Nguồn: Sở Y tế Ninh Bình |  15/07/2024

Viêm da cơ địa ở tay, chân: Biểu hiện, nguyên nhân, điều trị và phòng tránh

Bệnh viêm da cơ địa có khuynh hướng phát triển mạnh tại khu vực tay, chân. Biểu hiện chung của bệnh là những tổn thương da kèm theo cơn ngứa, sưng đỏ, nổi sẩn khu trú ở tay, chân hoặc nhiều vị trí khác.

Viêm da cơ địa (Atopic Dermatitis = AD) hay còn gọi là chàm cơ địa (Atopic Eczema) chỉ một bệnh viêm da mãn tính, dễ tái phát. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, thường là trẻ em và có thể liên quan đến các bệnh dị ứng như hen phế quản, viêm mũi dị ứng, mày đay, viêm da tiếp xúc, dị ứng thức ăn,...

Các tác nhân gây bệnh có thể bao gồm dầu gội, sữa tắm, bột giặt, thực phẩm, nước hoa, phấn hoa, mạt bụi, lông thú cưng cũng như sự thay đổi thời tiết, nội tiết tố và thậm chí cả căng thẳng…

Triệu chứng chính là ngứa; tổn thương da từ ban đỏ mức độ nhẹ đến lichen hóa (dày da) mức độ nặng đến chứng đỏ da.

Phương pháp điều trị căn bản trong xử lí các giai đoạn của viêm da cơ địa là sử dụng chất dưỡng ẩm.

> Xem chi tiết Viêm da cơ địa: Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Bệnh viêm da cơ địa có khuynh hướng phát triển mạnh tại khu vực tay, chân. Biểu hiện chung của bệnh là những tổn thương da kèm theo cơn ngứa, sưng đỏ, nổi sẩn khu trú ở tay, chân hoặc nhiều vị trí khác.

Trung bình tỷ lệ mắc bệnh là 15 - 30% ở đối tượng trẻ em và 2 - 10% ở người trưởng thành. Viêm da cơ địa ở tay, chân không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu mà còn ảnh hưởng đến thẩm mỹ làn da cũng như cuộc sống của người bệnh.

Viêm da cơ địa ở tay

Làn da bị nổi mẩn đỏ, nổi sần, kèm theo tình trạng tróc da. Ở giai đoạn nặng hơn, người bệnh sẽ bị nổi mụn ngứa tại bàn tay, kẽ ngón tay, lòng bàn tay… Đây đều là những triệu chứng viêm da cơ địa ở tay xảy ra khi người bệnh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.

Bàn tay là nơi thường xuyên tiếp xúc với các chất tẩy rửa, xà phòng có tính kiềm cao, lông động vật… Do đó tình trạng viêm da cơ địa ở tay thường diễn biến lâu dài và khó điều trị dứt điểm.

Bệnh được chia thành những giai đoạn chính sau:

- Giai đoạn cấp:

+ Bàn tay xuất hiện các nốt ban đỏ có hình tròn và mọc thành cụm.

+ Ban đỏ có ranh giới không rõ ràng, kèm theo đó là mụn nước li ti khu trú xung quanh thành từng đám nhỏ.

+ Bề mặt da sần nhưng không có vẩy.

+ Triệu chứng gây ngứa âm ỉ, cào gãi thường xuyên khiến làn da tiết dịch, hình thành tổn thương sâu.

Làn da không được bảo vệ đúng cách rất dễ bị bội nhiễm vi khuẩn.

- Giai đoạn bán cấp:

Ở giai đoạn này, triệu chứng chuyển sang giai đoạn cấp tính của bệnh. Đa phần các trường hợp viêm da đều chuyển thẳng sang giai đoạn mãn tính từ bán cấp.

+ Cơn ngứa cấp tính thường kèm theo đau nhức tại vùng khớp dưới khu vực da tổn thương.

+ Bề mặt da không phù nề, không bị tiết dịch, lớp sừng hình thành dày hơn nên dễ bị nứt nẻ.

- Giai đoạn mãn tính:

Viêm da cơ địa ở tay trong giai đoạn mãn tính còn gọi là tình trạng da bị liken hóa.

+ Biểu hiện đặc trưng là bề mặt da dày hơn, khô và cơn ngứa khó chịu hơn.

