Y Khoa Ngày Nay |  14/07/2024

Những điều cần biết về Zona thần kinh ở mắt

Zone thần kinh là bệnh về da thường gặp, có thể xuất hiện tại nhiều vị trí trên cơ thể với mức độ nặng - nhẹ và phạm vi viêm nhiễm khác nhau. Một trong số đó, phổ biến nhất là hiện tượng Zona thần kinh ở mắt.

Nguyên nhân gây bệnh Zona thần kinh ở mắt

Zona thần kinh ở mắt là một thể bệnh thường gặp của Zona thần kinh, xuất hiện do sự tái hoạt động của virus Varicella - Zoster (VZV). Nguyên nhân gây bệnh tương tự với nguyên nhân gây ra bệnh Zona thần kinh nói chung. Tuy nhiên với Zona thần kinh ở mắt, virus Varicella - Zoster sẽ tập trung xâm nhập và tấn công đến tất cả các bộ phận của mắt bao gồm giác mạc, thủy tinh thể và võng mạc kể cả các tế bào cảm quang nhạy cảm với ánh sáng.

Zona thần kinh ở mắt xuất hiện còn do sự tổn thương thần kinh V hay thần kinh sinh ba chi phối cho mắt, hàm trên và hàm dưới, trong đó tổn thương nhánh mắt gấp 5 lần các nhánh khác.

Zona thần kinh ở mắt thường sẽ tiến triển trong vòng 1 vài tuần. Bệnh sẽ kéo dài đến khi hệ miễn dịch cơ thể có thể đánh thắng và ức chế thành công hoạt động của virus. Dấu hiệu cho thấy bệnh sắp khỏi là khi các mụn nước vỡ ra, khô dần và đóng vảy. Ngược lại nếu vết thương bị nhiễm trùng, rất có thể bệnh sẽ tiến triển nặng, kéo dài và nguy cơ biến chứng cũng cao hơn.

Tỷ lệ mắc bệnh Zona thần kinh ở mắt là bao nhiêu ?

Bệnh Zona thần kinh thường xuất hiện ở nhiều vị trí như mặt, cổ, lưng, bụng, tai,... trong đó Zona thần kinh ở mắt chiếm tới 10 - 15% và được xem là một tình trạng bệnh đặc biệt nghiêm trọng nếu xảy ra biến chứng. Vì thế để tránh bệnh để lại nhiều biến chứng thì người bệnh cần phát hiện sớm, điều trị đúng thời, kịp thời.

Zona thần kinh ở mắt có những biểu hiện nào ?

Zona thần kinh ở mắt cũng có các triệu chứng giống Zona thần kinh nói chung. Ban đầu người bệnh sẽ xuất hiện cảm giác đau rát, ngứa ngáy, nhức nhối ở vùng da nhất định. Có hiện tượng sốt nhẹ (khoảng 37 – 38,5 độ C) đi kèm với mệt mỏi và sưng đỏ tại vùng da xung quanh mắt.

Sau đó, bệnh sẽ được biểu hiện rõ bởi phát ban đỏ; có mụn nước, bọng nước nhỏ li ti chứa dịch trong; chúng mọc thành từng vùng, từng cụm và thường sẽ xuất hiện 1 bên của cơ thể.

Tuy nhiên Zona ở mắt vẫn có những triệu chứng đặc trưng để phân biệt với các bệnh da liễu khác.

1. Trên mí mắt sẽ xuất hiện tình trạng phát ban phồng rộp, nó có thể lan ra rộng hơn ở vùng trán, một bên mũi hoặc các khu vực khác của khuôn mặt.

2. Cùng với phát ban, người mắc Zona ở mắt có thể gặp các triệu chứng khác như: mờ tầm nhìn, nhạy cảm với ánh sáng, kèm theo chảy nước mắt, cảm giác mắt bị và đau rát bên trong mắt.… gây ảnh hưởng đến thị lực.

3. Ngoài ra còn có một số biểu hiện khác như sưng võng mạc, sưng mí mắt kèm đỏ xung quanh và trong mắt.

Zona thần kinh ở mắt có những biến chứng nào ?

Mắt là khu vực tập trung nhiều dây thần kinh, niêm mạc rất nhạy cảm. Chính vì thế nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như:

Gây viêm kết mạc, viêm giác mạc, củng mạc.

