Thông tin Y khoa: Hội chứng não thực thể (Tên Tiếng Anh: Brain syndrome)
Rối loạn thể chất nhận thức, trí năng hoặc chức năng tâm thần, ngược với bệnh tâm thần.
Mất khả năng ghi nhớ thông tin và/hoặc gợi lại những thông tin trong trí nhớ. Tình trạng quên ảnh hưởng chủ yếu đến những ký ức lâu dài (thông tin được lưu lại lâu vô hạn) hơn là những ký ức ngắn (thông tin được lưu lại trong khoảng vài giây đến vài phút).
Nhiều người bị mất trí nhớ từ lúc khởi phát rối loạn trở về trước. Tình trạng này gọi là chứng quên ngược chiều, chủ yếu là không thể nhớ lại.
Trong hầu hết trường hợp khoảng mất trí nhớ co lại dần theo thời gian.
Một số người quên không thể lưu trữ thông tin mới ở giai đoạn sau khởi phát bệnh, gọi là quên về sau.
Chứng quên có nguyên nhân do tổn hại, bệnh ở vùng não có liên quan đến các chức năng trí nhớ. Những nguyên nhân có thể của các tổn hại như vậy là chấn thương đầu, rối loạn thoái hóa (như bệnh Alzheimer và những dạng khác của sa sút trí tuệ), viêm nhiễm như viêm não, thiếu vitamin B ở những người nghiện rượu dẫn đến hội chứng
Wernicke-Korsakoff và u não, đột quỵ và xuất huyết dưới màng nhện. Chứng quên cũng có thể xảy ra ở một số loại bệnh tâm thần. Một số chứng quên là đặc điểm của lão hóa.
Tài liệu và thông tin trong bài viết này được trích dẫn từ cuốn Từ điển Bách khoa Y học Anh Việt A-Z mà tác giả là một nhóm nhà khoa học do Giáo sư Ngô Gia Hy làm chủ biên.
Rối loạn thể chất nhận thức, trí năng hoặc chức năng tâm thần, ngược với bệnh tâm thần.
Sự chảy máu trong hoặc quanh não hoặc do tổn thương, hoặc do vỡ tự phát mạch máu não.
Chết não là sự ngừng các chức năng của toàn bộ não không phục hồi được, kể cả thân não.
Các tế bào thần kinh và các đường dẫn truyền trong não bị thoái hóa hay chết. Tổn thương có thể khu trú ở những vùng đặc biệt của não, gây ra những triệu chứng chức năng đặc trưng của vùng đó như mất phối hợp vận động hay khó nói, hoặc tổn thương lan tỏa gây tàn phế nặng về tinh thần hay cơ thể.
Tình trạng tụ mủ, bao quanh bởi các mô bị viêm ở trong hay bề mặt não.
Một nhóm dây thần kinh đi từ phần dưới của cột sống cổ và phần trên của cột sống ngực xuống hai cánh tay. Các dây thần kinh chia thành dây thần kinh cơ bì, nách, giữa, trụ và quay để kiểm soát các cơ và nhận cảm giác từ bàn tay và tay.