+ Vùng da bị liken hóa sẫm màu kèm theo đó là các vết nứt kéo dài, mất cảm giác tạm thời và việc điều trị tương đối khó khăn.

Viêm da cơ địa ở chân

Viêm da cơ địa ở tay hay chân đều có những triệu chứng tương đối giống nhau. Viêm da cơ địa ở chân dùng để mô tả những mụn nước nhỏ khu trú tại mặt bàn chân và lòng bàn chân. Mụn nước gây ngứa ngáy, khi gãi các mụn này bong tróc và lan rộng sang những khu vực xung quanh.

Bệnh viêm da cơ địa ở chân thường bị nhầm lẫn với chứng nấm chân có biểu hiện tương tự.

Người bệnh nhận biết chính xác triệu chứng qua những dấu hiệu sau:

- Mụn nước nổi thành đám tại lòng bàn chân hoặc ngón chân, vòng quanh khu vực mụn nước có ngứa ngáy kèm nóng ran.

- Cơn ngứa âm ỉ, nhất là khi người bệnh đụng nước, bề mặt da chân khô, bong tróc, đỏ mẩn.

- Mụn nước tiết dịch sau khi vỡ gây sưng, viêm nhiễm.

- Những biểu hiện của triệu chứng viêm da cơ địa ở chân thường kéo dài từ 2 - 3 tuần. Sau đó, triệu chứng tiến triển sang giai đoạn liken hóa làm làn da khô, căng và nứt ra. Khi không điều trị kháng sinh sớm, da chân có thể bị nhiễm trùng do thường xuyên tiếp xúc với khói bụi và nước.

- Dấu hiệu của chứng nhiễm trùng gồm: Vùng da tổn thương tiết dịch, hình thành mủ dưới da và khiến vùng da bệnh bị sưng tấy. Ở giai đoạn viêm nhiễm, người bệnh cần tuân thủ điều trị của bác sĩ để phòng tránh nhiễm trùng máu xảy ra.

Nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở tay, chân

Viêm da cơ địa là căn bệnh phổ biến, bệnh xảy ra ở mọi đối tượng và bùng phát triệu chứng ở mọi khu vực trên cơ thể. Viêm da cơ địa ở tay, chân thường có tiến triển mạn tính, bệnh có tính di truyền và phát triển theo thời gian. Khi gặp phải yếu tố thuận lợi gây kích ứng, triệu chứng bắt đầu hình thành và lan rộng.

Tuy chưa có nguyên nhân cụ thể nhưng theo các chuyên gia, mắc phải viêm da cơ địa là do di truyền, dị nguyên đến từ môi trường, dị ứng thời tiết, tâm lý căng thẳng và mệt mỏi. Trong đó, 3 tác nhân chính thúc đẩy viêm da cơ địa bùng phát mạnh hơn gồm:

- Di truyền

Trường hợp bệnh sử gia đình có người bị dị ứng, viêm da cơ địa, viêm mũi dị ứng, viêm xoang,... thì khả năng thế hệ sau có nguy cơ mắc bệnh rất cao. Theo các nghiên cứu, tỷ lệ bệnh nhân bị viêm da cơ địa do di truyền chiếm khoảng 60%.

- Do kích ứng, dị ứng

Viêm da cơ địa cũng là một dạng dị ứng da.

Bệnh dễ gặp ở đối tượng nhạy cảm, đặc biệt là các dị nguyên như: chất tẩy rửa, hóa chất, kim loại, thực phẩm, sợi vải, phấn hoa, mỹ phẩm, lông động vật,… Vì vậy, việc tránh tiếp xúc với những yếu tố nguy cơ này sẽ làm giảm khả năng hình thành và tái phát bệnh viêm da cơ địa.

- Các yếu tố môi trường

Phần lớn những người sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, mạt bụi dễ gặp phải các triệu chứng da liễu. Môi trường kém chất lượng cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh ngoài da như viêm da tiếp xúc, dị ứng, tổ đỉa, vảy nến,…

Viêm da cơ địa thường xuất hiện nhiều vào thời điểm chuyển mùa. Khi thời tiết thay đổi đột ngột, hệ miễn dịch suy yếu sẽ khiến làn da bị khô, ngứa, mất độ ẩm và dễ bị tổn thương hơn.

Viêm da cơ địa ở tay, chân có nguy hiểm không?

