Y Khoa Ngày Nay |  17/07/2024

Các phương pháp điều trị hiệu quả sẹo sau Zona thần kinh

Zona thần kinh là bệnh về da do Varicella - zoster virus (VZV) làm nguyên nhân chính gây ra những thương tổn liên quan đến hạch, rễ dây thần kinh và da. Hầu hết các trường hợp bị Zona thần kinh sau khi khỏi bệnh đều để lại sẹo. Tùy cách chăm sóc, điều trị vết thương mà sẹo sẽ có những biểu hiện khác nhau. Chính vì thế để giảm thiểu tối đa tình trạng này, người bệnh cần áp dụng một số biện pháp điều trị sẹo hiệu quả.

Lý do xuất hiện sẹo sau Zona

Zona thần kinh là bệnh nhiễm trùng về da, hình thành nên các mụn nước, bọng nước có chứa nhiều dịch. Chính vì thế theo thời gian tiến triển của bệnh, những thương tổn đó sẽ khô dần, đóng vảy và bong tróc. Tuy nhiên do vùng da nhiễm bệnh đã từng bị tổn thương cấu trúc tế bào biểu bì và hệ thống thần kinh nên ít nhiều vẫn để lại sẹo.

Nếu chăm sóc đúng cách, sẹo sẽ không quá rõ, có thể xuất hiện màu trắng lấm tấm, dễ dàng điều trị bằng phương pháp làm mờ,...Ngược lại, đối với những trường hợp không chăm sóc kịp thời, điều trị không đúng cách, vệ sinh vết thương không sạch sẽ,... ở người bệnh sẽ xuất hiện hiện tượng nhiễm trùng, viêm loét,... Từ đó sẹo sẽ biểu hiện rõ hơn với màu sắc đậm như: màu tím đậm hoặc thậm chí là màu thâm đen, quá trình điều trị cũng vì thế mà khó khăn hơn.

Các phương pháp điều trị sẹo hiệu quả

Tùy theo từng mức độ của sẹo mà người bệnh có thể tham khảo các phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số phương pháp mà người bệnh có thể sử dụng để quá trình làm mờ sẹo sau zona đạt hiệu quả nhất.

Đối với những trường hợp các thương tổn không quá nghiêm trọng, da lành tính, sẹo dễ lành, không có xuất hiện bội nhiễm, người bệnh có thể tham khảo các phương pháp sau:

Dùng các sản phẩm trị sẹo

Đây là một trong những phương pháp được sử dụng phổ biến nhất bởi tính ứng dụng cao, dễ dàng thực hiện, tiết kiệm thời gian cũng như chi phí. Tuy nhiên phương pháp này chỉ thực sự phù hợp và hiệu quả với sẹo lành tính hoặc những tổn thương không quá nghiêm trọng. Cách dùng: phương pháp đạt hiệu quả nhất khi người bệnh sử dụng thuốc trị sẹo với vùng da non đang trong quá trình tái tạo sau thương tổn.

Sản phẩm trị sẹo mà người bệnh có thể tham khảo là các loại thuốc, kem bôi ngoài da, serum,... có chứa các hoạt chất có khả năng can thiệp vào vùng da bị sẹo, gây ra tác động trực tiếp vào ổ sẹo, phá vỡ cấu trúc sẹo và thúc đẩy quá trình tái tạo, tăng sinh tế bảo biểu bì mới.

Dùng các sản phẩm trị sẹo có nguồn gốc tự nhiên

Đây cũng là giải pháp hiệu quả, tiết kiệm chi phí, dễ thực hiện. Tuy nhiên các sản phẩm này thường chỉ có tác dụng với các vết sẹo còn mới và đòi hỏi người bệnh phải kiên trì thực hiện đến khi đạt được hiệu quả.

1. Nha đam (Lô hội)

Trong điều trị vết thương do Zona thần kinh, nha đam là loại lá được sử dụng khá phổ biến bởi trong nó có nhiều dưỡng chất, làm giảm tình trạng ngứa ngáy, khó chịu trên da; đồng thời tăng sinh hoạt chất elastin và collagen cho cơ thể, làm mờ các vết sẹo thâm sau zona hiệu quả. Người bệnh có thể dùng trực tiếp vào vùng da để lại sẹo hoặc uống nha đam để bổ sung dưỡng chất.

> Xem chi tiết cách điều trị Zona thần kinh bằng lá nha đam tại đây

2. Củ nghệ

Theo kinh nghiệm dân gian, nghệ được xem là "thần dược" trong điều trị sẹo bởi trong nghệ có chứa hàm lượng curcumin (chất chống oxy hóa) rất cao. Chính vì thế mà nghệ được sử dụng để kiểm soát tình trạng viêm nhiễm, loại bỏ độc tố và các gốc tự do, hỗ trợ tái tạo tế bào và đào thải độc tố trên da. Nhờ đó vùng da bị thương tổn được phục hồi nhanh chóng và đánh bay vết sẹo thâm.

3. Mật ong

Mật ong cũng được xem là sản phẩm trị sẹo hiệu quả bởi trong mật ong có chứa hàm lượng lớn các enzyme có lợi như enzyme glucose oxidase, có tác dụng kháng khuẩn và sát trùng các vết thương ngoài da tương tự như oxy già. Mật ong cũng có thể được kết hợp với bột ngọc trai như một cách để thúc đẩy quá trình đào thải các sắc tố melanin đậm màu trên da, ngăn ngừa sẹo và làm đều màu da hơn.

