Ykhoangaynay.com |  09/07/2024

Cách phòng tránh và điều trị bệnh bạch hầu

Theo các chuyên gia, bệnh bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do vi khuẩn Corynebacterium diphtheria gây ra. Bệnh gây nhiễm độc nặng do ngoại độc tố của vi khuẩn gây tổn thương chủ yếu là các màng giả ở họng, thanh quản, mũi… Bệnh bạch hầu được xếp nhóm B trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

> Dấu hiệu, nguyên nhân của bệnh bạch hầu

Cách biện pháp phòng tránh bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng nguy hiểm do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra.

Biện pháp dự phòng

- Tuyên truyền giáo dục sức khoẻ: Trong công tác tuyên truyền giáo dục sức khoẻ thường kỳ cần cung cấp những thông tin cần thiết về bệnh bạch hầu cho nhân dân, nhất là cho các bà mẹ, thầy cô giáo biết để họ phát hiện sớm bệnh, cách ly, phòng bệnh và cộng tác với cán bộ y tế cho con đi tiêm vắc-xin bạch hầu đầy đủ.

- Vệ sinh phòng bệnh:

+ Nhà ở, nhà trẻ, lớp học phải thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.

+ Tại nơi có ổ dịch bạch hầu cũ cần tăng cường giám sát, phát hiện các trường hợp viêm họng giả mạc. Nếu có điều kiện thì ngoáy họng bệnh nhân cũ và những người lân cận để xét nghiệm tìm người lành mang vi khuẩn bạch hầu.

+ Tổ chức tiêm vắc xin bạch hầu đầy đủ theo Chương trình tiêm chủng mở rộng. Nếu có điều kiện thì khoảng 5 năm tiến hành đánh giá tiêm chủng một lần và/ hoặc thực hiện phản ứng Shick để đánh giá tình trạng miễn dịch bạch hầu trong quần thể trẻ em.

Biện pháp chống dịch

- Tổ chức:

+ Thành lập Ban chống dịch do lãnh đạo chính quyền làm trưởng ban, lãnh đạo y tế địa phương làm phó ban thường trực và các thành viên khác có liên quan như: Y tế, Giáo dục, Công an, Hội Phụ nữ, Hội Chữ thập đỏ v.v...

+ Các thành viên trong Ban chống dịch được phân công nhiệm vụ để chỉ đạo và huy động cộng đồng thực hiện tốt công tác chống dịch.

+ Đối với vụ dịch nhỏ cần giành một số giường bệnh trong một khu riêng ở khoa lây bệnh viện để cách ly và điều trị bệnh nhân. Nếu có dịch lớn thì có thể thành lập bệnh xá dã chiến trong cộng đồng.

- Chuyên môn:

+ Bạch hầu là một bệnh bắt buộc phải khai báo.

+ Tất cả bệnh nhân viêm họng giả mạc nghi bạch hầu phải được vào viện để cách ly đường hô hấp nghiêm ngặt cho đến khi có kết quả xét nghiệm vi khuẩn hai lần (-). Mỗi mẫu bệnh phẩm được lấy cách nhau 24 giờ và không quá 24 giờ sau khi điều trị kháng sinh. Nếu không có điều kiện làm xét nghiệm thì phải cách ly bệnh nhân sau 14 ngày điều trị kháng sinh.

+ Quản lý người lành mang vi khuẩn, người tiếp xúc: Những người tiếp xúc mật thiết với bệnh nhân phải được xét nghiệm vi khuẩn và theo dõi trong vòng 7 ngày. Tiêm 1 liều đơn Penicillin hoặc uống Erythromycin từ 7-10 ngày cho những người đã bị phơi nhiễm với bạch hầu, bất kể tình trạng miễn dịch của họ như thế nào. Nếu xét nghiệm vi khuẩn (+) thì họ phải được điều trị kháng sinh và tạm nghỉ việc tại các trường học hoặc cơ sở chế biến thực phẩm cho đến khi có kết quả xét nghiệm vi khuẩn (-).

+ Những người tiếp xúc đã được gây miễn dịch trước đây thì nên tiêm nhắc lại một liều giải độc tố bạch hầu.

+ Xử lý môi trường: Phải sát trùng tẩy uế đồng thời và sát trùng tẩy uế lần cuối tất cả các đồ vật có liên quan tới bệnh nhân. Tẩy uế và diệt khuẩn phòng bệnh nhân hàng ngày bằng cresyl, chloramin B; bát đĩa, đũa, chăn màn, quần áo… phải được luộc sôi; sách, vở, đồ chơi v.v… phải được phơi nắng.

> Bệnh bạch hầu lây nhiễm như thế nào?

Các biện pháp điều trị bệnh bạch hầu

Kháng độc tố

Dùng ngay 40.000 đơn vị kháng độc tố bạch hầu (TB hoặc TM), vì chậm trễ có thể làm tăng nguy cơ tử vong. Vì có một nguy cơ nhỏ có thể bị phản vệ nặng với huyết thanh ngựa trong kháng độc tố, do đó đầu tiên cần thử test trong da trước để phát hiện quá mẫn và phải trong tư thế sẵn sàng điều trị sốc phản vệ.

Kháng sinh

Bất kỳ trẻ nào nghi ngờ bạch hầu đều cần được tiêm bắp sâu mỗi ngày với procaine benzylpenicillin liều 50mg/kg (tối đa 1,2g) trong 10 ngày. Thuốc này không nên tiêm tĩnh mạch.

