Các loại thuốc điều trị Zona thần kinh hiệu quả
Zona thần kinh là một loại bệnh về da thường gặp tuy nhiên nếu không điều trị đúng cách và kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng và di chứng. Vậy nên để điều trị Zona hiệu quả nhất, người bệnh cần ưu tiên sử dụng các loại thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ bên cạnh áp dụng các phương pháp chăm sóc tại nhà.
Bệnh Zona thần kinh là bệnh gì?
Zona thần kinh là một loại bệnh nhiễm trùng da thường gặp, trong dân gian hay gọi là bệnh giời leo với các biểu hiện ngoài da như: phát ban đỏ, có cảm giác nóng rát ở vùng da có triệu chứng, dần dần xuất hiện bọng nước có chứa dịch trong. Các bọng ngước, mụn nước thường tập trung thành từng chùm, từng vùng dọc theo dây thần kinh ngoại biên vậy nên bệnh phát triệu chứng thường chỉ nằm 1 bên của cơ thể. Sau một thời gian, dịch trong sẽ dần hóa đục, dễ vỡ khi va chạm và tạo thành những vết loét, rỉ dịch và đóng vảy, gây ngứa, có thể để lại vết thâm hoặc thậm chí để lại sẹo nếu không được chăm sóc tốt vùng da bị tổn thương.
Mặc dù những dấu hiệu được thể hiện ra bên ngoài nhưng bệnh có gốc rễ thần kinh do virus Varicella - Zoster (VZV) - tác nhân gây ra bệnh thủy đậu là nguyên nhân chủ yếu. Chúng là loại virus xuất hiện từ khi người bệnh mắc thủy đậu. Sau khi khỏi bệnh, virus Varicella - Zoster vẫn tồn tại và sống âm thầm trong hạch thần kinh nhiều tháng, thậm chí hàng chục năm. Chúng chờ đợi điều kiện thuận lợi (hệ miễn dịch suy giảm, cơ thể suy nhược,...) để hoạt động trở lại và gây ra bệnh zona thần kinh.
Điều trị Zona thần kinh hiệu quả
Việc sử dụng thuốc để điều trị Zona thần kinh cần có sự chỉ định và hướng dẫn cụ thể của bác sĩ chuyên môn. Để quá trình điều trị có hiệu quả, người bệnh cần kết hợp giữa việc sử dụng thuốc uống và thuốc bôi ngoài da.
Các loại thuốc uống
1. Thuốc kháng virus: có thể kể tới Acyclovir, Famciclovir, Valacyclovir,...
Acyclovir: thuốc nên được dùng sớm, tốt nhất trong vòng 72 giờ đầu. Liều 800mg x 5 lần/ngày trong vòng 7 - 10 ngày.
Famciclovir 500mg: mỗi 8 giờ (3 lần mỗi ngày) x 7 ngày.
Valacyclovir 1000mg: mỗi 8 giờ (3 lần mỗi ngày) x 7 ngày.
2. Thuốc giảm đau không kê theo đơn: Acetaminophen; Ibuprofen…
3. Thuốc khác: tùy thuộc vào những trường hợp của bệnh mà thuốc sẽ được kê theo đơn với các tác dụng giảm đau, chống viêm, như: pregabalin, gabapentin, prednisone,…
Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng kháng sinh chống bội nhiễm; giảm đau, kháng viêm, an thần, sinh tố nhóm B liều cao...
Các loại thuốc bôi ngoài da
Tại chỗ: bôi hồ nước, dung dịch màu millian, castellani, mỡ acyclovir, mỡ kháng sinh nếu có nhiễm khuẩn.
Nếu đau dai dẳng: bôi kem chứa lidocain và prilocain, capsaicin gel, lidocain gel, uống thuốc chống trầm cảm ba vòng, phong bế thần kinh và vật lý trị liệu kết hợp.
Điều trị Zona thần kinh trong một số trường hợp đặc biệt
Suy giảm miễn dịch hay tổn thương lan rộng: người bệnh cần tiêm tĩnh mạch acyclovir 30mg/kg/ngày, chia 3 lần x 7 ngày hoặc cho đến khi thương tổn đóng vảy tiết.
Có tổn thương mắt: người bệnh cần điều trị Zona kết hợp khám chuyên khoa mắt, điều trị acyclovir đường tĩnh mạch.
Điều trị và dự phòng PHN:
Điều trị bệnh zona bằng thuốc kháng virus sớm trong vòng 72 giờ đầu.
Amitripylin viên 25mg, liều 25 - 75mg/ngày.
Carbamazepin viên nén 200mg, liều 400 - 1.200mg/ngày.
Gabapentin viên 300mg, liều 900 - 2.000mg/ngày.
Pregabalin 150mg - 300mg/ngày.
Bôi kem chứa lidocain và prilocain tại chỗ, ngày 3 - 4 lần.
> Xem thêm các phương pháp điều trị Zona hiệu quả tại đây
(Bài viết được tham khảo, tổng hợp thông tin và biên soạn lại từ Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu của Bộ Y tế số 75/QĐ - BYT 2015; bạn có thể xem báo cáo tại kcb.vn này).
Tin khác
Những điều cần biết về bệnh sởi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan mạnh theo đường hô hấp, gây nên bởi vi rút thuộc họ Paramyxoviridae. Bệnh có thể diễn biến nặng khi có các biến chứng nguy hiểm. Đây là một trong những căn nguyên gây tỷ lệ tử vong cao ở các nước đang phát triển.
Bệnh cúm mùa ở trẻ chữa thế nào, có nguy hiểm không?
Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh xảy ra hàng năm, thường lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi.
Những điều cần biết về co giật do sốt ở trẻ em
Co giật thường xảy ra ở trẻ từ 6 tháng đến 60 tháng tuổi, các cơn co giật xuất hiện trong quá trình mắc một bệnh cấp tính có sốt, nhưng không phải do nhiễm trùng thần kinh hoặc có các cơn co giật không do sốt trước đó và các dấu hiệu bất thường hệ thần kinh.
Những điều cần biết về bệnh lupus ban đỏ hệ thống ở trẻ em
Lupus ban đỏ hệ thống là bệnh tự miễn mạn tính gây tổn thương đa cơ quan, đặc trưng bởi viêm hệ thống và sự có mặt của kháng thể tự miễn trong máu. Trong đó, tổn thương thận là yếu tố chính quyết định tiên lợng, tử vong.
Những điều cần biết về vàng da ứ mật ở trẻ em
Vàng da ứ mật (VDUM) là một bệnh phức tạp biểu hiện bởi nồng độ bilirubin cao trong máu trẻ sơ sinh với tần suất xuất hiện là 1/2500 trẻ được sinh ra. Nhìn chung, biểu hiện vàng da sinh lý hầu hết ở dạng lành tính và trẻ sẽ hết vàng da sau 2 tuần đầu đời.
Phương pháp điều trị hiệu quả khi trẻ bị tiêu chảy cấp
Tiêu chảy cấp tính là tình trạng trẻ bị tiêu chảy kéo dài từ vài ngày đến khoảng một tuần. Nguyên tắc cơ bản trong điều trị tiêu chảy ở trẻ là bổ sung đủ nước, điện giải và dưỡng chất. Nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng, cần đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.