Viêm da cơ địa ở tay, chân hay bất kỳ vị trí nào khác đều đều không gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Tuy nhiên người bệnh không nên chủ quan, ở những trường hợp mãn tính bệnh rất dễ tái phát.

Sau mỗi đợt tái phát, triệu chứng có khuynh hướng nghiêm trọng hơn và có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến cấu trúc da. Ngoài ra những biến chứng nhiễm trùng ngoài da có thể xảy ra ở những trường hợp nghiêm trọng gồm:

Bội nhiễm: Bội nhiễm là tình trạng da bị nhiễm vi khuẩn, virus hoặc nấm ăn sâu vào máu. Những dấu hiệu ban đầu của bội nhiễm là vùng da bị sưng đỏ, nóng, tụ mủ, kèm theo đó là cơn ngứa rát, sưng tấy, sốt cao, sụt cân…

Hoại tử da: Ở giai đoạn hoạt tử, vùng da sau điều trị khó hồi phục lại cấu trúc ban đầu. Đây là biến chứng thường phát sinh sau giai đoạn da bội nhiễm và liken hóa. Nhiều trường hợp hoại tử da gây khiếm khuyết và ảnh hưởng gây viêm đau khớp.

Không chỉ ngứa ngáy kéo dài, gây tổn thương ngoài da mà người bệnh còn phải thường xuyên chịu đựng cảm giác bứt rứt, tâm lý nặng nề, giấc ngủ suy giảm dẫn đến suy nhược cơ thể. Tình trạng mãn tính sẽ ảnh hưởng đến tính chất công việc, cũng như ảnh hưởng đến giao tiếp và sinh hoạt.

Điều trị viêm da cơ địa ở tay, chân

Bệnh nhân và người nhà nên thăm khám ý kiến của bác sĩ, chuyên gia da liễu uy tín tránh nghe theo việc dùng các loại thuốc dân gian khi chưa đảm bảo an toàn, hiệu quả. Việc tự ý dùng thuốc điều trị hoặc chậm trễ khi chữa bệnh gây ra biến chứng nhiễm trùng thậm chí là nguy cơ sốc phản vệ, phù mạch vô cùng nguy hiểm.

Điều trị viêm da cơ địa ở tay, chân bằng thuốc

Thuốc tây được dùng phổ biến để điều trị bệnh viêm da cơ địa ở tay, chân. Trong đó, các loại thuốc được dùng chủ yếu là kháng sinh dưới dạng uống hoặc bôi ngoài da. Các nhóm thuốc được khuyến khích khắc phục bệnh này bao gồm:

- Thuốc chống viêm: Có chứa thành phần corticoid dành riêng cho tình trạng viêm da. Công dụng của loại thuốc này là ngăn chặn tiến triển của vi khuẩn gây bệnh. Mục đích giúp người bệnh kiểm soát lây lan ra vi khuẩn sang các vùng da không bị bệnh.

- Thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc kháng sinh dùng điều trị viêm da nói chung thường được điều chế dưới dạng thuốc bôi ngoài da. Thuốc bôi chỉ có tác dụng làm giảm ngứa và phòng viêm nhiễm chứ không điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh.

- Kem làm ẩm da: Đảm bảo độ ẩm cho da được xem là nguyên tắc cơ bản trong điều trị viêm da cơ địa ở tay, chân. Kem dưỡng ẩm khắc phục được chứng da khô, nứt nẻ đặc trưng gây bệnh. Từ đó phòng ngừa tình trạng nứt nẻ và chảy máu da.

Đối với mọi trường hợp, sử dụng thuốc tân dược hay các phương pháp điều trị chuyên môn cần được hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ.

> Xem chi tiết Những loại thuốc trị viêm da cơ địa tốt nhất

> Xem chi tiết Cách chọn kem dưỡng ẩm cho người bị viêm da cơ địa

Biện pháp đối phó viêm da cơ địa tại nhà

Bệnh viêm da cơ địa không phải là bệnh lý phức tạp cần sử dụng thuốc điều trị ngay. Các loại thuốc bôi trị viêm da cơ địa kể trên chỉ giải quyết vấn đề tạm thời, việc dùng thuốc lâu dài dễ gây ra những tác dụng phụ ngoài dự tính. Nếu tình trạng viêm da cơ địa mới tiến triển, người bệnh có thể chủ động tự điều trị và chăm sóc tại nhà.

