Cần kiêng gì khi mắc Zona thần kinh?
Bên cạnh việc điều trị bằng các phương pháp y khoa, thuốc đặc hiệu thì người mắc bệnh Zona thần kinh cũng cần phải chú ý tới chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt để quá trình điều trị bệnh đạt hiệu quả nhất.
Đôi nét về Zona thần kinh
Zona thần kinh là bệnh lý về da thường gặp do sự tái hoạt động của virus Varicella zoster (VZV) tiềm ẩn ở rễ thần kinh cảm giác cạnh cột sống gây nên. Bệnh được biểu hiện ra ngoài da với các triệu chứng đặc trưng là các ban đỏ, mụn nước, bọng nước tập trung thành đám, thành chùm dọc theo đường phân bố của thần kinh ngoại biên.
> Xem chi tiết hơn về bệnh Zona thần kinh tại đây
Người bệnh cần kiêng làm gì khi mắc Zona thần kinh?
Ngoài các phương pháp điều trị dựa vào thuốc, dựa vào sự điều chỉnh và hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn thì người bệnh cũng cần có những lưu ý nhất định trong quá trình sinh hoạt hằng ngày để bệnh nhanh khỏi, tránh những biến chứng nguy hiểm.
Kiêng đắp đậu xanh, nếp lên vùng da tổn thương
Theo như quan niệm dân gian, đậu xanh và nếp là những loại hạt lành tính, có nguồn gốc tự nhiên, có lợi trong việc điều trị các vết lở loét ngoài da. Nhưng đối với điều trị Zona, việc đắp đậu xanh và nếp trực tiếp lên bề mặt vết thương có thể làm tăng nguy cơ bị nhiềm khuẩn, gây nhiễm trùng da, làm tăng sự tổn thương, để lại hậu quả nặng nề.
Kiêng tác động mạnh lên vùng da tổn thương
Đối với những vùng da bị Zona thần kinh, hầu hết sẽ xuất hiện vết mụn nước, bọng nước có chữa dịch trong. Mặc dù đi kèm với đó là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu nhưng các vết thương đó rất dễ vỡ nếu như chịu sự va chạm hay tác động mạnh. Vì thế thay vì gãi, chà xát để giảm bớt cảm giác khó chịu thì người bệnh nên chú ý bảo vể vết thương cẩn thận để tránh vết thương trở nặng, dẫn tới lở loét, lan rộng ra.
Kiêng dùng tràn lan các loại thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ
Mỗi người có cơ địa và thể trạng khác nhau nên việc tự ý sử dụng thuốc để điều trị bệnh Zona khi chưa có chỉ định của bác sĩ là điều không nên làm. Các loại thuốc điều trị sẽ có liều lượng, khả năng tác động và hiệu quả riêng nên tùy vào triệu chứng, mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ kê đơn và lựa chọn liệu trình điều trị phù hợp. Chính vì thế người bệnh cần tới các phòng khám chuyên khoa da liễu, bệnh viện da liễu và các cơ sở ý tế khác để được thăm khám và điều trị.
Người bệnh cần kiêng ăn gì khi mắc Zona thần kinh?
Kiêng ăn các thực phẩm chứa nhiều đường
Một số thực phẩm nên tránh có thể kể đến như: bánh ngọt, kẹo ngọt, bánh nướng, các loại đồ uống có đường (trà sữa, trà ngọt, nước ngọt,...), ngũ cốc nhiều đường, các loại kem,... Việc kiêng các thực phẩm chức nhiều đường giúp cho người bệnh tránh trường hợp bị tăng đường huyết đột ngột gây cản trở bạch cầu tấn công và tiêu diệt các mầm bệnh gây Zona.
Kiêng ăn các thực phẩm chứa gelatine
Virus gây bệnh Zona phát triển nhanh hơn tại các dây thần kinh tiếp xúc với các chất có nồng độ protein cao như gelatine. Chính vì thế việc hấp thụ nhiều thực phẩm có chứa gelatine như: bò viên, giò chả, thịt đông,... thường sẽ làm tăng thêm khả năng phát triển của virus.
