Cẩm nang chăm sóc bé: Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ

Sữa mẹ vô cùng cần thiết cho đứa con của bạn. Loài người cũng như các loài động vật có vú đều nuôi con từ trong bụng mẹ (máu huyết đưa thức ăn và dưỡng khí thông qua cuống nhau nuôi bào thai từng giây từng phút không lúc nào ngơi nghỉ) và sau khi sanh, liền cho bú ngay bằng sữa mẹ...Nhờ đó mà muôn loài đã sinh sôi phát triển và tổn tại hàng triệu năm qua.

> Cẩm nang chăm sóc bé: 9 tháng 10 ngày trong bụng mẹ

Chỉ từ khi công nghiệp thực phẩm (sữa bột) phát triển, nhất là từ sau thế chiến thứ hai (giữa thập niên 40 đến cuối thập niên 60), vì nghe theo lời quảng cáo, nhiều người lẫm tưởng rằng sữa bột “vệ sinh” và tiện lợi hơn nên mới coi thường sữa mẹ. Cũng may là đầu thập niên 1970, các nhà khoa học y dược học đã khám phá ra rằng sữa của loài vật nào thì tốt cho con của loài vật ấy mà thôi. Bò con mau lớn khối thịt nên sữa bò rất giàu protein nhưng nghèo lactoz. Ngược lại, em bé vừa tăng trọng vừa tăng nhanh bộ não và hệ thẩn kinh nên sữa mẹ rất giàu lactoz nhưng nghèo protein hơn. Cá voi con được sinh sản ở vùng biển băng giá nên sữa cá voi rất giàu chất béo để cá voi con khỏi chết vì lạnh… Có thể nói nôm na rằng: “Sữa bò dành cho con bê, sữa mẹ tốt cho em bé”.

Lợi ích của sữa mẹ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, vì nó giúp trẻ phát triển một cách toàn diện nhất.

Có 8 điểu lợi khi mẹ sanh con ra liền cho bú ngay bằng sữa mẹ:

1. Sữa non (hay sữa đầu tức là sau khi sanh con được “mẹ tròn con vuông” thì nửa giờ sau sanh có thể cho con bú sữa mẹ ngay, không bỏ một giọt sữa nào cả) vừa giàu chất đạm, chất béo, lại chứa nhiều kháng thể cần thiết, thích hợp nhất cho đứa bé sơ sinh tiếp tục lớn nhanh, vừa để kháng được các mẫm bệnh của môi trường lạ bên ngoài. Sữa non (nhiều nhất trong tuần đầu sau sanh và giảm dần cho đến tháng thứ ba) rất giàu globulin miễn dịch (lgA, 4-5g/lít, so với sữa mẹ thành thục 1mg/lít, sữa bột thì hoàn toàn không có).

2. Cho bú sữa mẹ ngay trong những giờ đẩu sau sanh còn giúp cho tử cung người mẹ mau co về vị trí cũ, vừa tốt cho sức khỏe bà mẹ khỏi bị sổ sề, vừa tránh sự xuất huyết hậu sản vô cùng nguy hiểm.

3. Sữa non còn chứa nhiều yếu tố thuận lợi cho sự phát triển DNA trong nhân tế bào nên giúp tăng trưởng và thành thục nhiều cơ quan chức năng vốn chưa thành thục lúc mới sanh của bé, nhất là niêm mạc đường tiêu hóa, hô hấp, cũng như gan, não... Người ta nhận thấy khi sanh non, đứa bé càng chưa được thành thục thì sữa non của bà mẹ ấy càng chứa nhiều yếu tố phát triển DNA hơn nữa.

4. Sữa mẹ là thức ăn hoàn hảo.Tiếp tục cho bú sữa mẹ cho đến ít nhất là 6 tháng, đến tròn 1 tuổi càng tốt, vì ngoài các yếu tố bảo vệ cho sức khỏe em bé không có ở các loại sữa khác như đã nói trên, việc cho bú sữa mẹ lại rất an toàn vì chỉ có sự giao tiếp giữa mẹ và con, không thể hoặc ít khi bị nhiễm trùng. Ngược lại, việc cho bú bình, dù với sữa bò, sữa bột hay sữa nhân hóa ngoại nhập (công thức làm cho giống sữa mẹ) vẫn không tốt bằng sữa mẹ thứ thiệt. Mặt khác bình sữa, núm vú và dụng cụ pha sữa rất dễ bị nhiễm trùng nên gây tiêu chảy, suy dinh dưỡng. Vĩ thế, các chuyên viên của WHO (Tổ Chức Y TếThế Giới) nói khái quát rằng “bú bình là nguy hiểm!”.