- Để giảm cơn ngứa, bạn có thể ngâm chân trong nước lạnh và chườm mát vùng da bị tổn thương bằng khăn có nhúng nước muối. Thực hiện nhiều lần trong ngày sẽ khắc phục được cơn ngứa, ngăn chặn nhiễm trùng trên da.

- Tham khảo ý kiến bác sĩ về các loại kem bôi dưỡng ẩm lành tính. Sử dụng sau khi tắm hàng ngày để cải thiện tình trạng da khô. Bạn nên chọn các loại kem dưỡng ẩm dành riêng cho làn da nhạy cảm với thành phần dược tính cao.

- Tắm và vệ sinh nhẹ nhàng vùng da bị bệnh hàng ngày để tránh nhiễm trùng. Lưu ý không nên tắm hay vệ sinh bằng nước nóng, nhiệt độ cao khiến vùng da dễ bị khô và ngứa ngáy.

> Xem chi tiết Viêm da cơ địa: Cách điều trị

Bị viêm da cơ địa ở tay, chân có nên dùng xà phòng?

Một trong những nguyên nhân gây viêm da cơ địa do người bệnh tiếp xúc với hóa chất, xà phòng. Tuy nhiên việc vệ sinh cơ thể hàng ngày là bắt buộc, vì thế bệnh nhân viêm da nên cân nhắc chọn lựa loại xà phòng an toàn cho da.

Bạn không nên lạm dụng xà phòng mà chỉ sử dụng cho mục đích tắm và vệ sinh. Một số loại xà phòng điển hình cho bệnh nhân viêm da được các chuyên gia bác sĩ khuyến khích sử dụng là:

+ Dove Sensitive Skin: Là loại xà phòng phù hợp cho người có làn da nhạy cảm, bệnh nhân viêm da cơ địa thường được bác sĩ da liễu đề nghị sử dụng.

+ Cetaphil Gentle: Sản phẩm có tác dụng chuyên hỗ trợ điều trị các bệnh về da. Thành phần dược tính cao, không hương liệu và có thể làm sạch và dưỡng ẩm cùng lúc.

Người bệnh nên hạn chế sử dụng các loại sản phẩm có mùi hương nồng, chúng có tính kiềm nên sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng viêm da.

Lưu ý chăm sóc cho người bị viêm da cơ địa ở tay, chân

Viêm da cơ địa ở tay, chân là căn bệnh kéo dài dai dẳng nên người bệnh cần chuẩn bị tâm lý tốt để tiến hành điều trị lâu dài. Bên cạnh các phương pháp điều trị chuyên khoa, bạn có thể chủ động phòng bệnh viêm da cơ địa bằng cách lưu ý những điều sau:

+ Đảm bảo vệ sinh cơ thể thật sạch sẽ, nhất là sau những tiếp xúc trực tiếp với nước cần lau khô bề mặt da. Cơ thể ẩm ướt sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn trú ẩn và phát triển.

+ Giữ ẩm cho da bằng các loại kem dưỡng ẩm, uống nhiều nước để cấp nước cho da từ bên trong. Không nên tắm nước nóng, hay tắm quá lâu cũng sẽ làm làn da dễ gặp phải tổn thương.

+ Mặc quần áo thoáng mát vào mùa nóng, tránh tình trạng hăm, bí da, cản trở khả năng lưu thông máu. Mùa lạnh giữ ấm cơ thể và tăng cường bảo vệ da khi đến các khu vực đông người, nhiều khói bụi.

> Xem chi tiết Viêm da cơ địa cần chú ý gì vào mùa đông lạnh

> Xem chi tiết Người mắc viêm da cơ địa cần chú ý gì khi thời tiết nắng nóng

+ Nên chọn quần áo làm từ chất liệu vải cotton, không dùng chất liệu bông sợi. Không nên mặc quần áo chật bó để tránh các ma sát, tác động lên da.

+ Bổ sung thêm các loại trái cây giàu vitamin và rau xanh vào thực đơn hàng ngày. Chúng sẽ hỗ trợ người bệnh hình thành hệ miễn dịch khỏe mạnh để phòng triệu chứng tái phát.