Liệu pháp oxy

Tránh thở oxy trừ phi bắt đầu có tắc nghẽn đường thở. Các dấu hiệu như thở rút lõm ngực nặng hay bứt rứt có nhiều khả năng là chỉ định của mở khí quản (hay đặt nội khí quản) hơn là cho thở oxy. Ngoài ra, sử dụng catheter mũi hay mũi hầu có thể làm trẻ khó chịu và mau thúc đẩy đến tình trạng tắc nghẽn đường thở.

Tuy nhiên, nên cho thở oxy nếu bắt đầu có tình trạng tắc nghẽn và đặt nội khí quản hay mở khí quản được cho là cần thiết.

Mở khí quản/đặt nội khí quản

Mở khí quản chỉ nên thực hiện bởi đội ngũ có kinh nghiệm, khi có dấu hiệu của tắc nghẽn đường thở hoàn toàn, như thở rút lõm ngực nặng và bứt rứt. Khi đó, mở khí quản cấp cứu cần được thực hiện. Đặt nội khí quản qua miệng là thủ thuật thay thế, nhưng có thể làm bong tróc giả mạc và không thể giải phóng tắc nghẽn.

Điều trị hỗ trợ

- Nếu trẻ bị sốt (≥ 39 độ C) làm trẻ khó chịu, dùng paracetamol.Khuyến khích trẻ ăn và uống.

- Nếu trẻ khó nuốt, có thể nuôi ăn qua ống sonde mũi dạ dày. Ống sonde dạ dày nên được đặt bởi bác sĩ có kinh nghiệm, hoặc nếu có thể, bởi bác sĩ gây mê.

- Tránh thăm khám thường xuyên và thực hiện các thủ thuật xâm lấn khi có thể hoặc tránh quấy rầy trẻ khi không cần thiết.

Theo dõi

Tình trạng của trẻ, đặc biệt là tình trạng hô hấp, cần được đánh giá bởi điều dưỡng mỗi 3 giờ và bởi bác sĩ hai lần một ngày. Trẻ nên được đặt nằm gần phòng điều dưỡng, để có thể phát hiện sớm bất kỳ dấu hiệu tắc nghẽn đường thở nào ngay khi dấu hiệu mới chớm nặng lên.

Tài liệu tham khảo:

1. https://vncdc.gov.vn/benh-bach-hau-nd14501.html

2. 2. https://www.vinmec.com/vi/benh/bach-hau-4743/

Tin khác

Chế độ dinh dưỡng dành cho người mắc bệnh bạch cầu cấp dòng tủy

Chế độ dinh dưỡng dành cho người mắc bệnh bạch cầu cấp dòng tủy

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ sức khỏe cho bệnh nhân mắc bạch cầu cấp. Một chế độ ăn uống hợp lý không chỉ giúp cơ thể có đủ năng lượng để phục hồi, mà còn hỗ trợ tái tạo các tế bào máu và mô bị tổn thương trong quá trình điều trị.

Sự kiện Y Khoa  - 
Bệnh bạch cầu cấp dòng tuỷ là gì?

Bệnh bạch cầu cấp dòng tuỷ là gì?

Bạch cầu cấp là một trong những dạng ung thư máu phổ biến, đặc biệt là bạch cầu cấp dòng tủy. Đây là bệnh lý nguy hiểm, có xu hướng trẻ hóa và tiến triển rất nhanh.

Sự kiện Y Khoa  - 
Bạch cầu cấp: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp chẩn đoán

Bạch cầu cấp: Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp chẩn đoán

Ung thư là một trong những căn bệnh có tốc độ gia tăng nhanh chóng trên toàn cầu, trong đó bệnh bạch cầu cấp (hay còn gọi là ung thư máu) là một trong những loại ung thư phổ biến. Bệnh này có nhiều nguyên nhân khác nhau và hiện nay, việc phòng ngừa vẫn còn nhiều thách thức.

Sự kiện Y Khoa  - 
Phương pháp phát hiện sớm ung thư cổ tử cung là gì?

Phương pháp phát hiện sớm ung thư cổ tử cung là gì?

Việc phát hiện ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sớm mở ra nhiều cơ hội điều trị hiệu quả hơn. Trong một số trường hợp, các triệu chứng và dấu hiệu của ung thư cổ tử cung có thể xuất hiện rõ ràng, tuy nhiên, không phải lúc nào chúng cũng dễ nhận biết.

Nghiên cứu  - 
Ung thư cổ tử cung có chữa khỏi được không?

Ung thư cổ tử cung có chữa khỏi được không?

Mỗi năm tại Việt Nam, hơn 4.100 phụ nữ mới phát hiện mắc ung thư cổ tử cung, và khoảng 2.400 người không may qua đời vì căn bệnh này. Vậy, ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi hay không?

Nghiên cứu  - 
Dấu hiệu ung thư cổ tử cung: Những triệu chứng cần lưu ý để phát hiện sớm

Dấu hiệu ung thư cổ tử cung: Những triệu chứng cần lưu ý để phát hiện sớm

Dấu hiệu ung thư cổ tử cung thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác, vì vậy việc nhận biết sớm các triệu chứng là điều quan trọng giúp tăng cơ hội điều trị hiệu quả.

Nghiên cứu  -