Người nổi tiếng đối mặt với chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) như thế nào?
Tăng động giảm chú ý (ADHD) là một rối loạn thần kinh mãn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ em và có thể tiếp tục đến tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm nhiều triệu chứng dai dẳng như khó tập trung, hiếu động quá mức và hành vi bốc đồng.
Tăng động giảm chú ý (ADHD) là tình trạng mãn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ em và thường tiếp tục cho đến tuổi trưởng thành.
Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ đối với ADHD
Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây ra ADHD vẫn chưa được xác định, nhưng các nhà khoa học tin rằng các yếu tố dưới đây có thể góp phần làm tăng nguy cơ mắc ADHD:
Di truyền: ADHD thường xuất hiện trong các gia đình có tiền sử mắc các rối loạn thần kinh.
Môi trường: Tiếp xúc với các chất độc hại như chì trong sơn và ống nước của những tòa nhà cũ.
Chứng sinh non: Trẻ sinh non hoặc có cân nặng khi sinh thấp có nguy cơ cao hơn.
Tiếp xúc với chất kích thích trong thai kỳ: Mẹ sử dụng rượu, ma túy hoặc hút thuốc khi mang thai.
Mắc ADHD không đồng nghĩa với việc khó thành công. Dưới đây là những người nổi tiếng đã vượt qua ADHD và gây dựng được tên tuổi:
Simone Biles
Nhà vô địch Olympic người Mỹ, Simone Biles, từng công khai trên Twitter về việc cô mắc chứng ADHD. Vận động viên tài năng này, người đã giành huy chương vàng tại Thế vận hội Rio 2016, cho biết cô được chẩn đoán mắc ADHD từ khi còn nhỏ. Biles chia sẻ:
“Mắc ADHD và phải dùng thuốc điều trị không phải là điều đáng xấu hổ. Mọi người đều nên biết về điều này.”
Dòng tweet của cô xuất hiện sau khi một nhóm tin tặc Nga rò rỉ các hồ sơ y tế của Cơ quan Chống Doping Thế giới (WADA), tiết lộ rằng cô có kết quả dương tính với Ritalin – một loại thuốc được sử dụng để điều trị ADHD. Tuy nhiên, Liên đoàn Thể dục dụng cụ Mỹ (USA Gymnastics) khẳng định rằng Biles được phép sử dụng thuốc và không hề vi phạm quy định.
Michael Phelps
Cậu bé Michael Phelps bị chuẩn đoán mắc chứng bệnh ADHD từ lúc 9 tuổi.
Michael Phelps – huyền thoại bơi lội với 22 huy chương Olympic – được chẩn đoán mắc ADHD từ năm 9 tuổi. Đối với anh, mẹ chính là người hùng thực sự.
Nhận thấy con trai gặp khó khăn trong việc tập trung, mẹ của Phelps đã kiên trì giúp anh rèn luyện kỹ năng đọc bằng cách hướng anh đến các bài viết về thể thao. Quan trọng hơn, bà đã khuyến khích Phelps tham gia bơi lội – một quyết định thay đổi cuộc đời anh. Bơi lội không chỉ giúp anh phát triển sự tập trung mà còn rèn luyện tính kỷ luật, góp phần tạo nên một vận động viên vĩ đại.
Justin Timberlake
Với một số người nổi tiếng, ADHD trở thành động lực giúp họ bứt phá. Nhưng với những người khác, nó là thử thách mà họ phải đấu tranh mỗi ngày.
Ca sĩ kiêm diễn viên từng đoạt giải Grammy, Justin Timberlake, từng chia sẻ:
“Tôi mắc chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) và ADHD. Bạn thử sống với chúng xem, sẽ biết cảm giác thế nào.”
Bệnh lý này có thể khiến Timberlake gặp khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, nhưng cũng có thể là một phần giúp anh sáng tạo và bứt phá trong sự nghiệp.
Will.i.am
Rapper Will.i.am tin rằng âm nhạc chính là liệu pháp giúp anh đối phó với ADHD. Anh chia sẻ rằng tâm trí mình luôn hoạt động không ngừng, nhưng thay vì coi đó là bất lợi, anh đã biến nó thành lợi thế trong sự nghiệp.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Mirror Mirror của Anh, Will.i.am cho biết:
“Những đặc điểm này thực sự hữu ích khi tôi ở trong studio hoặc tham gia vào các cuộc họp sáng tạo. Nếu phải làm một công việc khác, tôi có lẽ sẽ cảm thấy ngột ngạt và không thể tồn tại được. Âm nhạc giúp tôi giữ vững sự tập trung và tỉnh táo.”
Adam Levine
Thủ lĩnh của Maroon 5, Adam Levine, từng gặp không ít khó khăn khi còn nhỏ do chứng ADHD. Việc ngồi yên để tập trung làm bài tập về nhà đã là một thử thách lớn đối với anh. Khi trưởng thành, căn bệnh này vẫn tiếp tục ảnh hưởng đến sự nghiệp, đặc biệt là khi anh viết nhạc hoặc thu âm trong phòng thu.
Levine thừa nhận rằng dù đã trưởng thành, anh vẫn phải đối mặt với các triệu chứng ADHD. Vì vậy, anh tiếp tục thăm khám và điều trị để kiểm soát tình trạng này, giúp bản thân duy trì sự tập trung trong công việc.
