Ykhoangaynay.com |  02/08/2024

Bệnh cúm mùa có nguy hiểm không?

Bệnh cúm mùa là một nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây ra. Bệnh thường bùng phát mạnh vào mùa đông xuân, khi cơ thể khó thích ứng với sự thay đổi của thời tiết.

Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, cúm mùa có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

> Bệnh cúm mùa là gì?

Mức độ nguy hiểm của bệnh cúm mùa

Bệnh cúm mùa là một nhiễm vi rút cấp tính do vi rút cúm tuýp A hoặc B. C gây ra. Bệnh dễ lây lan từ người sang người và gây ra các triệu chứng sốt đột ngột, ho (thường là ho khan), nhức đầu, đau cơ và khớp, đau họng và chảy nước mũi.

1. Cúm mùa dễ lây lan

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh cúm mùa là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do virus gây ra và rất dễ lây lan từ người này sang người khác qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, ho, hoặc hắt hơi. Ngoài ra, cúm còn có thể lây qua tiếp xúc với các đồ vật chứa virus, sau đó đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

2. Bệnh cúm mùa có thể chuyển thành ác tính

Một số trường hợp bệnh cúm mùa có thể tiến triển nặng với các triệu chứng như sốt cao, khó thở, tím tái, phù phổi do suy tim và thậm chí có thể gây tử vong. Những người có tiền sử mắc bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch như suy thận, đái tháo đường, nghiện rượu, phụ nữ mang thai, người già, và trẻ nhỏ dễ bị chuyển nặng. Khi có các biểu hiện bất thường, cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế chuyên sâu để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nghiêm trọng như hội chứng Reye, gây phù gan và não, với tỷ lệ tử vong rất cao.

3. Biến chứng nếu không điều trị kịp thời

Nếu không được điều trị hoặc điều trị quá muộn, bệnh cúm mùa có thể chuyển nặng và gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm phổi và suy hô hấp. Các biến chứng viêm phổi thường gặp ở trẻ em, người già trên 65 tuổi, và những người mắc bệnh mạn tính như COPD, hen phế quản, bệnh tim bẩm sinh, suy tim, bệnh mạch vành, và suy giảm miễn dịch. Ngoài ra, bệnh cúm mùa còn có thể gây viêm tai giữa, viêm xoang, và nhiễm trùng đường tiết niệu.

4. Nguy hiểm cho phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai bị cúm mùa có nguy cơ cao bị biến chứng phổi hoặc sẩy thai. Nếu mắc cúm trong ba tháng đầu của thai kỳ, nguy cơ biến chứng ở thai nhi, đặc biệt là các bệnh lý về hệ thần kinh trung ương, tăng cao.

Những thông tin trên cho thấy sự nguy hiểm của bệnh cúm mùa và tầm quan trọng của việc phòng ngừa và điều trị kịp thời.

> Bệnh cúm mùa và những nguyên tắc cần nhớ giúp trẻ phòng tránh bệnh

Cách phòng bệnh cúm mùa

1. Tăng cường vệ sinh cá nhân

Để ngăn ngừa bệnh cúm mùa, việc rửa tay bằng xà phòng là rất quan trọng. Hãy che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi bằng tay áo hoặc khăn giấy, sau đó vứt khăn giấy vào thùng rác. Nếu che miệng bằng tay, cần rửa tay ngay sau đó để tránh lây nhiễm sang các vật dụng khác.

2. Vệ sinh và thông thoáng không gian sống

Giữ cho nơi ở, lớp học và phòng làm việc luôn sạch sẽ và thoáng khí. Thường xuyên lau chùi bề mặt và các vật dụng bằng hóa chất sát khuẩn để tiêu diệt virus gây bệnh cúm mùa.

3. Theo dõi sức khỏe hàng ngày

Nếu có các triệu chứng như sốt, ho, đau họng, hãy thông báo cho trường học, cơ quan, đoàn thể và cơ sở y tế địa phương để được cách ly kịp thời. Điều này giúp ngăn chặn sự lây lan của bệnh cúm mùa.

4. Tránh tiếp xúc với người nghi ngờ bị bệnh

Tất cả mọi người, đặc biệt là những người mắc bệnh mạn tính, phụ nữ mang thai, người già và trẻ em, cần tránh tiếp xúc với người nghi ngờ bị bệnh cúm mùa để giảm nguy cơ lây nhiễm.

5. Không tự ý sử dụng thuốc

Không tự ý sử dụng thuốc, đặc biệt là thuốc kháng virus như Tamiflu, mà phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều trị bệnh cúm mùa.

6. Giữ ấm cơ thể và duy trì dinh dưỡng

Giữ ấm cơ thể và ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại virus gây bệnh cúm mùa.

7. Tiêm phòng vaccine cúm mùa

Tiêm phòng vaccine cúm mùa hàng năm là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi nguy cơ nhiễm bệnh cúm mùa.

Việc thực hiện các biện pháp trên sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cúm mùa và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Tin khác

Phương pháp phát hiện sớm ung thư cổ tử cung là gì?

Phương pháp phát hiện sớm ung thư cổ tử cung là gì?

Việc phát hiện ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sớm mở ra nhiều cơ hội điều trị hiệu quả hơn. Trong một số trường hợp, các triệu chứng và dấu hiệu của ung thư cổ tử cung có thể xuất hiện rõ ràng, tuy nhiên, không phải lúc nào chúng cũng dễ nhận biết.

Nghiên cứu  - 
Ung thư cổ tử cung có chữa khỏi được không?

Ung thư cổ tử cung có chữa khỏi được không?

Mỗi năm tại Việt Nam, hơn 4.100 phụ nữ mới phát hiện mắc ung thư cổ tử cung, và khoảng 2.400 người không may qua đời vì căn bệnh này. Vậy, ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi hay không?

Nghiên cứu  - 
Dấu hiệu ung thư cổ tử cung: Những triệu chứng cần lưu ý để phát hiện sớm

Dấu hiệu ung thư cổ tử cung: Những triệu chứng cần lưu ý để phát hiện sớm

Dấu hiệu ung thư cổ tử cung thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác, vì vậy việc nhận biết sớm các triệu chứng là điều quan trọng giúp tăng cơ hội điều trị hiệu quả.

Nghiên cứu  - 
Sự khác biệt giữa sốt rét và sốt xuất huyết: Triệu chứng và cách phòng ngừa

Sự khác biệt giữa sốt rét và sốt xuất huyết: Triệu chứng và cách phòng ngừa

Sốt rét và sốt xuất huyết đều là những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng đối với sức khỏe và đe dọa tính mạng của người bệnh.

Nghiên cứu  - 
Vì sao sốt rét ác tính nguy hiểm?

Vì sao sốt rét ác tính nguy hiểm?

Sốt rét được phân chia thành hai dạng chính là sốt rét thể thông thường và sốt rét ác tính. Trong đó, người mắc sốt rét ác tính có nguy cơ gặp biến chứng đe dọa tính mạng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nghiên cứu  - 
Một số dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai

Một số dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai

Các dấu hiệu của bệnh giang mai luôn là một trong những chủ đề được nhiều người tìm hiểu kỹ lưỡng, vì nhận biết sớm có thể giúp điều trị hiệu quả và ngăn ngừa biến chứng.

Nghiên cứu  -