Nguồn: Nhà xuất bản Y học và Báo Sức Khỏe và Đời Sống |  15/07/2024

Viêm da cơ địa có nguy hiểm không?

Viêm da cơ địa là một tình trạng mạn tính, phần lớn không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiếm soát được, vì vậy người bị viêm da cơ địa cần có thói quen, lối sống phù hợp để tránh các đợt tái phát.

Viêm da cơ địa (Atopic Dermatitis = AD) hay còn gọi là chàm cơ địa (Atopic Eczema) chỉ một bệnh viêm da mãn tính, dễ tái phát. Bệnh đi kèm với triệu chứng chính là ngứa; tổn thương da từ ban đỏ mức độ nhẹ đến lichen hóa (dày da) mức độ nặng đến chứng đỏ da.

> Xem chi tiết Viêm da cơ địa: Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Khi mắc bệnh kéo dài nhiều người lo lắng không biết viêm da cơ địa có biến chứng gì không?

Nguyên nhân gây bệnh viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa hay còn gọi là viêm da cơ địa dị ứng, chàm cơ địa, viêm da atopy; là dạng tổn thương viêm da mạn tính do tình trạng mẫn cảm với các dị nguyên trong không khí.

Viêm da cơ địa có liên quan đến nồng độ globulin miễn dịch (IgE) trong máu cao và tiền sử bản thân hoặc gia đình bị dị ứng loại I, viêm mũi dị ứng hoặc hen suyễn.

Theo các nhà nghiên cứu, cơ chế bệnh sinh của viêm da cơ địa rất phức tạp, hiện vẫn chưa biết nguyên nhân cụ thể, nhưng được cho là có liên quan đến các yếu tố di truyền, hệ thống miễn dịch và môi trường gây rối loạn khả năng bảo vệ của da.

- Viêm da cơ địa do yếu tố di truyền:

Người ta nhận thấy một số người bị viêm da cơ địa có thành viên trong gia đình cũng mắc bệnh này. Một số nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra đã có những thay đổi trong gene chịu trách nhiệm tạo ra filaggrin – một loại protein giúp duy trì làn da khỏe mạnh.

- Do hệ thống miễn dịch:

Bình thường hệ thống miễn dịch có vai trò chống lại các tác nhân lạ xâm nhập vào cơ thể. Nhưng đôi khi hệ miễn dịch bị rối loạn và hoạt động quá mức có thể gây ra tình trạng viêm trên da.

Ngoài ra, viêm da cơ địa còn do các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến cách mà cơ thể phản ứng khiến da khô và dễ bị viêm.

Triệu chứng của viêm da cơ địa

Biểu hiện của viêm da cơ địa thay đổi tùy theo tuổi và giai đoạn bệnh.

Triệu chứng lâm sàng

- Các triệu chứng thường gặp:

+ Đỏ da

+ Mụn nước

+ Vảy da

+ Vảy tiết

+ Sẩn, dày da

- Một số triệu chứng khác:

+ Dày sừng nang lông (tập trung chủ yếu ở cánh tay, đùi và má)

+ Da vảy cá, vảy phấn trắng allba

+ Mặt đỏ hoặc nhợt nhạt

+ Nếp dưới mi mắt Dennie - Morgan

+ Dày chỉ lòng bàn tay; viêm da bàn tay, bàn chân không đặc hiệu

+ Bệnh eczema hình đồng xu

+ Chứng da vẽ nổi trắng

+ Đục thủy tinh thể

- Triệu chứng cơ năng:

+ Ngứa

Biểu hiện bệnh có thể chia theo từng giai đoạn

Giai đoạn cấp tính

Một số đặc trưng cơ bản:

- Đỏ nhiều

- Phù nề nhiều

- Ngứa nhiều

- Rỉ (ứa) dịch nhiều

Giai đoạn bán cấp

Một số đặc trưng cơ bản:

- Đỏ da

- Vảy tiết

- Ngứa

- Chảy dịch ít hoặc không

Giai đoạn mãn tính

Một số đặc trưng cơ bản:

- Ngứa

- Dày da (lichen hóa chủ yếu ở nếp gấp)

- Tăng hoặc giảm sắc tố sau viêm

Phân biệt

Ba giai đoạn khác nhau có thể phân biệt trên lâm sàng viêm da cơ địa ở trẻ nhũ nhi, trẻ em, thiếu niên và người lớn.

Viêm da cơ địa ở trẻ nhũ nhi

Giai đoạn bú mẹ mắc viêm da cơ địa thường gặp ở trẻ từ 1-3 tháng tuổi có thể mắc viêm da cơ địa. Có thể khá giống với viêm da tiết bã. Bệnh diễn tiến mạn tính, tái phát nhiều lần, có thể gặp ở quanh miệng và mũi, lớn hơn có thể thấy ở bắp chân, nếp gấp.