Cảm giác: mắt nhạy cảm nhiều với ánh sáng, dễ chảy nước mắt, đau rát râm ran bên trong mắt,…

Võng mạc dễ bị kích ứng và sưng, mí mắt sưng đỏ.

Tình trạng chuyển nặng có thể đe dọa tới thị lực như: hoại tử võng mạc cấp tính, viêm dây thần kinh thị giác, hội chứng dính ổ mắt, glaucome thứ phát. Có thể dẫn tới mù lòa.

Biến chứng lan rộng: đối với nhiều trường hợp, Zona thần kinh mắt có thể lan rộng đến các dây thần kinh tại các cơ quan khác từ đó gây đau nhức tai, tê liệt cơ mặt, mất cảm giác, viêm tai – mũi – họng, gây điếc, đau dây thần kinh sau Zona. Bệnh cũng có thể làm tăng nguy cơ bị viêm màng não, viêm não, tai biến mạch máu não.

Thậm chí Zona thần kinh ở mắt cũng có thể gây tử vong đối với người già, những người có sức đề kháng, hệ miễn dịch yếu.

Cách điều trị Zona thần kinh ở mắt

Trong điều trị bệnh zona thần kinh nói chung, người bệnh phải dùng thuốc kháng virus càng sớm càng tốt trong 48 giờ đầu để tối ưu hóa hiệu quả điều trị, giảm thiểu tối đa nguy cơ biến chứng và di chứng hậu zona.

Để điều trị bệnh Zona thần kinh ở mắt, người bệnh có thể áp dụng có thể áp dụng những phương pháp tương tự với điều trị Zona thần kinh nói chung:

Dùng thuốc kháng virus

Giống như điều trị Zona thần kinh ở các bộ phận khác của cơ thể, biện pháp hiệu quả thường được chỉ định trong điều trị Zona thần kinh ở mắt là sử dụng thuốc kháng virus. Loại thuốc này có tác dụng trong ngăn chặn virus lây lan, giảm đau, làm lành nhanh các vết mụn nước và phát ban. Thuốc đạt hiệu quả tốt hơn khi sử dụng trong vòng 3 ngày sau khi phát ban.

Một số loại thuốc kháng virus hiệu quả có thể kể đến như: Acyclovir, Famciclovir, Valacyclovir,...

Thuốc đạt hiệu quả tốt hơn khi sử dụng trong vòng 3 ngày sau khi phát ban.

Dùng thuốc đặc trị

Các loại thuốc có tác dụng trong việc thúc đẩy quá trình làm khô và làm lành vết thương như: dung dịch màu Millian (thuốc tím), hồ nước (hóa dược) hoặc Castellani. Trong trường hợp vết thường ở mắt có biểu hiện nhiễm khuẩn, người bệnh có thể sử dụng mỡ Acyclovir để hỗ trợ làm lành vết thương.

Các trường hơp cụ thể

1. Trong trường hợp chuyển biến với triệu chứng sưng mắt nặng, người bệnh có thể sử dụng thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc uống steroid theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

2. Trong trường hợp đau nhức và bỏng rát dai dẳng, người bệnh có thể bôi kem chứa lidocain và prilocain, kem capsaicin, lidocain gel và uống thuốc chống trầm cảm ba vòng.

3. Ngoài ra người bệnh cũng có thể sử dụng thuốc giảm đau, kháng viêm, an thần, sử dụng vitamin nhóm B liều cao, thuốc chống trầm cảm trong các trường hợp đau thần kinh, nhất là đau thần kinh postherpetic.

Những lưu ý khi mắc Zona thần kinh ở mắt

Chăm sóc vết thương

1. Zona thần kinh ở mắt rất dễ gây biến chứng nếu không được phát hiện, điều trị đúng và kịp thời. Chính vì thế người bệnh cần phát hiện sớm - điều trị sớm, đồng thời theo dõi sát sao tình trạng bệnh, kiểm tra mắt thường xuyên.

2. Người bệnh tuyệt đối không tác động mạnh vào vùng mắt bị tổn thương do zona nhằm hạn chế tối đa nguy cơ mụn nước bị vỡ, rỉ dịch, dẫn đến dịch lây lan vào trong giác mạc, gây viêm loét, hoại tử và mù lòa.

