Thông tin Y khoa: Bệnh Crohn (Tên Tiếng Anh: Crohn's disease)

Bệnh viêm mạn tính ảnh hưởng tới bất cứ phần nào của đường tiêu hóa từ miệng đến hậu môn.

Bệnh Crohn gây đau, sốt, tiêu chảy, và sút cân.

Những vị trí thường bị viêm là phần cuối của hồi tràng (phần cuối của ruột non, nơi chúng gắn với ruột già).

Thành ruột trở nên rất dày do liên tục bị viêm mạn tính và có thể tạo thành loét sâu. Bệnh có khuynh hướng rải rác thành mảng; những phần ruột có vẻ bình thường, nhưng thường cũng bị ảnh hưởng nhẹ nằm giữa những phần ruột bị bệnh.

Nguyên nhân và tỉ lệ mắc bệnh

Nguyên nhân không được biết nhưng có gợi ý rằng nhiễm sởi hoặc tiêm vaccin sởi có thể có một vai trò nhưng đa số ý kiến còn tranh cãi về bằng chứng này. Nguy cơ tăng nhẹ ở người có họ hàng bị bệnh này.

Tỉ lệ mắc bệnh Crohn khác nhau đối với từng quốc gia. Tại Liên hiệp Anh, mỗi năm có khoảng 3000-4000 trường hợp mới được chẩn đoán mỗi năm. Tỉ lệ này có vẻ tăng trong vòng 30 năm qua. Có thể mắc bệnh vào bất cứ độ tuổi nào, nhưng nhiều nhất là vào khoảng tuổi thanh niên và tuổi sau 60.

Triệu chứng

Ở những người trẻ, thường bị mắc bệnh ở hồi tràng, và bệnh gây những cơn đau bụng, tiêu chảy và ốm yếu kinh niên do chán ăn, thiếu máu và sút cân.

Khả năng hấp thụ thức ăn của ruột non giảm xuống. Với những người già, bệnh thường ở trực tràng và gây chảy máu trực tràng. Ở cả hai nhóm tuổi, bệnh cũng ảnh hưởng đến hậu môn, dẫn đến áp xe mạn tính, những lỗ rò.

Bệnh Crohn còn ảnh hưởng đến kết tràng (phần chính của ruột già), gây tiêu chảy có máu. Trong những trường hợp hiếm thấy, bệnh có thể ảnh hưởng đến miệng, thực quản, dạ dày, và tá tràng (phần trên của ruột non).

Biến chứng thường xảy ra ở ruột hoặc những phần khác của cơ thể. Thành ruột dày làm hẹp lòng ruột và gây tắc nghẽn. Khoảng 30% bệnh nhân có lỗ rò.

Những lỗ rò bên trong ở giữa những quai ruột. Những lỗ rò ra ngoài từ ruột đến da ở bụng hoặc phần da xung quanh hậu môn có thể gây thoát phân ra ngoài da.

Áp xe xảy ra ở khoảng 20% bệnh nhân. Đa số xuất hiện xung quanh hậu môn, nhưng một số xuất hiện trong ổ bụng.

Biến chứng ở những phần khác của cơ thể bao gồm viêm những phần khác nhau của mắt, viêm khớp nặng ảnh hưởng đến những khớp khác nhau, viêm cứng khớp đốt sống (viêm xương sống), và rối loạn da (bao gồm cả eczema).

Chẩn đoán

Nếu có những triệu chứng nghi ngờ bệnh Crohn, khám thực thể phát hiện những chỗ sưng trên bụng, chứng tỏ sự dày lên của thành ruột. Soi đại tràng sigma sẽ xác nhận sự có mặt của bệnh trong trực tràng. Chụp X quang có chất cản quang hoặc thụt baryt (xem Barium X-ray examination - Chup X quang có baryt) sẽ cho thấy những quai ruột dày với những vết nứt sâu.

Tuy khó phân biệt giữa bệnh Crohn và viêm loét kết tràng, nhưng soi kết tràng và sinh thiết có thể trợ giúp cho những trường hợp nghi ngờ. Thêm nữa, xét nghiệm máu còn cho thấy dấu hiệu thiếu hụt protein hoặc thiếu máu.

Điều trị

Sulphasalazin và các loại thuốc cùng loại dạng uống được dùng để kiểm soát quá trình viêm và thuốc corticosteroid có thể dùng qua đường uống hoặc thụt hậu môn. Bệnh nhân bị những cơn bệnh cấp tính có thể cần phải nhập viện và được truyền máu, nuôi dưỡng qua tĩnh mạch và truyền thuốc corticosteroid. Độ nặng của bệnh thay đổi thất thường, và bệnh nhân thường được đặt dưới sự theo dõi y tế trong khoảng thời gian dài.

