi trẻ bị sốt (phần 2)

Tại sao trẻ con bị sốt - Sốt cũng có lợi cho sức khoẻ - Cách đo thân nhiệt, đánh giá mức độ nóng sốt và cách xử trí khi trẻ bị nóng sốt.

Sự kiện Y Khoa  - 
Cẩm nang chăm sóc bé: Chăm sóc khi trẻ bị sốt

Cẩm nang chăm sóc bé: Chăm sóc khi trẻ bị sốt

Tại sao trẻ con bị sốt - Sốt cũng có lợi cho sức khoẻ - Cách đo thân nhiệt, đánh giá mức độ nóng sốt và cách xử trí khi trẻ bị nóng sốt.

Sự kiện Y Khoa  - 
Cẩm nang chăm sóc bé: Dùng thuốc ở trẻ con

Cẩm nang chăm sóc bé: Dùng thuốc ở trẻ con

Người ta thường nghĩ rằng trị bệnh là phải dùng thuốc. Nhưng thuốc không phải là yếu tố quyết định số một trong việc chăm lo sức khoẻ cho trẻ con, mà còn có những nguyên tắc và yếu tố khác, nhiều khi quan trọng hơn.

Tài liệu Y học  - 
Cẩm nang chăm sóc bé: Cách con ăn dặm

Cẩm nang chăm sóc bé: Cách con ăn dặm

Ăn dặm không có nghĩa là dứt hẳn ngay sữa mẹ, mà vẫn cứ tiếp tục cho bú, làm sao cho khi thôi nôi mà mỗi ngày còn “bú tí mẹ” được khoảng nửa lít thì tốt, kể như cũng được hưởng khoảng 350 Calo trên tổng số 1.100 Calo nhu cầu năng lượng lúc 1 tuổi.

Tài liệu Y học  - 
Cẩm nang chăm sóc bé: Sự phát triển trí tuệ và thể chất trẻ con

Cẩm nang chăm sóc bé: Sự phát triển trí tuệ và thể chất trẻ con

Cứ mỗi 16 giây trôi qua là nước ta có thêm một công dân mới ra đời. Dù cho số phận của mỗi người chúng ta như thế nào đi nữa, thì khi sinh con, ai cũng muốn có được những đứa con khoẻ mạnh và thông minh, lanh lợi hơn người…

Sự kiện Y Khoa  - 
Cẩm nang chăm sóc bé: Cách chăm sóc trẻ thơ

Cẩm nang chăm sóc bé: Cách chăm sóc trẻ thơ

Việc chăm sóc trẻ thơ rất phức tạp và sẽ được lần lượt trình bày trong tập cẩm nang này. Trong kỳ này, chúng tôi chỉ nêu một số điều lưu ý nhất mà thôi.

Sự kiện Y Khoa  -