Nguồn: Bộ Y tế |  16/07/2024

Ung thư tinh hoàn: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Ung thư tinh hoàn (UTTH) là bệnh ác tính phổ biến nhất ở nam giới trẻ tuổi, bao gồm 2 nhóm lớn: 95% là khối u tế bào mầm, 5% không phải tế bào mầm. U tế bào mầm chia ra 2 loại: nhóm u tinh (seminoma) và nhóm u mầm không phải tế bào dòng tinh.

Ung thư tinh hoàn là bệnh ung thư có khả năng chữa khỏi cao, tính chung cho các giai đoạn có thể chữa cho 90% bệnh nhân, ở giai đoạn lan tràn của bệnh cũng có thể cứu chữa cho 80% các trường hợp bệnh khỏi hoàn toàn.

Chẩn đoán bệnh ung thư tinh hoàn

Triệu chứng lâm sàng

- Thể tích tinh hoàn tăng lên.

- Cảm giác căng tức.

- U thường không đau hoặc đau ít.

- Khám và so sánh hai tinh hoàn để phát hiện bất thường, ngoài ra chú ý thăm khám phát hiện hạch bẹn. Đôi khi chỉ khám thấy một tinh hoàn, còn một tinh hoàn lạc chỗ nằm trong ổ bụng.

- Khám lâm sàng có thể phát hiện u khu trú một bên hay đã xâm lấn sang bên kia hoặc u đã xâm lấn thừng tinh.

- Trong giai đoạn muộn, ung thư có thể vỡ ra trong hoặc ngoài bìu. Trong trường hợp tinh hoàn lạc chỗ trong ổ bụng, khối u có thể vỡ và xâm lấn các tổ chức xung quanh ổ bụng.

- Ung thư tế bào mầm hay di căn theo đường bạch mạch tới hạch chủ lưng, hạch chậu hoặc hạch bẹn, có thể đi vào phổi gan não và xương (biểu hiện các triệu chứng tương ứng). Đôi khi phù bạch huyết chi dưới.

- Khi thấy tinh hoàn sưng to, đau hoặc khám thấy không đủ hai tinh hoàn hoặc có kèm theo các dấu hiệu di căn, phải theo dõi ung thư tinh hoàn.

Những triệu chứng thường gặp của ung thư tinh hoàn là xuất hiện cục u trong tinh hoàn, cảm giác nặng và đau ở bìu

Triệu chứng cận lâm sàng

- Chẩn đoán hình ảnh:

+Siêu âm: để phát hiện di căn hạch và các tạng trong bụng. Đặc biệt quan trọng trong trường hợp tinh hoàn ẩn. Siêu âm bìu để phát hiện u và phân biệt với tràn dịch màng tinh hoàn.

+Chụp Xquang tim phổi: phát hiện di căn phổi, hoặc bất thường để định hướng chụp CT scan.

+Chụp cắt lớp vi tính, cộng hưởng từ, chụp bạch mạch: đánh giá tình trạng u và hạch.

- Xạ hình xương bằng máy SPECT, SPECT/CT với 99mTc-MDP để đánh giá tổn thương di căn xương, chẩn đoán giai đoạn bệnh trước điều trị, theo dõi đáp ứng điều trị, đánh giá tái phát và di căn.

- Xạ hình thận chức năng bằng máy SPECT, SPECT/CT với 99mTc-DTPA để đánh giá chức năng thận trước điều trị và sau điều trị.

- Chụp PET/CT với 18F-FDG trước điều trị để chẩn đoán u nguyên phát, chẩn đoán giai đoạn bệnh; chụp sau điều trị để theo dõi đáp ứng điều trị, đánh giá tái phát và di căn; mô phỏng lập kế hoạch xạ trị.

- Xét nghiệm tế bào và mô bệnh học:

+Chọc hút tế bào bằng kim nhỏ là phương pháp chẩn đoán sơ bộ, nhanh, không được ESMO, NCCN khuyến cáo.

+Sinh thiết tinh hoàn: nên làm sinh thiết mở hoặc sinh thiết tức thì, tránh làm reo rắc tế bào u.

- Xét nghiệm các chất chỉ điểm u: giúp chẩn đoán và theo dõi tiến triển bệnh.

+hCG (Human Chorionic Gonadotropin): tăng cao, chỉ số bình thường <10 UI/ml.