- Các tổn thương thường cấp tính: đỏ da; ngứa; xuất hiện nhiều mụn nước nông, tập trung thành từng đám, dập vỡ, rỉ nước.

- Các vị trí thường gặp: hai má, trán, cằm, mặt duỗi các chi, khi trẻ biết bò có thể tổn thương đầu gối.

- Tiến triển: 90% khỏi sau 2 tuổi.

Viêm da cơ địa ở trẻ em

- Thường là viêm da bán cấp và mãn tính.

- Chuyển từ giai đoạn tuổi nhũ nhi sang giai đoạn từ 3 tuổi kéo dài đến tuổi dậy thì.

- Các tổn thương: các sẩn đỏ dẹt, có vảy mỏng trên da dày, thâm, lichen hóa, ngứa.

- Các vị trí thường gặp: đặc biệt ở các nếp gấp như khuỷu tay, khoeo, cổ tay, cổ chân, cổ.

Viêm da cơ địa ở người lớn

Giai đoạn thiếu niên và người lớn mắc viêm da cơ địa thường là bệnh kéo dài từ nhỏ hoặc mới khởi phát lúc trưởng thành.

- Các tổn thương da mãn tính, triệu chứng lâm sàng giống như viêm da cơ địa ở trẻ em.

- Các vị trí thường gặp: tương tự viêm da cơ địa ở trẻ em, đặc biệt ở các vùng nếp gấp, có thể lan ra toàn cơ thể.

- Các biểu hiện: khô, dày da (lichen hóa).

Triệu chứng cận lâm sàng

- IgE huyết thanh tăng.

- Mô bệnh học:

+ Lớp biểu bì (thượng bì) có xốp bào xen kẽ với hiện tượng á sừng.

+ Trung bì có sự xâm nhập của bạch cầu lympho, mono, dưỡng bào, có thể có các tế bào ái kiềm.

+ Trường hợp lichen hóa có hiện tượng tăng sản lớp biểu bì.

> Xem chi tiết Triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa

Viêm da cơ địa có nguy hiểm không?

Bệnh viêm da cơ địa không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, kéo theo gây mất ngủ, mệt mỏi, khó chịu, ảnh hưởng đến tâm lý và cuộc sống của người bệnh.

Nhiều người bị viêm da cơ địa sau đó phát triển bệnh hen suyễn và viêm mũi dị ứng. Hai tình trạng này có thể xảy ra trước hoặc sau viêm da cơ địa.

Viêm da cơ địa có thể gây ra biến chứng là nhiễm trùng da do vi khuẩn, gây ra các phản ứng viêm rầm rộ, tấy đỏ, đau, mụn nước có dịch mủ, sốt; nhiễm trùng da do virus gây tổn thương bọng nước, đau, rát, thậm chí là gây hoại tử.

Viêm da cơ địa có thể nhẹ hoặc nặng, thường bệnh nặng và có tiên lượng xấu hơn ở các đối tượng:

- Mắc bệnh sớm trước 1 tuổi.

- Tổn thương da sau khi sinh.

- Tiền sử bản thân hoặc gia đình bị dị ứng.

- Mắc các bệnh dị ứng khác như hen phế quản, viêm mũi dị ứng.

- Bội nhiễm da và chăm sóc da kém.

Tóm lại: Viêm da cơ địa là một tình trạng mạn tính, phần lớn không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiếm soát được, vì vậy người bị viêm da cơ địa cần có thói quen, lối sống phù hợp để tránh các đợt tái phát. Khi mắc, người bệnh cần theo dõi và kiên trì điều trị bệnh. Việc chăm sóc da tốt: dưỡng ẩm cho da, tắm hàng ngày bằng nước mát hoặc ấm, sử dụng chất tẩy rửa nhẹ nhàng, không xà phòng, cồn hay chất tạo màu hay tạo mùi, đeo găng tay để bảo vệ da tay.

Có thể ngâm mình bằng nước ấm trong khoảng 10 phút, sau đó dùng khăn mềm thấm khô người (không chà xát), rồi thoa kem dưỡng ẩm. Trẻ em có thể bị bùng phát viêm da cơ địa khi ăn một số loại thực phẩm (ví dụ trứng, sữa bò, đậu nành, đậu phộng, lúa mì). Căng thẳng cũng có thể gây bùng phát bệnh, vì vậy hãy thử các biện pháp giúp kiểm soát và giảm căng thẳng. Phát hiện và kiểm soát tốt các bệnh dị ứng khác như hen phế quản, viêm mũi dị ứng.

> Xem chi tiết Chế độ ăn cho người bị viêm da cơ địa

> Xem chi tiết Bị viêm da cơ địa nên kiêng ăn gì?