Để đảm bảo tiến trình điều trị bệnh đạt hiệu quả, bệnh nhân nên thăm khám tại các chuyên khoa Da liễu để nhận được hướng dẫn chữa bệnh cụ thể từ bác sĩ.

(Bài viết được biên soạn lại từ tài liệu Viêm da cơ địa ở tay, chân: Biểu hiện, nguyên nhân, cách phòng ngừa theo Sở Y tế Ninh Bình; bạn có thể xem báo cáo tại đây).

Viêm da cơ địa có nguy hiểm không?

Viêm da cơ địa có nguy hiểm không?

Tài liệu Y học  - 
Viêm da cơ địa là một tình trạng mạn tính, phần lớn không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiếm soát được, vì vậy người bị viêm da cơ địa cần có thói quen, lối sống phù hợp để tránh các đợt tái phát.
Viêm da cơ địa cần chú ý gì vào mùa đông lạnh

Viêm da cơ địa cần chú ý gì vào mùa đông lạnh

Tài liệu Y học  - 
Viêm da cơ địa được xác định là bệnh mãn tính, thường tái phát thành các đợt khác nhau. Bệnh thường trở nặng vào mùa hanh khô nên người bệnh cần chú ý chế độ ăn uống và chăm sóc nhất là vấn đề dưỡng ẩm.

Tin khác

Những điều cần biết về bệnh thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em

Những điều cần biết về bệnh thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em

Bệnh thiếu máu thiếu sắt là một căn bệnh phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này bao gồm chế độ dinh dưỡng không phù hợp, nhiễm giun sán, hoặc mắc một số bệnh lý.

Tài liệu Y học  - 
Những điều cần biết về ho ra máu do ung thư

Những điều cần biết về ho ra máu do ung thư

Ho ra máu là khạc ra máu trong và sau khi ho, máu ra ngoài bằng đường miệng hoặc mũi do tổn thương từ thanh quản trở xuống. Chẩn đoán ho ra máu do ung thư thường dễ, tuy nhiên cần phải xác định đúng mức độ nặng của ho ra máu để có thái độ xử trí kịp thời, tránh nguy cơ tử vong do mất máu cấp và tình trạng suy hô hấp cấp do tắc nghẽn hoặc sặc đường thở.

Tài liệu Y học  - 
Tổng quan về bệnh thuỷ đậu: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách điều trị

Tổng quan về bệnh thuỷ đậu: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách điều trị

Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Herpes zoster gây nên, lây từ người sang người qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc gần.

Tài liệu Y học  - 
Kiến thức về bệnh đậu mùa khỉ: Chẩn đoán, điều trị và cách phòng bệnh

Kiến thức về bệnh đậu mùa khỉ: Chẩn đoán, điều trị và cách phòng bệnh

Đậu mùa khỉ (monkey pox) là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng gây dịch, do vi rút đậu mùa khỉ gây ra. Bệnh có nguồn gốc từ Châu Phi, lây truyền từ động vật sang người và từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với tổn thương da, dịch cơ thể, qua quan hệ tình dục, giọt bắn đường hô hấp, vật dụng của người bị nhiễm và lây truyền từ mẹ sang con.

Tài liệu Y học  - 
Tổn thương cột sống do ung thư di căn

Tổn thương cột sống do ung thư di căn

Ung thư di căn cột sống là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân ung thư, có thể gây đau, làm mất chức năng thần kinh. Phần lớn các khối u di căn đến thân đốt sống và phát triển ở ngoài màng tủy. Phát hiện sớm u di căn cột sống và điều trị sớm nhằm mục đích phục hồi chức năng thần kinh, điều trị đau, và điều trị dự phòng biến chứng thần kinh trong tương lai.

Tài liệu Y học  - 
Tổng quan về ung thư tuyến nước bọt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tổng quan về ung thư tuyến nước bọt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ung thư tuyến nước bọt bao gồm các tuyến nước bọt chính và phụ, trong đó các khối u tuyến mang tai chiếm 80%. Theo GLOBOCAN 2018 có 353 ca mới mắc mỗi năm và đứng thứ 23 trong các ung thư chung. Độ tuổi hay gặp ung thư tuyến mang tai là khoảng 55, mô bệnh học hay gặp là loại ung thư biểu mô biểu bì nhầy và ung thư biểu mô tuyến nang.

Tài liệu Y học  -