+LDH (Lactico dehydrogenase): tăng cao trong các trường hợp đã di căn xa.

+AFP (Anpha feto-protein): thường tăng cao.

- Xét nghiệm sinh học phân tử: giải trình tự nhiều gen.

- Chẩn đoán xác định: dựa vào mô bệnh học, có 3 loại: (Theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới 2014).

+U tinh: u tinh, u tinh kinh điển, u tinh giảm biệt hóa, u tinh bào.

+U không tinh: ung thư biểu mô phôi, u túi noãn hoàng, u quái, ung thư rau.

+U không phải tế bào mầm: u tế bào đệm, u lympho, ung thư biểu mô tại chỗ.

Chẩn đoán phân biệt

Phân biệt với u và hạch bệnh lý khác. Đặc biệt cần phân biệt với: viêm mào tinh hoàn hay tràn dịch màng tinh hoàn.

Chẩn đoán giai đoạn bệnh

* Xếp loại TNM theo AJCC lần thứ 8 năm 2017: gồm T, N, M, S

T: U nguyên phát

T theo lâm sàng (cT)

cTx: Không đánh giá được u nguyên phát

cT0: Không có bằng chứng của u nguyên phát

cTis: Tân sản tế bào mầm tại chỗ

cT4: U xâm lấn bìu có hoặc không xâm lấn mạch/bạch huyết

T theo mô bệnh học (pT)

pTx: U nguyên phát không đánh giá được

pT0: Không có bằng chứng của u nguyên phát

pTis: Tân sản tế bào mầm tại chỗ

pT1: U giới hạn ở tinh hoàn không xâm lấn mạch bạch huyết

pT1a: Kích thước u <3cm

pT1b: Kích thước u ≥3cm

pT2: U giới hạn ở tinh hoàn có xâm lấn mạch bạch huyết, hoặc u xâm lấn qua màng trắng hoặc mào tinh có hoặc không xâm lấn mạch bạch huyết.

pT3: U xân lấn thừng tinh có hoặc không xâm lấn mạch bạch huyết

pT4: U xâm lấn bìu có hoặc không xâm lấn có hạch bạch huyết

N: hạch vùng

N theo lâm sàng (cN)

cNx: Không đánh giá được hạch vùng

cN0: Không có di căn hạch vùng

cN1: Di căn 1 khối hạch vùng kích thước ≤2cm hoặc di căn nhiều hạch nhưng không có hạch nào kích thước lớn nhất >2cm.

cN2: Di căn 1 khối hạch vùng kích thước >2cm và ≤5cm

cN3: Di căn 1 khối hạch vùng kích thước >5cm

N theo mô bệnh học (pT):

pNx: Không đánh giá được hạch vùng

pN0: Không có di căn hạch vùng

pN1: Di căn 1 khối hạch vùng kích thước lớn nhất ≤2cm và ≤5 hạch dương tính, không hạch nào >2cm.

2. pN2: Di căn 1 khối hạch vùng kích thước >2cm và ≤5cm hoặc nhiều hơn 5 hạch dương tính, kích thước ≤5cm hoặc có bằng chứng xâm lấn ngoài hạch.

3. pN3: Di căn khối hạch kích thước >5cm

M: Di căn xa

M0: Chưa có di căn xa. M1: Đã có di căn xa.

M1a: Di căn hạch không phải hạch sau phúc mạc hoặc di căn phổi

M1b: Di căn tạng khác

S: Xét nghiệm chỉ điểm u trong huyết thanh

Sx: Xét nghiệm chỉ điểm u không có sẵn hoặc không được thực hiện

S0: Nồng độ chỉ điểm u trong giới hạn bình thường

S1: LDH <1,5 lần giới hạn trên chỉ số bình thường và hCG <5.000mIU/mL và AFP <1.000ng/mL.

S2: LDH từ 1,5-10 lần giới hạn trên chỉ số bình thường hoặc hCG: 5.000- 50.000mIU/mL hoặc AFP: 1.000-10.000ng/mL

S3: LDH>10 lần giới hạn trên chỉ số bình thường hoặc hCG>50.000mIU/mL hoặc AFP >10.000ng/mL

* Phân giai đoạn theo TNM

> Thông tin đầy đủ, chính xác về ung thư nội mạc tử cung

Cách điều trị ung thư tinh hoàn

Nguyên tắc điều trị

- Theo từng giai đoạn và thể bệnh để áp dụng 3 phương hóa trị.

pháp: phẫu thuật, xạ trị,

- U không dòng tinh thường có tiên lượng xấu hơn. Sử dụng hóa chất cũng làm tiên lượng của bệnh được cải thiện nhiều.

