Quỹ sáng kiến Y tế Mỹ gốc Á |  23/06/2024

Dấu hiệu, nguyên nhân, cách kiểm tra ung thư ruột kết trực tràng

Ai cũng có thể bị ung thư ruột kết - trực tràng: Dù 20% -25% trường hợp ung thư ruột kết - trực tràng xảy ra ở những người bị di truyền từ gia đình, khoảng 75% các trường hợp xảy ra ở những người không có các yếu tố rủi ro này.

Ung thư ruột kết trực tràng là gì

Ung thư ruột kết - trực tràng hình thành từ các khối u rất nhỏ hay các bướu nhỏ trong ruột kết hoặc trực tràng. Bướu nhỏ là biểu mô thừa phát triển bên trong cơ thể bạn. Hầu hết các bướu nhỏ đều lành tính, nhưng theo thời gian một số dạng bướu nhỏ có thể chuyển thành ung thư.

Nguyên nhân ung thư ruột kết trực tràng

Thường thì ung thư ruột kết trực tràng có một số nguyên nhân sau đây:

– Trên 50 tuổi

– Di truyền từ gia đình

– Di chứng của các bướu nhỏ trước đây trong ruột kết và trực tràng

– Chế độ ăn nhiều mỡ

– Ít tập thể dục

Triệu chứng Ung thư ruột kết - trực tràng

Bệnh Ung thư ruột kết - trực tràng thường không có triệu chứng, nhưng có thể có một số triệu chứng sau:

– Tiêu chảy hoặc táo bón

– Có máu lẫn trong hoặc trên phân (màu đỏ tươi hay rất sẫm)

– Phân chặt

– Khó chịu chung ở bụng (căng phồng, no và/hoặc co thắt)

– Luôn đầy hơi

– Cảm thấy ruột không rỗng hoàn toàn

– Sụt cân không rõ nguyên nhân

Cách phòng và phát hiện sớm ung thư ruột kết - trực tràng

Tỷ lệ kiểm tra và xét nghiệm ung thư ruột kết - trực tràng ở người Mỹ gốc Á ở mức thấp đáng lo ngại. Những người ở độ tuổi 50 trở lên cần phải được kiểm tra.

Tỷ lệ kiểm tra bệnh ở đàn ông Mỹ gốc Á thấp hơn so với mọi nhóm dân tộc khác, dẫn đến tỷ lệ cao mắc bệnh ung thư sớm hơn.

Một số tùy chọn khám kiểm tra gồm:

– Nội soi ruột kết: sử dụng ống dẻo chứa máy quay phim nhỏ gọn gọi là đèn nội soi ruột kết để nhìn vào bên trong toàn bộ ruột già. Có thể thu thập các mẫu mô (sinh thiết) và cắt bỏ các khối u hoặc bướu nhỏ bất thường trong quá trình nội soi.

– Xét nghiệm máu trong phân (FOBT): để kiểm tra xem có máu trong phân hay không.

– Nội soi ruột xoắn: sử dụng ống dẻo có gắn đèn gọi là đèn nội soi ruột xoắn để kiểm tra trực tràng và phần dưới ruột kết.

Hướng dẫn và cách kiểm tra ung thư ruột kết trực tràng

Sau tuổi 50, bạn cần phải:

– Xét nghiệm FOBT hàng năm.

– Nội sọi ruột xoắn mỗi 5 năm.

– Nội soi ruột kết mỗi 10 năm.

Biểu đồ ung thư ruột kết. Ảnh minh hoạ của Quỹ sáng kiến Y tế Mỹ gốc Á.

Chẩn đoán và điều trị ung thư ruột kết trực tràng

Cách điều trị tùy thuộc một phần vào giai đoạn ung thư. Nhìn chung, các cách điều trị có thể gồm:

– Hóa trị dùng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư.

– Phẫu thuật để cắt bỏ khối u hoặc tế bào ung thư:

+ Phẫu thuật nội soi ruột kết: cắt bỏ khối u trước khi có thể trở thành ung thư Phẫu thuật ruột kết: cắt bỏ tất cả hoặc một phần ruột kết.

+ Khẫu thuật tạo hậu môn ruột kết: tạo một lỗ riêng nơi chất thải có thể thoát ra từ cơ thể và nó có thể được thực hiện sau khi khẫu thật tạo hậu môn ruột kết

– Xạ trị để phá hủy mô ung thư.

Người Mỹ gốc Á có tỷ lệ cao mắc bệnh ung thư ruột kết - trực tràng sớm hơn do tỷ lệ khám chữa bệnh thấp. Phát hiện bệnh sớm rất quan trọng để chữa trị và tránh khỏi ung thư ruột kết - trực tràng.

Bắt đầu khám kiểm tra định kỳ ở tuổi 50 (hoặc trước đó nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh cao) và hỏi ý kiến bác sĩ về mọi lựa chọn cách điều trị.