> Xem chi tiết Cách chọn kem dưỡng ẩm cho người bị viêm da cơ địa

> Xem chi tiết Những loại thuốc trị viêm da cơ địa tốt nhất

(Bài viết được biên soạn lại từ tài liệu:

1. Kiểm soát bệnh viêm da cơ địa (dành cho nhân viên y tế) của Nhà xuất bản Y học 2016; bạn có thể xem báo cáo tại đây.

Tài liệu là hướng dẫn cho nhân viên y tế, có sự phối hợp giữa hai tổ chức là Hội Da liễu Việt Nam và Hội Nhi khoa Việt Nam biên soạn; tài liệu do GS.TS Trần Hậu Khang, Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, Chủ tịch Hội Da liễu Việt Nam làm Chủ tịch Hội đồng biên soạn.

2. Viêm da cơ địa có nguy hiểm không? theo Báo Sức Khỏe và Đời Sống; bạn có thể xem báo cáo tại đây).

Người mắc viêm da cơ địa cần chú ý gì khi thời tiết nắng nóng

Người mắc viêm da cơ địa cần chú ý gì khi thời tiết nắng nóng

Tài liệu Y học  - 
Khi thời tiết nắng nóng, cơ thể dễ đổ mồ hôi kèm theo bụi bẩn trên da và bên ngoài tự nhiên, đây là môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển. Người bị viêm da cơ địa rất dễ gặp tình trạng tái phát khi thời tiết nắng nóng.
Chế độ ăn cho người bị viêm da cơ địa

Chế độ ăn cho người bị viêm da cơ địa

Tài liệu Y học  - 
Mặc dù không có chế độ ăn kiêng hoặc thực phẩm nào có thể chữa khỏi bệnh viêm da cơ địa nhưng người bệnh có thể điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp để cải thiện tình trạng bệnh và hạn chế các triệu chứng.

Tin khác

Những điều cần biết về bệnh thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em

Những điều cần biết về bệnh thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em

Bệnh thiếu máu thiếu sắt là một căn bệnh phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này bao gồm chế độ dinh dưỡng không phù hợp, nhiễm giun sán, hoặc mắc một số bệnh lý.

Tài liệu Y học  - 
Những điều cần biết về ho ra máu do ung thư

Những điều cần biết về ho ra máu do ung thư

Ho ra máu là khạc ra máu trong và sau khi ho, máu ra ngoài bằng đường miệng hoặc mũi do tổn thương từ thanh quản trở xuống. Chẩn đoán ho ra máu do ung thư thường dễ, tuy nhiên cần phải xác định đúng mức độ nặng của ho ra máu để có thái độ xử trí kịp thời, tránh nguy cơ tử vong do mất máu cấp và tình trạng suy hô hấp cấp do tắc nghẽn hoặc sặc đường thở.

Tài liệu Y học  - 
Tổng quan về bệnh thuỷ đậu: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách điều trị

Tổng quan về bệnh thuỷ đậu: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách điều trị

Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Herpes zoster gây nên, lây từ người sang người qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc gần.

Tài liệu Y học  - 
Kiến thức về bệnh đậu mùa khỉ: Chẩn đoán, điều trị và cách phòng bệnh

Kiến thức về bệnh đậu mùa khỉ: Chẩn đoán, điều trị và cách phòng bệnh

Đậu mùa khỉ (monkey pox) là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng gây dịch, do vi rút đậu mùa khỉ gây ra. Bệnh có nguồn gốc từ Châu Phi, lây truyền từ động vật sang người và từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với tổn thương da, dịch cơ thể, qua quan hệ tình dục, giọt bắn đường hô hấp, vật dụng của người bị nhiễm và lây truyền từ mẹ sang con.

Tài liệu Y học  - 
Tổn thương cột sống do ung thư di căn

Tổn thương cột sống do ung thư di căn

Ung thư di căn cột sống là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân ung thư, có thể gây đau, làm mất chức năng thần kinh. Phần lớn các khối u di căn đến thân đốt sống và phát triển ở ngoài màng tủy. Phát hiện sớm u di căn cột sống và điều trị sớm nhằm mục đích phục hồi chức năng thần kinh, điều trị đau, và điều trị dự phòng biến chứng thần kinh trong tương lai.

Tài liệu Y học  - 
Tổng quan về ung thư tuyến nước bọt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tổng quan về ung thư tuyến nước bọt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Ung thư tuyến nước bọt bao gồm các tuyến nước bọt chính và phụ, trong đó các khối u tuyến mang tai chiếm 80%. Theo GLOBOCAN 2018 có 353 ca mới mắc mỗi năm và đứng thứ 23 trong các ung thư chung. Độ tuổi hay gặp ung thư tuyến mang tai là khoảng 55, mô bệnh học hay gặp là loại ung thư biểu mô biểu bì nhầy và ung thư biểu mô tuyến nang.

Tài liệu Y học  -