Đối với một số bệnh nhân, có một số loại thực phẩm làm trầm trọng thêm bệnh. Một số khác lại có lợi từ những thực phẩm giàu vitamin, ít xơ.

Phẫu thuật cắt bỏ phần ruột bị bệnh là cần thiết để điều trị tắc nghẽn và mất máu mạn tính. Nếu phần ruột non bị bệnh, bác sĩ phẫu thuật sẽ tìm phương án làm sao cắt bỏ ruột ít nhất, chỉ tìm và cắt bỏ những phần bị ảnh hưởng nhiều nhất vì phẫu thuật này không phải là một phương pháp chữa khỏi bệnh hoàn toàn.

Nếu mắc bệnh ở ruột già, bác sĩ phẫu thuật sẽ cắt bỏ phần ruột bị hẹp gây tắc nghẽn.

Mổ khẩn cấp đôi khi là cần thiết để điều trị áp xe. Mổ dẫn lưu áp xe sẽ gây lỗ rò ra ngoài, nhưng đôi khi bệnh nhân quá yếu để điều trị kĩ lưỡng hơn. Phẫu thuật đôi khi cũng cần thiết đối với tắc nghẽn, thủng, hoặc chảy máu nhiều.

Tiên lượng

Bệnh mạn tính và các triệu chứng thay đổi trong nhiều năm, đôi khi giảm dần đối với một số bệnh nhân.

Nhiều bệnh nhân cần phải mổ vào một số giai đoạn để đối phó với các biến chứng của bệnh. Tỉ lệ tái phát bệnh sau phẫu thuật là cao, đôi khi xảy ra sau nhiều năm.

Một số bệnh nhân có bệnh khu trú vẫn có sức khỏe bình thường và dường như đã khỏi bệnh. Không có khuynh hướng mắc bệnh ung thư ruột.

Tài liệu và thông tin trong bài viết này được trích dẫn từ cuốn Từ điển Bách khoa Y học Anh Việt A-Z mà tác giả là một nhóm nhà khoa học do Giáo sư Ngô Gia Hy làm chủ biên.

Thông tin Y khoa: Kết tràng (Tên Tiếng Anh: Colon)

Thông tin Y khoa: Kết tràng (Tên Tiếng Anh: Colon)

Từ điển Y khoa  - 
Phần chính của ruột già.
Thông tin Y khoa: Soi kết tràng (Tên Tiếng Anh: Colonoscopy)

Thông tin Y khoa: Soi kết tràng (Tên Tiếng Anh: Colonoscopy)

Từ điển Y khoa  - 
Kiểm tra phía trong kết tràng bằng một thiết bị soi hình ống, dài, dẻo được gọi là ống soi kết tràng.

Tin khác

Thông tin Y khoa: Thủ thuật mở thông ruột (Tên Tiếng Anh: Enterostomy)

Thông tin Y khoa: Thủ thuật mở thông ruột (Tên Tiếng Anh: Enterostomy)

Phẫu thuật trong đó, một phần của ruột non hoặc ruột già được nói với phần khác của đường tiêu hóa hoặc thành bụng.

Từ điển Y khoa  - 
Thông tin Y khoa: Nhiễm giun kim (Tên Tiếng Anh: Enterobiasis)

Thông tin Y khoa: Nhiễm giun kim (Tên Tiếng Anh: Enterobiasis)

Từ điển Y khoa  - 
Thông tin Y khoa: Viêm ruột non (Tên Tiếng Anh: Enteritis)

Thông tin Y khoa: Viêm ruột non (Tên Tiếng Anh: Enteritis)

Bệnh viêm ruột non.

Từ điển Y khoa  - 
Thông tin Y khoa: Sốt đường ruột, bệnh thương hàn (Tên Tiếng Anh: Enteric fever)

Thông tin Y khoa: Sốt đường ruột, bệnh thương hàn (Tên Tiếng Anh: Enteric fever)

Từ điển Y khoa  - 
Thông tin Y khoa: Sự lõm mắt (Tên Tiếng Anh: Enophthalmos)

Thông tin Y khoa: Sự lõm mắt (Tên Tiếng Anh: Enophthalmos)

Sự lún nhãn cầu vào bên trong.

Từ điển Y khoa  - 
Thông tin Y khoa: Căng sữa (Tên Tiếng Anh: Engorgement)

Thông tin Y khoa: Căng sữa (Tên Tiếng Anh: Engorgement)

Tình trạng vú quá đầy sữa.

Từ điển Y khoa  -