Nguồn: Báo Sức Khỏe và Đời Sống |  16/07/2024

Sai lầm trong điều trị viêm da cơ địa và cách khắc phục

Viêm da cơ địa là bệnh mãn tính, dễ tái phát và khó chữa, cần sự kiên trì trong điều trị. Việc quá nôn nóng trong quá trình chữa trị hay không tuân theo chỉ định của bác sĩ là những sai lầm nghiêm trọng mà người bệnh thường mắc phải.

Viêm da cơ địa (Atopic Dermatitis = AD) hay còn gọi là chàm cơ địa (Atopic Eczema) chỉ một bệnh viêm da mãn tính, dễ tái phát. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, thường là trẻ em và có thể liên quan đến các bệnh dị ứng như hen phế quản, viêm mũi dị ứng, mày đay, viêm da tiếp xúc, dị ứng thức ăn,...

Các tác nhân gây bệnh có thể bao gồm dầu gội, sữa tắm, bột giặt, thực phẩm, nước hoa, phấn hoa, mạt bụi, lông thú cưng cũng như sự thay đổi thời tiết, nội tiết tố và thậm chí cả căng thẳng…

Triệu chứng chính là ngứa; tổn thương da từ ban đỏ mức độ nhẹ đến lichen hóa (dày da) mức độ nặng đến chứng đỏ da.

Phương pháp điều trị căn bản trong xử lí các giai đoạn của viêm da cơ địa là sử dụng chất dưỡng ẩm.

> Xem chi tiết Viêm da cơ địa: Triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

1. Các thuốc dùng trong điều trị viêm da cơ địa

Hiện tại chưa có phương pháp điều trị viêm da cơ địa đặc hiệu nào. Việc điều trị chủ yếu là giảm nhẹ triệu chứng và ngăn ngừa các đợt bùng phát.

Các thuốc dùng trong điều trị viêm da cơ địa bao gồm:

Thuốc kháng histamin: Giảm các triệu chứng ngứa.

Thuốc kháng sinh: Chống bội nhiễm tại các vết thương.

Thuốc corticoid: Giúp làm dịu nhanh chóng các triệu chứng bệnh.

Ngoài ra có thể dùng dung dịch sát khuẩn, kem làm ẩm da, thuốc bôi có chứa corticoid hoặc không corticoid…

Hiện tại chưa có phương pháp điều trị viêm da cơ địa đặc hiệu nào. Việc điều trị chủ yếu là giảm nhẹ triệu chứng và ngăn ngừa các đợt bùng phát.

> Xem chi tiết Những loại thuốc trị viêm da cơ địa tốt nhất

> Xem chi tiết Viêm da cơ địa: Cách điều trị

2. Những sai lầm thường mắc phải khi điều trị viêm da cơ địa

2.1. Dùng corticoid kéo dài

Corticoid tại chỗ có tác dụng làm giảm viêm da, ức chế miễn dịch, giảm tấy đỏ, bớt ngứa và đau, giúp da mau lành. Do đó nhiều người đã dùng thuốc này thường xuyên, kéo dài mỗi khi các triệu chứng bệnh bùng phát hoặc ngay cả khi các triệu chứng bệnh không còn xuất hiện.

Tuy nhiên, các thuốc corticoid bôi tại chỗ chỉ nên bôi trong vòng 1 tuần và giảm liều một cách từ từ.

- Các tác dụng phụ tại chỗ thường gặp bao gồm rạn da, chấm xuất huyết, giãn mao mạch, mỏng da, teo da và mụn trứng cá nặng hơn.

- Các tác dụng phụ toàn thân, chủ yếu là ức chế trục hạ đồi - tuyến yên - thượng thận, giảm chiều cao ở trẻ em và thay đổi mật độ xương ở người lớn là những tác dụng phụ đáng lo ngại nhất liên quan đến corticoid.

Ngoài ra, nên sử dụng kèm theo thuốc dưỡng ẩm (trước hay sau bôi thuốc chứa corticoid đều được), nhiều lần trong ngày.

> Xem chi tiết Thuốc corticoid tại chỗ trị viêm da cơ địa

2.2. Đổi thuốc liên tục

Viêm da cơ địa là một bệnh dai dẳng, khó điều trị vì vậy nên cần kiên trì mới có thể hiệu quả cải thiện. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân sau khi dùng thuốc không thấy các triệu chứng bệnh thuyên giảm ngay, đã nôn nóng chuyển sang một loại thuốc khác. Điều này khiến cho bệnh không khỏi, kéo dài và làm tăng nguy cơ tương tác thuốc nguy hiểm.

Khắc phục:

- Người bệnh cần tuân thủ, kiên trì dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

- Không tự ý đổi thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

2.3. Ngừng dùng thuốc khi triệu chứng vừa thuyên giảm

Thói quen sai lầm này đã khiến cho viêm da cơ địa không được điều trị triệt để và là cơ hội để bệnh trở thành dạng mạn tính. Tỷ lệ bệnh tái phát thường xuyên và việc điều trị trở nên khó khăn, phức tạp hơn và làm gia tăng tình trạng kháng thuốc.

Khắc phục:

- Dùng thuốc đúng, đủ liều theo đơn bác sĩ đã kê.

- Tuyệt đối không ngừng dùng thuốc khi triệu chứng vừa thuyên giảm và không có sự đồng ý từ phía bác sĩ.

