Cẩm nang chăm sóc bé: Chăm sóc khi trẻ bị sốt
Tại sao trẻ con bị sốt - Sốt cũng có lợi cho sức khoẻ - Cách đo thân nhiệt, đánh giá mức độ nóng sốt và cách xử trí khi trẻ bị nóng sốt.
Sự điều hoà thân nhiệt
Nhiệt độ cơ thể (thân nhiệt), đo ở hậu môn, vào lúc sáng sớm, bình thường khoảng 37 độ C, hoặc 99 độ F (từ 36,5 độ - 37,5 độ C). (Thân nhiệt này nếu đo ở nách sẽ thấp hơn khoảng nửa độ C hoặc 1 độ F). Khi khí hậu trở lạnh, cơ thể mất nhiệt, thân nhiệt hạ xuống và cơ thể sẽ tạo ra nhiệt bằng cách gia tăng đốt cháy nguồn năng lượng dự trữ (gly - Cohen và chất béo) để đưa thân nhiệt lên mức hằng định 37 độ C. Ngược lại, khi gặp nắng nóng, cơ thể bị hấp nhiệt nên thân nhiệt tăng lên chút đỉnh, cơ thể liền gia tăng cơ chế giải nhiệt bằng sự tăng tiết mồ hôi và giãn nở mạch ngoại biên, mồ hôi bốc hơi gây mất nhiệt để hạ thân nhiệt về 37 độ C. Sở dĩ cơ thể luôn điều hoà được thân nhiệt là vì ở vùng dưới đồi trong não có một cơ quan điều nhiệt luôn giữ cho thân nhiệt ổn định ở mức 37 độ C.
Tại sao bị sốt?

Khi cơ thể bị rối loạn, nhất là bị nhiễm trùng (vi khuẩn, siêu vi khuẩn, nấm mốc, ký sinh trùng...) thì thân nhiệt gia tăng nhiều (sốt nóng) mà cơ thể không tự trở về 37°C được.
Khi có kẻ lạ xâm nhập cơ thể (nhiễm trùng) thì hệ thống các tế bào bạch cầu miễn dịch sẽ tấn công kẻ lạ bằng nhiều cách: các đại thực bào tóm lấy kẻ lạ để tiêu diệt (thực bào), các lympho bào B tiết kháng thể để tiêu diệt kháng nguyên (vi khuẩn, siêu vi khuẩn, ký sinh trùng...). Trong khi bám vào kẻ lạ để tiêu diệt chúng (thực bào), các đại thực bào đơn nhân cũng tiết ra một chất gây sốt nội sinh (lymphokin,interleukin 1) khiến cơ quan điều nhiệt ở vùng dưới đổi nâng mức thân nhiệt lên cao, có thể đến 39, 40 hay 41°C, làm cho cơ thể gia tăng sinh nhiệt, đồng thời giảm thiểu sự mất nhiệt. Sau khi gây sốt, interleukin1 lại kích thích các lympho bào hoạt động mạnh hơn trong việc tấn công vi trùng. Trong khi bị sốt, người ta cũng tìm thấy trong máu có nhiều prostaglandin, nhất là prostaglandin E, có vai trò trong cơ chế gây sốt. Prostag-landin E xuất hiện do sự phân huỷ tế bào (chấn thương, phỏng hoặc bệnh do quá mẫn miễn dịch, hoặc các nhiễm vi khuẩn nặng làm chết nhiều bạch cầu). Trong trường hợp này, prostaglandin là chất hợp lực trong sự sinh nhiệt nên các thuốc hạ nhiệt khử prostaglan-din như aspirin, paracetamol có tác dụng hạ nhiệt. Trường hợp sốt nóng do nhiễm siêu vi, các thuốc hạ nhiệt trên ít có hiệu quả giảm sốt thật sự.
Những công trình nghiên cứu gần đây chứng minh hiện tượng sốt là có lợi cho sức khỏe. Lịch sử phát triển các chủng loài nhất là các loài có xương sống có sốt đến nay ít nhất là 400 triệu năm. Sự tồn tại và phát triển chủng loài lâu như vậy (nhưng sự ra đời của thuốc trị sốt chỉ mới 100 năm), tự nó nói lên sốt là có ích cho muôn loài. Ở nhiệt độ sốt (38, 39, 40, 41℃) nhiều vi trùng không phát triển được; sắt và một số khoáng vi lượng trong máu giảm xuống đáng kể khiến vi trùng không thể sinh sôi nẩy nở thêm được. Sốt cũng làm giảm sự sinh tổng hợp chất khiến vi trùng không dùng được sắt để phát triển. (Do đó không nên cho bệnh nhân sốt dùng thức ăn hay thuốc giàu chất sắt). Các nhà khoa học Mỹ tiêm siêu vi khuẩn Herpes canin vào chó con 2 - 5 ngày tuổi rồi chia ra làm 2 nhóm. Nhóm 1 đặt ở môi trường 28-30℃ (thân nhiệt đo được 35 - 37C) và nhóm 2 ở 36 - 38°C (thân nhiệt do được 38,3 - 39,4°C): tất cả chó nhóm 1 đều chết sau 8 ngày trong khi nhóm 2 còn sống.