Howie Mandel
Là một diễn viên hài, diễn viên và người dẫn chương trình truyền hình, Howie Mandel thẳng thắn chia sẻ rằng ADHD đã khiến tuổi thơ và tuổi trưởng thành của anh gặp không ít khó khăn. Mặc dù không có bằng tốt nghiệp trung học, anh may mắn nhận được sự ủng hộ từ gia đình, đặc biệt là bố mẹ và vợ anh.
Bên cạnh đó, chứng ADHD và rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) đã trở thành một phần trong các tác phẩm hài của Mandel. Anh cũng là người phát ngôn cho chiến dịch Real, một sáng kiến hỗ trợ người lớn mắc ADHD.
Nhà phân tích và bình luận chính trị James Carville không biết mình mắc ADHD cho đến khi bước sang tuổi 50. Chính vợ ông đã khuyến khích ông đi khám khi nhận thấy các dấu hiệu như khó tập trung và không thể ngồi yên.
Carville thừa nhận:
“Tôi may mắn khi có một môi trường sống và làm việc có tổ chức, điều đó đã giúp tôi kiểm soát ADHD và tiếp tục sự nghiệp của mình.”
Ty Pennington
Chuyên gia sửa chữa truyền hình thực tế Ty Pennington đã phải vật lộn với ADHD từ khi còn nhỏ. Để giữ bình tĩnh ở trường học, anh thậm chí phải dùng thuốc kháng histamin gây buồn ngủ. ADHD khiến anh dễ nóng nảy, mất tập trung nhưng đồng thời cũng giúp anh phát huy tính sáng tạo.
Niềm đam mê với các công cụ và nghề thủ công đã giúp anh kiếm tiền ngay từ thời còn học nghệ thuật. Ngày nay, anh vẫn sử dụng thuốc để kiểm soát triệu chứng ADHD và là người phát ngôn của công ty sản xuất Vyvanse – một loại thuốc điều trị ADHD.
Karina Smirnoff
Khi còn nhỏ, vũ công chuyên nghiệp của Dancing With the Stars – Karina Smirnoff – luôn tràn đầy năng lượng. Để giúp con gái, bố mẹ cô đã tìm đủ cách để cô giải tỏa sự hiếu động, từ múa ba lê, trượt băng nghệ thuật, chơi piano cho đến thể dục dụng cụ.
Khi trưởng thành, Smirnoff nhận ra rằng việc sử dụng thuốc giúp cô duy trì sự tập trung và tổ chức lịch trình bận rộn. Cô hiện cũng là người phát ngôn của Vyvanse.
Glenn Beck
Người dẫn chương trình phát thanh chính trị Glenn Beck nhìn nhận ADHD theo hai mặt:
“Tôi tin rằng ADHD giúp tôi thành công trong sự nghiệp, vì tôi có thể xử lý hàng triệu thứ cùng một lúc và di chuyển rất nhanh. Nhưng ở nhà, nó lại là nguyên nhân khiến tôi gặp nhiều thất bại.”
Terry Bradshaw
Nhà vô địch Super Bowl và nhà bình luận thể thao truyền hình Terry Bradshaw từng gặp nhiều khó khăn trong việc học tập vì ADHD. Tuy nhiên, chính điều đó đã thúc đẩy anh dành nhiều nỗ lực hơn cho thể thao.
Ngày nay, Bradshaw không chỉ là một tác giả mà còn là một diễn giả truyền động lực (motivational speaker). Anh cởi mở chia sẻ về ADHD và cách anh kiểm soát các triệu chứng bằng thuốc.
Paris Hilton
Doanh nhân, ngôi sao truyền hình thực tế và người mẫu Paris Hilton tiết lộ rằng cô được chẩn đoán mắc ADHD từ năm 12 tuổi. Tuy nhiên, cô khẳng định rằng tình trạng này không ảnh hưởng đến sự nghiệp của mình.
U não là một trong những căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của não bộ và hệ thần kinh. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe và tính mạng người bệnh.
Ký sinh trùng là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe con người do chúng tác động lên vật chủ theo nhiều cách khác nhau, từ hút dinh dưỡng, gây tổn thương mô, tiết độc tố đến làm suy giảm hệ miễn dịch. Các tác động cơ học và phản xạ như co thắt ruột cũng khiến bệnh do ký sinh trùng trở nên nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng nhiễm ký sinh trùng có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng.
Thời tiết thay đổi, các bác sĩ tim mạch liên tục nhận được những cuộc gọi khẩn cấp về các cơn tăng huyết áp. Đây là một trong những cấp cứu nội khoa phổ biến nhất, đặc biệt ở lứa tuổi trung niên trở lên. Xử lý đúng cách có thể giúp kiểm soát tình trạng này, nhưng nếu sai sót, hậu quả có thể dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy thận cấp...
Với cam kết hợp tác triển khai đào tạo nguồn nhân lực cao trong lĩnh vực y tế, đặc biệt là lĩnh vực nội soi tiêu hóa, Fujifilm Việt Nam đã trao tặng mô hình mô phỏng thực hành nội soi đại tràng Mikoto cho Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.