3. Giữ gìn sạch sẽ vùng da bị tổn thương bằng việc vệ sinh nhẹ nhàng với nước và xà phòng lành tính hoặc dung dịch khử trùng, tránh chà xát mạnh.

4. Khi vết thương đã có dấu hiệu khô và đóng vảy, người bệnh có thể thoa một lớp vaseline mỏng nhẹ lên vùng bọng mắt và nhỏ thuốc mắt nhằm tránh nứt nẻ và hạn chế tình trạng khô giác mạc.

Điều trị bệnh

1. Ở giai đoạn đầu của Zona thần kinh ở mắt, người bệnh cần được bác sĩ sẽ kiểm tra vài ngày 1 lần. Sau khi điều trị nhiễm trùng, người bệnh cần được kiểm tra nhãn khoa sau 3 - 12 tháng/ lần để kiểm tra các biến chứng sẹo giác mạc, tăng nhãn áp (nếu có).

2. Khi xuất hiện các biến chứng sau Zona, người bệnh không được chủ quan mà cần đến ngay các trung tâm y tế để được thăm khám và điều trị với bác sĩ chuyên khoa. Tránh các trường hợp tự điều trị tại nhà với các phương pháp "truyền tai nhau".

Bài viết được tham khảo, tổng hợp thông tin và biên soạn lại từ

1. "Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu" của Bộ Y tế số 75/QĐ - BYT 2015; bạn có thể xem báo cáo tại kcb.vn

2. Zona thần kinh ở mắt: Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa trị của Trung tâm tiêm chủng VNVC; bạn có thể xem chi tiết bài viết tại vnvc.vn

Tin khác

Bệnh u não - căn bệnh nguy hiểm NSƯT Quý Bình mắc phải

Bệnh u não - căn bệnh nguy hiểm NSƯT Quý Bình mắc phải

U não là một trong những căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của não bộ và hệ thần kinh. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe và tính mạng người bệnh.

Sự kiện Y Khoa  - 
Kiến thức về ký sinh trùng? 20 loại phổ biến và các giai đoạn phát triển

Kiến thức về ký sinh trùng? 20 loại phổ biến và các giai đoạn phát triển

Ký sinh trùng là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe con người do chúng tác động lên vật chủ theo nhiều cách khác nhau, từ hút dinh dưỡng, gây tổn thương mô, tiết độc tố đến làm suy giảm hệ miễn dịch. Các tác động cơ học và phản xạ như co thắt ruột cũng khiến bệnh do ký sinh trùng trở nên nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng nhiễm ký sinh trùng có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng.

Sự kiện Y Khoa  - 
PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu đưa ra cảnh báo về cơn tăng huyết áp

PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu đưa ra cảnh báo về cơn tăng huyết áp

Thời tiết thay đổi, các bác sĩ tim mạch liên tục nhận được những cuộc gọi khẩn cấp về các cơn tăng huyết áp. Đây là một trong những cấp cứu nội khoa phổ biến nhất, đặc biệt ở lứa tuổi trung niên trở lên. Xử lý đúng cách có thể giúp kiểm soát tình trạng này, nhưng nếu sai sót, hậu quả có thể dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy thận cấp...

Sự kiện Y Khoa  - 
Fujifilm tặng Bệnh viện Đại học Y Hà Nội mô hình mô phỏng thực hành nội soi Mikoto

Fujifilm tặng Bệnh viện Đại học Y Hà Nội mô hình mô phỏng thực hành nội soi Mikoto

Với cam kết hợp tác triển khai đào tạo nguồn nhân lực cao trong lĩnh vực y tế, đặc biệt là lĩnh vực nội soi tiêu hóa, Fujifilm Việt Nam đã trao tặng mô hình mô phỏng thực hành nội soi đại tràng Mikoto cho Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

Sự kiện Y Khoa  - 
Người nổi tiếng đối mặt với chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) như thế nào?

Người nổi tiếng đối mặt với chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) như thế nào?

Tăng động giảm chú ý (ADHD) là một rối loạn thần kinh mãn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ em và có thể tiếp tục đến tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm nhiều triệu chứng dai dẳng như khó tập trung, hiếu động quá mức và hành vi bốc đồng.

Sự kiện Y Khoa  - 
Kiến thức về bệnh cúm mùa: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Kiến thức về bệnh cúm mùa: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Bệnh cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh xảy ra hàng năm, thường vào mùa đông xuân.

Sự kiện Y Khoa  -