- Điều trị theo giai đoạn T, N, M

+U tinh bào:

Giai đoạn u khu trú ở tinh hoàn: phẫu thuật được lựa chọn trước tiên, sau đó xạ trị. U tinh là loại ung thư rất nhạy cảm với điều trị bằng xạ trị. Liều 25-30Gy vào diện u và vùng hạch chậu, hạch chủ bụng, hạch trung thất và thượng đòn.

Giai đoạn di căn hạch: hạch <5cm được chỉ định tia xạ, liều 50-70Gy vào diện u và hạch liên quan; hạch >5cm hoặc di căn hạch lan tỏa nên điều trị bằng hóa chất, thường sử dụng phác đồ có cisplatin (BEP - đáp ứng khoảng 70-90%).

Giai đoạn di căn các tạng và di căn trên cơ hoành: liệu pháp hóa chất (BEP...) được lựa chọn đầu tiên. Sau đó, u còn sót lại có thể phẫu thuật hoặc xạ trị.

+U tế bào mầm không phải dòng tinh:Giai đoạn u khu trú ở tinh hoàn: phẫu thuật nạo vét hạch; nếu trường hợp là u di căn thì điều trị hóa chất (BEP, EP...).

Giai đoạn di căn hạch: điều trị bằng phẫu thuật nạo vét hạch; nếu có di căn từ 6 hạch trở lên hoặc u có kích thước >2cm, điều trị bổ trợ bằng hóa chất (BEP, EP...).

Giai đoạn di căn xa (trên cơ hoành hoặc các tạng trong cơ thể):

- Hóa chất được lựa chọn đầu tiên. Phổ biến là phác đồ (BEP, EP), phác đồ này có thể cải thiện được tỷ lệ đáp ứng và thời gian sống thêm cho bệnh nhân, ngoài ra còn giảm được một số độc tính.

- Phác đồ có cisplatin thường cho tỷ lệ đáp ứng cao hơn phác đồ có carboplatin, vì thế chúng được sử dụng nhiều hơn (BEP, EP, PVB...).

- Trường hợp u còn sót lại sau điều trị hóa chất, có thể tiến hành phẫu thuật cắt bỏ u. Sau đó, truyền thêm hóa chất.

- Trường hợp tái phát hoặc không đáp ứng với điều trị ban đầu có thể chỉ định phác đồ hóa chất mạnh: VeIP (Vinblastine, ifosfamind, cisplatin).

Một số phác đồ thường sử dụng trong ung thư tinh hoàn

Phác đồ BEP

Bleomycin 30U, truyền tĩnh mạch, ngày 1, 8, 15 hoặc ngày 2, 9, 16.

Etoposide 100mg/m2/ngày, truyền tĩnh mạch, ngày 1-5.

Cisplatin 20mg/m2/ngày, truyền tĩnh mạch, ngày 1-5.

Chu kỳ mỗi đợt 21 ngày.

Phác đồ EP

Cisplatin 20mg/m2 /ngày, truyền tĩnh mạch, ngày 1-5.

Etoposide 100mg/m2/ngày, truyền tĩnh mạch, ngày 1-5.

Chu kỳ mỗi đợt 21 ngày.

Phác đồ PVB

Cisplatin 20mg/m2/ngày, truyền tĩnh mạch, ngày 1-5.

Vinblastine 0,15mg/kg, truyền tĩnh mạch, ngày 1, 2.

Bleomycin 30U, truyền tĩnh mạch, ngày 2, 9, 16.

Chu kỳ mỗi đợt 21 ngày.

Phác đồ VeIP (phác đồ mạnh): sử dụng khi các phác đồ trên đáp ứng kém

Vinblastine 0,11mg/kg/ngày, truyền tĩnh mạch, ngày 1, 2.

Ifosfamide 1.200mg/m2/ngày, truyền tĩnh mạch, ngày 1-5.

Cisplatin 20mg/m2/ngày, truyền tĩnh mạch, ngày 1-5.

Chu kỳ mỗi đợt 21 ngày.