2.4. Gãi mạnh tại chỗ tổn thương

Triệu chứng đặc thù của bệnh là gây ngứa ngáy và khó chịu cho người bệnh. Điều này khiến người bệnh có thói quen gãi mỗi khi cảm thấy ngứa. Tuy nhiên thói quen này khiến cho da rất dễ bị tổn thương và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

Ngoài ra, việc không thường xuyên vệ sinh hay cắt móng tay cũng làm cho tình trạng viêm nhiễm nặng hơn rất nhiều.

Khắc phục:

- Người bệnh nên hạn chế gãi, có thể xoa nhẹ nhàng để giảm ngứa nhưng cũng không nên xoa quá nhiều.

- Có thể chườm ấm tại chỗ ngứa hoặc dùng thuốc kháng histamin giúp giảm ngứa khá hiệu quả.

- Nên vệ sinh và cắt móng tay thường xuyên.

2.5. Không vệ sinh vùng da tổn thương

Việc không vệ sinh vùng da tổn thương trước khi bôi thuốc sẽ khiến cho vi khuẩn không được loại bỏ và có thể quay lại làm nghiêm trọng thêm vết thương.

Khắc phục:

- Tắm rửa sạch sẽ hằng ngày.

- Trước khi bôi thuốc, cần vệ sinh vết thương bằng các dung dịch đã được bác sĩ chỉ định.

(Bài viết được tham khảo, tổng hợp thông tin và biên soạn lại từ tài liệu 5 sai lầm trong điều trị viêm da cơ địa và cách khắc phục theo Báo Sức Khỏe và Đời Sống; bạn có thể xem báo cáo tại đây).

Viêm da cơ địa cần chú ý gì vào mùa đông lạnh

Viêm da cơ địa cần chú ý gì vào mùa đông lạnh

Tài liệu Y học  - 
Viêm da cơ địa được xác định là bệnh mãn tính, thường tái phát thành các đợt khác nhau. Bệnh thường trở nặng vào mùa hanh khô nên người bệnh cần chú ý chế độ ăn uống và chăm sóc nhất là vấn đề dưỡng ẩm.
Thuốc trị viêm da cơ địa dành cho phụ nữ mang thai

Thuốc trị viêm da cơ địa dành cho phụ nữ mang thai

Tài liệu Y học  - 
Viêm da cơ địa cũng là bệnh ngoài da mà nhiều phụ nữ mang thai mắc phải. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này sẽ khiến các bà bầu mệt mỏi, chán ăn dẫn đến ảnh hưởng tới sức khỏe của bà bầu và sự phát triển của thai nhi…

Tin khác

Cẩm nang chăm sóc bé: Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ

Cẩm nang chăm sóc bé: Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ

Sữa mẹ vô cùng cần thiết cho đứa con của bạn. Loài người cũng như các loài động vật có vú đều nuôi con từ trong bụng mẹ (máu huyết đưa thức ăn và dưỡng khí thông qua cuống nhau nuôi bào thai từng giây từng phút không lúc nào ngơi nghỉ) và sau khi sanh, liền cho bú ngay bằng sữa mẹ...Nhờ đó mà muôn loài đã sinh sôi phát triển và tổn tại hàng triệu năm qua.

Tài liệu Y học  - 
Làm sao để mẹ nhiễm HIV sinh con an toàn và khỏe mạnh?

Làm sao để mẹ nhiễm HIV sinh con an toàn và khỏe mạnh?

Tại Việt Nam, tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con hiện đã giảm xuống dưới 5%. Tuy nhiên, để đảm bảo trẻ không bị lây nhiễm, cần thực hiện một quá trình điều trị toàn diện, bắt đầu từ trước khi mang thai cho đến sau khi sinh. Vậy cần bao lâu để xác định chắc chắn rằng em bé không bị nhiễm HIV?

Tài liệu Y học  - 
Những điều cần biết về bệnh sởi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Những điều cần biết về bệnh sởi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan mạnh theo đường hô hấp, gây nên bởi vi rút thuộc họ Paramyxoviridae. Bệnh có thể diễn biến nặng khi có các biến chứng nguy hiểm. Đây là một trong những căn nguyên gây tỷ lệ tử vong cao ở các nước đang phát triển.

Tài liệu Y học  - 
Bệnh cúm mùa ở trẻ chữa thế nào, có nguy hiểm không?

Bệnh cúm mùa ở trẻ chữa thế nào, có nguy hiểm không?

Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh xảy ra hàng năm, thường lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi.

Tài liệu Y học  - 
Những điều cần biết về co giật do sốt ở trẻ em

Những điều cần biết về co giật do sốt ở trẻ em

Co giật thường xảy ra ở trẻ từ 6 tháng đến 60 tháng tuổi, các cơn co giật xuất hiện trong quá trình mắc một bệnh cấp tính có sốt, nhưng không phải do nhiễm trùng thần kinh hoặc có các cơn co giật không do sốt trước đó và các dấu hiệu bất thường hệ thần kinh.

Tài liệu Y học  - 
Những điều cần biết về bệnh lupus ban đỏ hệ thống ở trẻ em

Những điều cần biết về bệnh lupus ban đỏ hệ thống ở trẻ em

Lupus ban đỏ hệ thống là bệnh tự miễn mạn tính gây tổn thương đa cơ quan, đặc trưng bởi viêm hệ thống và sự có mặt của kháng thể tự miễn trong máu. Trong đó, tổn thương thận là yếu tố chính quyết định tiên lợng, tử vong.

Tài liệu Y học  -