(*) Tài liệu báo cáo chuyên sâu Dữ liệu ung thư cho cộng đồng người gốc Á tại Mỹ của Quỹ sáng kiến Y tế Mỹ gốc Á. Bạn có thể tham khảo link báo cáo này bằng Tiếng Việt.

Quỹ sáng kiến Y tế Mỹ gốc Á (AAHI) được thành lập và tài trợ vào Năm tài khóa 2005 nhằm giúp loại bỏ những chênh lệch về y tế tồn tại giữa người Mỹ gốc Á và người Mỹ không phải gốc Á. Đây là một phần của Ngành dịch vụ Y tế và Nhân đạo Quận Montgomery – Văn phòng Y tế tộc người thiểu số và đa văn hóa.

Mục đích của AAHI là phát triển các chương trình y tế thích hợp nhằm đáp ứng các nhu cầu của nhiều nhóm người Mỹ gốc Á sống tại Quận.

Sứ mệnh của AAHI là xác định các nhu cầu chăm sóc y tế từ những cộng đồng người Mỹ gốc Á nhằm phát triển các dịch vụ chăm sóc y tế thích hợp về văn hóa và thực hiện các chương trình giáo dục y tế dễ tiếp cận và có sẵn cho mọi người Mỹ gốc Á tại Quận Montgomery.

AAHI và cộng đồng người Mỹ gốc Á đang hợp tác với nhau để nâng cao sức khỏe cho mọi người Mỹ gốc Á tại quận Montgomery.

Ung thư vú là gì: Dấu hiệu, triệu chứng, phòng bệnh

Ung thư vú là gì: Dấu hiệu, triệu chứng, phòng bệnh

Nghiên cứu  - 
Trong đó, dấu hiệu cơ bản nhất của ung thư vú là thay đổi cảm giác và hình dạng của vú và núm vú trên ngực người phụ nữ.

Tin khác

Phẫu thuật điều trị áp xe phổi: Giải pháp hiệu quả cho bệnh nhân

Phẫu thuật điều trị áp xe phổi: Giải pháp hiệu quả cho bệnh nhân

Áp xe phổi là tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng, trong đó nhu mô phổi bị hoại tử và tạo thành các ổ mủ sau giai đoạn viêm cấp. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến hơn ở người trung niên và những người có sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch suy giảm.

Nghiên cứu  - 
Phương pháp điều trị áp xe vú

Phương pháp điều trị áp xe vú

Áp xe vú là tình trạng hình thành ổ mủ bên trong bầu vú, xung quanh được bao bọc bởi mô viêm, và thường phát triển từ các ổ viêm tại vùng vú. Tình trạng này chủ yếu xảy ra ở phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú, trong khi đối với những phụ nữ khác thì khá hiếm gặp.

Nghiên cứu  - 
Bệnh áp xe vú nguy hiểm như thế nào?

Bệnh áp xe vú nguy hiểm như thế nào?

Áp xe vú là một dạng nhiễm trùng ở mô vú, do vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm, đặc biệt phổ biến ở phụ nữ sau sinh và trong giai đoạn cho con bú.

Nghiên cứu  - 
Kiến thức về áp xe vú: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và cách điều trị

Kiến thức về áp xe vú: Nguyên nhân, dấu hiệu, chẩn đoán và cách điều trị

Khoảng 10% – 33% các bà mẹ cho con bú gặp phải tình trạng nhiễm trùng vú, có thể dẫn đến áp xe vú. Vậy áp xe vú là tình trạng như thế nào? Nguyên nhân gây bệnh do đâu và các triệu chứng nhận biết ra sao? Bác sĩ sẽ chẩn đoán và áp dụng phương pháp điều trị nào để khắc phục?

Nghiên cứu  - 
Phương pháp điều trị viêm cơ tim hiệu quả và hướng dẫn chăm sóc phục hồi

Phương pháp điều trị viêm cơ tim hiệu quả và hướng dẫn chăm sóc phục hồi

Dựa vào tình trạng và mức độ bệnh lý của từng bệnh nhân, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị viêm cơ tim phù hợp nhất. Việc nắm rõ các phương pháp điều trị và cách chăm sóc bệnh nhân viêm cơ tim là yếu tố quan trọng giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.

Nghiên cứu  - 
Bệnh viêm cơ tim nguy hiểm như thế nào?

Bệnh viêm cơ tim nguy hiểm như thế nào?

Tỷ lệ tử vong do viêm cơ tim cấp rất cao nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời. Đặc biệt, viêm cơ tim thường xảy ra ở người trẻ tuổi, do đó, cần chú ý khi xuất hiện triệu chứng đau ngực và khó thở, nhất là trong giai đoạn nhiễm virus cấp tính.

Nghiên cứu  -