5. Cho bú sữa mẹ sẽ tạo nên mối dây liên lạc mật thiết nhất giữa mẹ và con. Mẹ sảng khoái vì đã thể hiện tình mẫu tử thắm thiết nhất khi được nuôi con bằng dòng sữa ấm quí giá nhất của mình để con mau khôn lớn. Con an lòng trong sự trìu mến tiếp xúc mẹ-con, được ấm no, được người mẹ thân yêu mà bé đã cảm nhận được từng hơi thở, từng nhịp đập quả tim và cả tiếng nói, tiếng cười, tiếng hát...trong khi bé còn trong bụng mẹ, nâng niu bổng ẩm... Do đó nếu được nuôi bằng sữa mẹ, đứa bé chẳng những không bị stress mà còn phát triển tâm thần, trí tuệ sau này rất tốt.

6. Cho bú sữa mẹ là một hình thức đầu tư kinh tế nhất. Sữa mẹ không mất tiền mua, trong khi sữa bột công thức rất đắt tiển, lại phải tốn công tốn của trong việc pha chế, đun nước khử trùng bình sữa, núm vú... Công của này đã nhiều nhưng chưa phải hết: việc nuôi con bằng sữa bột, dù là sữa ngoại nhập tốn nhiều ngoại tệ, vẫn làm cho đứa bé dễ bị nhiễm bệnh như tiêu chảy, dị ứng, viêm phổi, suy dinh dưỡng... mà việc chữa trị tốn nhiều công của cũng như tâm trí của cả gia đình!

7. Cho bú sữa mẹ còn giúp bà mẹ đẻ thưa hơn. Tuy khả năng ngăn cản quá trình rụng trứng của việc cho bú sữa mẹ không cao (không chắc chắn trong việc ngăn cản thụ thai kế tiếp) nhưng khả năng này cũng giúp các bà mẹ đẻ thưa hơn khi cho bé bú sữa bò. Tốt nhất vẫn nên áp dụng một biện pháp ngừa thai chắc chắn hơn trong việc kế hoạch hóa gia đình.

8. Sữa mẹ không gây dị ứng như sữa bò. Khi đứa bé mới sanh, cơ thể chưa được thành thục, thí dụ chức năng gan chưa hoàn chỉnh. Do đó nếu cho trẻ sơ sinh bú sữa bột rất dễ bị dị ứng. Nếu đứa bé có cơ địa dị ứng (di truyển từ cha mẹ chẳng hạn) thì việc cho bú sữa bột càng dễ phát khởi các chứng bệnh dị ứng sau này, như tiêu chảy, chàm (eczema), hen suyễn, viêm loét dạ dày…

9. Sữa mẹ thực sự là thức ăn có sẵn, ăn liền được. Không cần bình đựng, không cần đun nước để pha, để rửa dụng cụ... là những thứ vừa lỉnh kỉnh vừa dễ mang truyền vô số vi trùng, bầu sữa mẹ vô trùng, bổ dưỡng, hợp với đứa bé và có thể cho bú mọi lúc, mọi nơi khi bé cần.

Làm thế nào để có đủ sữa mẹ?

Sữa mẹ là thức ăn hoàn chỉnh nhất, thích hợp nhất đối với trẻ, vì trong sữa mẹ có đủ chất dinh dưỡng cần thiết như đạm, đường, mỡ, năng lượng, vitamin và muối khoáng với tỷ lệ thích hợp cho sự hấp thụ và phát triển cơ thể trẻ. 

Trong quá trình mang thai, hai bầu vú được cấu tạo phát triển để chuẩn bị cho lúc sanh là có sẵn sữa mẹ cho con bú. Vì vậy, sau khi sanh, không cho con bú mới là đi ngược lại qui luật của tạo hóa (sẽ bị căng sữa, đau tức...) làm cho não phải tiết ra một chất làm ngưng đột ngột sự tạo sữa, khiến vú bị teo nhỏ lại!