Kiêng ăn các loại đồ ăn có tính cay, nóng, nhiều chất béo
Việc hấp thụ các loại đồ ăn cay nóng có thể gây kích ứng, tăng cảm giác đau rát, khó chịu cho cơ thể, đặc biệt là vùng da tổn thương.
Người mắc bệnh Zona thần kinh cần bổ sung thêm nhiều vitamin, dưỡng chất để đảm bảo hệ miễn dịch khỏe để có thể chống lại sự phát triển của virus gây bệnh. Thế nhưng chất béo lại có khả năng làm giảm khả năng hấp thu vitamin và khoáng chất trong cơ thể từ đó gây suy giảm sức đề kháng và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động mạnh mẽ của virus gây bệnh zona. Chính vì thế người bệnh cần chú ý tránh sử dụng các thực phẩm, đồ ăn có chứa nhiều chất béo.
Kiêng bia, rượu, thức uống có cồn
Các loại đồ uống có cồn có thể gây suy giảm hệ miễn dịch, làm giảm khả năng chuyển hóa và đào thải chất độc của gan từ đó điều kiện thuận lợi cho sự sinh sôi và phát triển của virus gây bệnh Zona. Chính vì thế người bệnh không được sử dụng những thức uống đó, giảm thiểu tối đa khả năng phát triển của virus gây bệnh.
Kiêng sử dụng các thực phẩm cả trở sự lành vết thương
Zona là bệnh được thể hiện ra rõ rệt với các vết thương ở ngoài da vì vậy, để tránh tình trạng để lại sẹo người bệnh cần kiêng dùng các thực phẩm có khả năng gây hình thành sẹo lồi. Các loại thực phẩm người bệnh cần tránh hấp thu để tránh để lại sẹo trên da có thể kể đến như: thịt gà, thịt bò, rau muống, trứng, hải sản,...
(Bài viết được tham khảo, tổng hợp thông tin và biên soạn lại từ Website vnvc.vn của Trung tâm tiêm chủng VNVC; bạn có thể xem báo cáo tại vnvc.vn này).
Tin khác
Bệnh cúm mùa ở trẻ chữa thế nào, có nguy hiểm không?
Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh xảy ra hàng năm, thường lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi.
Những điều cần biết về bệnh cúm thông thường
Cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan nhanh theo đường hô hấp, do vi rút cúm A, B, C, Á cúm gây ra với nhiều subtype khác nhau. Bệnh diễn biến đa dạng từ nhẹ đến nặng, có thể gây thành dịch lớn.
Cách xử lý khi trẻ bị co giật do sốt cao
Sốt là một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, có nhiều cha mẹ chủ quan để trẻ bị co giật do sốt cao, thậm chí co giật nhiều lần gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Thông tin Y khoa: Vú căng đau (Tên Tiếng Anh: Breast tenderness)
Đau hoặc nhạy cảm đau kèm theo cảm giác căng tức ở một hoặc cả hai bên vú.
Những điều cần biết về co giật do sốt ở trẻ em
Co giật thường xảy ra ở trẻ từ 6 tháng đến 60 tháng tuổi, các cơn co giật xuất hiện trong quá trình mắc một bệnh cấp tính có sốt, nhưng không phải do nhiễm trùng thần kinh hoặc có các cơn co giật không do sốt trước đó và các dấu hiệu bất thường hệ thần kinh.
Biểu hiện của bệnh lupus ban đỏ hệ thống và cách điều trị
Lupus ban đỏ hệ thống thường được gọi đơn giản là bệnh lupus. Đây là bệnh tự miễn với đặc điểm lâm sàng đa dạng, có thể ảnh hưởng tới tất cả các cơ quan trong cơ thể.