Tại sao sốt mà bệnh nhân lại cảm thấy lạnh?
Khi bộ máy điều nhiệt trung ương (ở vùng dưới đồi - hypothala-mus) hằng định thân nhiệt ở 37°C ta sẽ cảm thấy nóng khi nhiệt độ môi trường trên 37°C và cảm thấy mát hay lạnh khi môi trường dưới nhiệt độ ấy ít hay nhiều. Nhưng khi bị sốt, hệ thống điều nhiệt đã đưa thân nhiệt lên nhiệt độ cần sốt là 41°C, cho nên lúc bắt đầu sốt, thân nhiệt chưa đạt 40 - 41° thì ta cảm thấy lạnh. Khi thân nhiệt sốt lên trên 41°C thì người bệnh sẽ cảm thấy nóng.
Ở người lớn, khi ta cảm thấy ớn lạnh thì mặc thêm quần áo, đắp thêm chăn và khi đã sốt lên đủ độ, cảm thấy nóng thì bỏ chăn, cởi bớt quần áo, không có gì trở ngại vì đó là cách điều nhiệt có lợi.
Thế nhưng khi sốt cao hơn 41°C là rất nguy hiểm, là lúc cẩn cấp cứu gấp, nếu không thì sẽ tổn hại không hồi phục được, nhất là đối với trẻ con (bại não hoặc tử vong)! Làm kinh (co giật) là dấu hiệu đầu tiên báo động sự nguy hiểm. Nhiều trẻ con sốt nóng bị người nhà cho mặc quần áo, quấn mền quá kín, bé chưa biết nói để phản đối nên khi đưa đến nhà thương, không còn cứu kịp. Khi bị sốt tăng lên 1°C thì tiêu hao năng lượng tăng 7%,mất nước và muối khoáng vì mồ hôi gia tăng... Do đó nhu cầu năng lượng, nước và muối khoáng phải tăng và nhu cầu thải loại chất cặn bã cũng tăng.
Nếu trong tiêu chảy, đa số bệnh nhân chết là vì bị thiếu nước và chất điện giải chứ không phải tại vi trùng thì trong các chứng sốt cũng vậy.
Trẻ em, nhất là trẻ dưới 1 tuổi, với hệ thần kinh và các hệ thống giải nhiệt, giải độc chưa hoàn chỉnh, diện tích da rất lớn so với cân nặng của chúng nên sự tăng nhiệt cũng như sự mất nhiệt diễn ra rất nhanh (chợt nóng, chợt lạnh). Vì thế phải chăm sóc trẻ sốt đúng cách, phải theo dõi thật sát và thường xuyên và phải sắm riêng một nhiệt kế cho mỗi em.
(Còn tiếp)
(Nguồn tài liệu: “Cẩm nang chăm sóc Bà mẹ và Em bé” do Bác sĩ Nguyễn Lân Đính, nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em dịch và chú giải, Giáo sư Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng (nguyên giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM) hiệu đính và viết lời giới thiệu.)
> Xem thêm các bài viết khác trong chuyên đề "Cẩm nang chăm sóc bé" tại đây.
Tin khác
Bệnh u não - căn bệnh nguy hiểm NSƯT Quý Bình mắc phải
U não là một trong những căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của não bộ và hệ thần kinh. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe và tính mạng người bệnh.
Kiến thức về ký sinh trùng? 20 loại phổ biến và các giai đoạn phát triển
Ký sinh trùng là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe con người do chúng tác động lên vật chủ theo nhiều cách khác nhau, từ hút dinh dưỡng, gây tổn thương mô, tiết độc tố đến làm suy giảm hệ miễn dịch. Các tác động cơ học và phản xạ như co thắt ruột cũng khiến bệnh do ký sinh trùng trở nên nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng nhiễm ký sinh trùng có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng.
PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu đưa ra cảnh báo về cơn tăng huyết áp
Thời tiết thay đổi, các bác sĩ tim mạch liên tục nhận được những cuộc gọi khẩn cấp về các cơn tăng huyết áp. Đây là một trong những cấp cứu nội khoa phổ biến nhất, đặc biệt ở lứa tuổi trung niên trở lên. Xử lý đúng cách có thể giúp kiểm soát tình trạng này, nhưng nếu sai sót, hậu quả có thể dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy thận cấp...
Fujifilm tặng Bệnh viện Đại học Y Hà Nội mô hình mô phỏng thực hành nội soi Mikoto
Với cam kết hợp tác triển khai đào tạo nguồn nhân lực cao trong lĩnh vực y tế, đặc biệt là lĩnh vực nội soi tiêu hóa, Fujifilm Việt Nam đã trao tặng mô hình mô phỏng thực hành nội soi đại tràng Mikoto cho Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Người nổi tiếng đối mặt với chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) như thế nào?
Tăng động giảm chú ý (ADHD) là một rối loạn thần kinh mãn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ em và có thể tiếp tục đến tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm nhiều triệu chứng dai dẳng như khó tập trung, hiếu động quá mức và hành vi bốc đồng.
Kiến thức về bệnh cúm mùa: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị
Bệnh cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh xảy ra hàng năm, thường vào mùa đông xuân.