Thông tin Y khoa: Kết tràng (Tên Tiếng Anh: Colon)

Phần chính của ruột già.

Kết tràng là một đoạn hình ống, dài khoảng 1,3m và rộng 6,5 cm, tạo nên vòng rộng trong bụng.

Kết tràng gồm bốn phần: phần lên, phần nằm ngang, phần xuống và kết tràng sigma. Phần lên kéo dài đến chỗ uốn cong ngay dưới gan. Phần kết tràng ngang nằm dưới dạ dày. Phần kết tràng xuống đi qua phần thành trái của khung xương chậu, theo hình chữ S với chiều dài thay đổi (kết tràng sigma) và cuối cùng nối với trực tràng ở phần dưới trái của bụng.

Cấu trúc

Kết tràng là một ống cơ có lớp niêm mạc lót trong trơn. Thành ống gồm bốn lớp. Lớp ngoài cùng gọi là thanh mạc, là một màng sợi dai với mặt ngoài nhẵn. Màng này bảo vệ kết tràng khỏi tổn thương khi đại tiện do cọ xát vào thành bụng.

Lớp tiếp theo gồm ba dải cơ dọc và một dải cơ vòng phía trong. Sự giãn và co lại theo nhịp của các cơ này (nhu động) đẩy các chất trong ruột đi qua kết tràng.

Bên trong lớp cơ là lớp dưới niêm mạc, gồm mô liên kết, mạch máu và mạch bạch huyết. Lớp trong cùng là lớp niêm mạc chứa nhiều tuyến hình ống, sản sinh một lượng lớn nước nhầy để làm trơn cho các chất tiêu hóa đi qua kết tràng. Không giống như ruột non, lớp niêm mạc của kết tràng (và phần còn lại của ruột già) không có lông nhung.

Chức năng

Chức năng chủ yếu của kết tràng là hấp thụ nước (và một lượng nhỏ muối khoáng) từ các chất đã tiêu hóa đi qua kết tràng và tập trung các chất thải tạo thành phân.

Khi các chất trong ruột đi vào kết tràng, quá trình tiêu hóa đã hoàn thành và các chất khi đó ở dưới dạng dung dịch. Khi dung dịch này đi qua kết tràng, muối và nước được ngấm vào các mạch máu trong lớp dưới niêm mạc.

Khi đi ra khỏi kết tràng và vào trực tràng, phần lớn nước đã được hấp thụ và các chất còn lại ở dưới dạng phân (xem thêm Digestive system-Hệ thống tiêu hóa; hình minh họa rối loạn ruột).

Tài liệu và thông tin trong bài viết này được trích dẫn từ cuốn Từ điển Bách khoa Y học Anh Việt A-Z mà tác giả là một nhóm nhà khoa học do Giáo sư Ngô Gia Hy làm chủ biên.

Tin khác

Thông tin Y khoa: Điện cơ đồ (Tên Tiếng Anh: EMG)

Thông tin Y khoa: Điện cơ đồ (Tên Tiếng Anh: EMG)

Chữ viết tắt của electromyogram - điện cơ đồ, một đồ thị ghi lại hoạt động điện trong cơ.

Từ điển Y khoa  - 
Thông tin Y khoa: Nôn (Tên Tiếng Anh: Emesis)

Thông tin Y khoa: Nôn (Tên Tiếng Anh: Emesis)

Từ điển Y khoa  - 
Thông tin Y khoa: Cấp cứu (Tên Tiếng Anh: Emergency)

Thông tin Y khoa: Cấp cứu (Tên Tiếng Anh: Emergency)

Tình trạng đòi hỏi phải điều trị khẩn cấp, như ngừng tim, hoặc một thủ thuật bất kỳ cần thực hiện ngay như hồi sức tim, phổi .

Từ điển Y khoa  - 
Thông tin Y khoa: Nghiên cứu phôi (Tên Tiếng Anh: Embryo, research on)

Thông tin Y khoa: Nghiên cứu phôi (Tên Tiếng Anh: Embryo, research on)

Các phôi người được nuôi trong vài ngày (cho đến khi hai hoặc ba lần phân chia tế bào đã xẩy ra) trong các phòng thí nghiệm chuyên môn như là một phần công việc trong điều trị vô sinh (xem In vitro fertilization - Thụ tinh trong ống nghiệm).

Từ điển Y khoa  - 
Thông tin Y khoa: Phôi thai học (Tên Tiếng Anh: Embryology)

Thông tin Y khoa: Phôi thai học (Tên Tiếng Anh: Embryology)

Môn khoa học nghiên cứu sự phát triển và sinh trưởng của phôi và tiếp đó của thai, từ lúc thụ thai, trải qua các tháng mang thai, cho đến lúc sinh nở.

Từ điển Y khoa  - 
Thông tin Y khoa: Phôi (Tên Tiếng Anh: Embryo)

Thông tin Y khoa: Phôi (Tên Tiếng Anh: Embryo)

Là thai còn trong bụng mẹ trong vòng tám tuần đầu phát triển sau khi thụ thai.

Từ điển Y khoa  -