Muốn cho bú sữa mẹ, sau khi sanh độ nửa giờ trở đi, chỉ cần đưa núm vú vào miệng bé, bé nút núm vú sẽ tạo luồng phản xạ lên não mẹ, tuyến yên sẽ tiết ra 2 nội tiết tố: prolactin kích thích tuyến sữa tiết ra sữa, và oxytocin kích thích tế bào cơ co thắt để dồn sữa vào mạch và ống dẫn sữa, giúp bé bú ra sữa (xem sơ đổ trang 2). Muốn cho có nhiều sữa mẹ, chỉ cẫn chú ý những điều sau đây:

- Kiểm tra bều vú và núm vú từ lúc còn đang mang thai. Nếu đầu núm vú bị dẹt hay thụt vào, thì trong 3 tháng cuối nên thoa nắn, dùng 2 ngón tay kéo dài núm vú ra mỗi ngày một ít cho núm nhô ra bình thường thì bé mới bú được lúc sanh.

- Mọi người chung quanh nên nhất trí khuyến khích bà mẹ nuôi con bằng sữa mình càng sớm càng tốt. Việc cho bú sữa mẹ tốt cho cả con lẫn mẹ, kể cả tác dụng duy trì nhũ hoa đẩy đặn hơn là không cho con bú.

- Cho trẻ sơ sinh bú mẹ càng sớm càng tốt trong vòng nửa giờ đến vài giờ sau sanh. Cứ cho bé nút núm vú rổi sữa sẽ tiết ra từ từ, không cần “xuống sữa” hay dùng thuốc gì cả.

- Tạo điều kiện cho mẹ gần con sớm, cho cả hai mẹ con đều cảm thấy an tâm, không lo âu gì khác.

- Cho bé bú cả sữa non (sữa đầu), đừng nặn bỏ đi. Cũng đừng cho bé uống nước cam thảo dường phèn hay thứ gì khác.

- Cho bé bú mỗi khi đòi bú. Nếu bé khóc mà không phải vì đái ướt, kim châm hay rệp, muỗi đốt, là bé khát sữa, cứ cho bú mà không cẩn giờ giấc gì, sẽ tốt hơn là theo giờ giấc.

- Tư thế cho bú cũng quan trọng. Ẵm hay đặt bé vào đúng tư thế để bú được tốt. Bà mẹ ngổi hay nằm đều được miễn là thấy thoải mái. Ôm sát cơ thế con vào lòng, sao cho mặt bé đối diện với bầu vú. Đầu và thân bé theo một đường thẳng (không gập cổ hoặc ngửa cổ) cho bé cũng được thoải mái. Đỡ cả mông em bé bằng mặt trong khuỷu tay, trong khi cổ tay và bàn tay thì đỡ cố và đầu bé. Bàn tay còn lại, dang rộng ngón cái và ngón trỏ ra, ngón trỏ liền sát với các ngón còn lại tựa vào thành ngực dưới vú. Ngón trỏ và ngón cái đỡ lấy đầu vú kê vào miệng bé cho bú, nhưng hai ngón này không chạm vào núm vú. Lúc đầu chạm núm vú vào môi bé, khi bé há miệng ra là đưa núm vú vào miệng bé sao cho môi bé chạm sát vào quầng vú, giúp bé ngậm được cả núm vú mới dễ bú ra sữa.

- Nên cho bé bú sữa mẹ hoàn toàn từ lúc lọt lòng mẹ cho đến tròn 4 tháng tuổi.

Cho bé ăn dặm từ tháng thứ 5 trở đi nhưng vẫn tiếp tục cho bú sữa mẹ cho đến ít nhất tròn 6 tháng tuổi.

Từ 6 tháng trở đi, bé nào cũng đã được ăn dặm cả rồi.

Còn sữa mẹ thì còn cho bú tiếp cho đến 2 - 3 tuổi càng tốt.

Ăn uống khi cho con bú

Trong quá trình mang thai, nếu thai phụ cần ăn uống để tăng cân đều: quí đẫu lên 1 kg, quí giữa 5 kg và quí cuối 6 kg (tổng cộng tăng cân 12 kg), thì bà mẹ cho con bú cân bằng và đẫy đủ dưỡng chất sao cho mẹ đạt thể trọng lý tưởng không thay đổi và con (bú mẹ) tăng cân đều đặn và khi tròn 4 tháng bé nặng gấp đôi lúc sơ sinh, 6 tháng gấp 2,5 sơ sinh và 12 tháng gấp 3 sơ sinh là được. Cần ăn uống nhiều hon bình thường khoảng 30%. Có thể dùng khẩu phần ăn như trong 3 tháng cuối thai kỳ.