4. Khoai tây

Trong khoai tây có chứa hàm lượng cao tinh bột, photpho, các loại vitamin,… có khả năng ức chế quá trình lão hóa da, giúp da phục hồi nhanh chóng, loại bỏ sắc tố đen tại các vết sẹo thâm.

Dùng các loại thảo dược

Bên cạnh dùng thuốc, dùng các sản phẩm từ tự nhiên quen thuộc như trên, người bệnh cũng có thể sử dụng các loại thảo dược hoặc các nguyên liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên như một cách để hỗ trợ quá trình điều trị sẹo sau Zona. Các loại thảo dược mà người bệnh có thể tham khảo đều có tác dụng chống oxy hóa, chống nấm, kháng khuẩn, làm mờ sẹo. Có thể kể đến như: tinh dầu trà xanh (chống nấm, kháng khuẩn, làm lành và mờ sẹo nhanh chóng), dầu dừa (chứa nhiều axit béo với khả năng chống oxy hóa, làm mờ sẹo, tăng cường tái tạo da), nước ép cà rốt (giàu vitamin A, E và các chất chống oxy hóa mạnh như antoxian, củng cố liên kết collagen, giúp mờ sẹo hiệu quả),...

Điều trị sẹo sâu, nhiễm trùng da hoặc bội nhiễm

Các phương pháp áp dụng trong trường hợp này thường hiện đại, tiên tiến hơn bởi có sự can thiệp của máy móc, công nghệ.

Điều trị sẹo bằng laser: đây là phương pháp giúp can thiệp chính xác lớp da sâu nhất, bóc tách lớp da cũ nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho các mô xung quanh, giúp tăng sản sinh collagen, cải thiện tình trạng sẹo lồi, sẹo rỗ và vết thâm hiệu quả, giúp trẻ hóa và săn chắc hóa làn da, thu nhỏ lỗ chân lông. Hiện nay việc điều trị sẹo sau Zona bằng laser đã trở nên phổ biến hơn với Laser CO2 Fractional dạng thể khí, Laser He - ne,...

> Xem chi tiết phương pháp điều trị Zona thần kinh bằng Laser He - ne tại đây

Điều trị thâm sẹo bằng kỹ thuật điện di: ở phương pháp này tinh chất trị sẽ sẹo được đưa vào tận các tế bào biểu bì, đồng thời giúp làm giảm sắc tố sẫm màu trên da một cách nhanh chóng và hiệu quả. Khi áp dụng phương pháp này, người bệnh sẽ không cảm thấy đau, chảy máu và không cần nghỉ dưỡng hay kiêng cữ sau quá trình điều trị.

Bài viết được tham khảo, tổng hợp thông tin và biên soạn lại từ

1. "Zona có để lại sẹo không? Cách làm mờ sẹo Zona thần kinh" của Nhà thuốc Long Châu; bạn có thể xem chi tiết bài viết tại nhathuoclongchau.com.vn

2. "Bị zona có để lại sẹo không? Cách làm mờ sẹo do bệnh gây ra" của Trung tâm tiêm chủng VNVC; bạn có thể xem chi tiết bài viết tại vnvc.vn

Tin khác

Viêm màng bồ đào cấp tính ở trẻ em - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm màng bồ đào cấp tính ở trẻ em - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm màng bồ đào cấp tính ở trẻ em là tình trạng viêm cấp của màng bồ đào (MBĐ), có thể xảy ra ở MBĐ trước, MBĐ trung gian, MBĐ sau hoặc toàn bộ MBĐ.

Tài liệu Y học  - 
Viêm loét giác mạc do amip (acanthamoeba): Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Viêm loét giác mạc do amip (acanthamoeba): Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Loét giác mạc do acanthamoeba là hiện tượng mất tổ chức giác mạc do hoại tử gây ra bởi một quá trình viêm trên giác mạc do acanthamoeba.

Tài liệu Y học  - 
Viêm kết mạc dị ứng cấp tính - Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm kết mạc dị ứng cấp tính - Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm kết mạc dị ứng cấp tính là hình thái dị ứng nhanh của viêm kết mạc dị ứng khi bệnh nhân tiếp xúc với dị nguyên.

Tài liệu Y học  - 
Kiến thức về bệnh sốt rét ở trẻ em

Kiến thức về bệnh sốt rét ở trẻ em

Sốt rét là bệnh truyền nhiễm do kí sinh trùng Plasmodium gây nên, lây truyền theo đường máu. Bệnh lưu hành địa phương và có thể gây thành dịch. Bệnh truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi Anopheles.

Tài liệu Y học  - 
Trẻ em ăn chay được không?

Trẻ em ăn chay được không?

Ăn chay có thể giúp phòng ngừa nhiều bệnh tật như bệnh tim mạch, chuyển hóa, tiêu hoá, ung thư, ... Với nhiều lợi ích sức khỏe, hiện nay khuynh hướng ăn chay đang ngày càng phổ biến cho mọi độ tuổi từ già đến trẻ, nhiều gia đình chuyển hẳn sang chế độ ăn chay trường và thậm chí cho trẻ em ăn từ bé.

Tài liệu Y học  - 
Cẩm nang chăm sóc bé: Ho và cảm cúm (phần 2)

Cẩm nang chăm sóc bé: Ho và cảm cúm (phần 2)

Cảm cúm ở trẻ em là bệnh lý phổ biến nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Đáng chú ý, các triệu chứng của cảm cúm dễ nhầm lẫn với cảm lạnh, khiến nhiều bậc phụ huynh chủ quan trong việc chăm sóc trẻ.

Tài liệu Y học  -