Chỉ cần ăn uống cân bằng và đẩy đủ dưỡng chất (đủ chất đạm, chất béo, bột đường và nhiều rau quả tươi) là sẽ đủ sữa. Điều quan trọng là uống nhiểu nước hoặc sữa bò, sữa đậu nành càng tốt, vì 90% sữa mẹ cũng là nước. Nếu ăn ít rau quả tươi thì có thể uống thêm mỗi ngày một viên đa sinh tố khoáng chất.

Từ bú mẹ chuyển sang bú bình

Nếu vì một lý do nào đó bắt buộc bạn phải chuyển từ cho bú mẹ sang bú bình hoặc để cho ăn dặm bằng sữa bột, thì bạn hãy nhớ là phải chuyển đổi từ từ để bé thích nghi với chế độ ăn mới. Cách tốt nhất là cứ 3 ngày một lần, thế một cữ sữa mẹ bằng một bình sữa bò. Có thể lúc đầu bé không chịu bú bình, bạn hãy thử lại vào ngày hôm sau, thoa một ít sữa mẹ lên đầu núm vú cao su.

Có thể dùng một loại công thức sữa bột đóng hộp có gia thêm nhiều sinh tố khoáng chất, dành cho nhũ nhi và pha theo hướng dẫn trên nhãn hộp sữa cho trẻ bú.

(Nguồn tài liệu: “Cẩm nang chăm sóc Bà mẹ và Em bé” do Bác sĩ Nguyễn Lân Đính, nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em dịch và chú giải, Giáo sư Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng (nguyên giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM) hiệu đính và viết lời giới thiệu.)

Tin khác

Làm sao để mẹ nhiễm HIV sinh con an toàn và khỏe mạnh?

Làm sao để mẹ nhiễm HIV sinh con an toàn và khỏe mạnh?

Tại Việt Nam, tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con hiện đã giảm xuống dưới 5%. Tuy nhiên, để đảm bảo trẻ không bị lây nhiễm, cần thực hiện một quá trình điều trị toàn diện, bắt đầu từ trước khi mang thai cho đến sau khi sinh. Vậy cần bao lâu để xác định chắc chắn rằng em bé không bị nhiễm HIV?

Tài liệu Y học  - 
Những điều cần biết về bệnh sởi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Những điều cần biết về bệnh sởi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan mạnh theo đường hô hấp, gây nên bởi vi rút thuộc họ Paramyxoviridae. Bệnh có thể diễn biến nặng khi có các biến chứng nguy hiểm. Đây là một trong những căn nguyên gây tỷ lệ tử vong cao ở các nước đang phát triển.

Tài liệu Y học  - 
Bệnh cúm mùa ở trẻ chữa thế nào, có nguy hiểm không?

Bệnh cúm mùa ở trẻ chữa thế nào, có nguy hiểm không?

Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh xảy ra hàng năm, thường lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi.

Tài liệu Y học  - 
Những điều cần biết về co giật do sốt ở trẻ em

Những điều cần biết về co giật do sốt ở trẻ em

Co giật thường xảy ra ở trẻ từ 6 tháng đến 60 tháng tuổi, các cơn co giật xuất hiện trong quá trình mắc một bệnh cấp tính có sốt, nhưng không phải do nhiễm trùng thần kinh hoặc có các cơn co giật không do sốt trước đó và các dấu hiệu bất thường hệ thần kinh.

Tài liệu Y học  - 
Những điều cần biết về bệnh lupus ban đỏ hệ thống ở trẻ em

Những điều cần biết về bệnh lupus ban đỏ hệ thống ở trẻ em

Lupus ban đỏ hệ thống là bệnh tự miễn mạn tính gây tổn thương đa cơ quan, đặc trưng bởi viêm hệ thống và sự có mặt của kháng thể tự miễn trong máu. Trong đó, tổn thương thận là yếu tố chính quyết định tiên lợng, tử vong.

Tài liệu Y học  -