Phác đồ VIP (phác đồ mạnh)

Etoposide 75mg/m2/ngày, truyền tĩnh mạch, ngày 1-5.

Ifosfamide 1.200mg/m2/ngày, truyền tĩnh mạch, ngày 1-5.

Cisplatin 20mg/m2/ngày, truyền tĩnh mạch, ngày 1-5.

Chu kỳ 21 ngày.

Chú ý: Khi sử dụng phác đồ có ifosfamide hay gây viêm bàng quang chảy máu, nên truyền cùng mesna để trung hòa độc tính với bàng quang.

Phác đồ TIP

Paclitaxel 250mg/m2 truyền tĩnh mạch ngày 1

Ifosfamide 1.500mg/m2/ngày, truyền tĩnh mạch ngày 2-5

Uromitexan 300mg/m2 các ngày có Ifosfamide

Cisplatin 25mg/m2/ngày, truyền tĩnh mạch ngày 2-5

Chu kỳ 21 ngày

- Điều trị miễn dịch: Pembrolizumab được chứng minh có hiệu quả trong một số trường hợp cụ thể có MSI-H hoặc dMMR.

Một số phác đồ khác

Gemcitabine - Oxaliplatin Ghép tế bào gốc tự thân

Cách phòng bệnh ung thư tinh hoàn

Cần phát hiện sớm những bất thường về số lượng, vị trí và hình dạng của tinh hoàn để được khám và phát hiện sớm bệnh để có cơ hội cứu chữa cao.

Tiên lượng

Nhìn chung bệnh có tiên lượng tốt, đáp ứng tốt với điều trị, tỷ lệ khỏi bệnh cao ngay cả những trường hợp đã có di căn. Điều trị cần phối hợp đa phương pháp để đạt hiệu quả cao.

Theo dõi sau điều trị

Sau điều trị triệt căn cần:

- Khám định kỳ 3 tháng 1 lần trong 5 năm đầu. Sau đó 1 năm 1 lần trong các năm tiếp theo

- Khám: Lâm sàng, cận lâm sàng, phát hiện các tái phát, di căn và biến chứng muộn nếu có.

(Nguồn tài liệu: Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị một số bệnh ung bướu - Ban hành kèm theo Quyết định số 1514/QĐ-BYT ngày 1 tháng 4 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Chủ biên: PGS.TS. Lương Ngọc Khuê - GS.TS. Mai Trọng Khoa.

Thành viên biên soạn và góp ý: GS.TS. Mai Trọng Khoa; PGS.TS. Lương Ngọc Khuê; TS. Phạm Xuân Dũng; PGS.TS. Trần Đình Hà; PGS.TS. Phạm Cẩm Phương; TS. Phạm Văn Thái; TS. Nguyễn Quang Hùng; TS. Nguyễn Thị Thái Hòa; PGS.TS. Vũ Hồng Thăng; TS. Đỗ Anh Tú; TS. Trần Văn Công; BSCKII. Hoàng Thị Mai Hiền; TS. Lê Tuấn Anh; TS. Trần Hải Bình; TS. Vũ Hữu Khiêm; ThS. Vương Ngọc Dương; ThS. Trần Ngọc Hải; ThS. Nguyễn Thanh Hùng; TS. Vương Ánh Dương; ThS. Trương Lê Vân Ngọc.)

Tin khác

Bệnh sâu răng: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Bệnh sâu răng: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Bệnh sâu răng là tình trạng tổn thương mất mô cứng của răng do quá trình hủy khoáng gây ra bởi vi khuẩn ở mảng bám răng.

Tài liệu Y học  - 
Những điều cần biết về bệnh thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em

Những điều cần biết về bệnh thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em

Bệnh thiếu máu thiếu sắt là một căn bệnh phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này bao gồm chế độ dinh dưỡng không phù hợp, nhiễm giun sán, hoặc mắc một số bệnh lý.

Tài liệu Y học  - 
Những điều cần biết về ho ra máu do ung thư

Những điều cần biết về ho ra máu do ung thư

Ho ra máu là khạc ra máu trong và sau khi ho, máu ra ngoài bằng đường miệng hoặc mũi do tổn thương từ thanh quản trở xuống. Chẩn đoán ho ra máu do ung thư thường dễ, tuy nhiên cần phải xác định đúng mức độ nặng của ho ra máu để có thái độ xử trí kịp thời, tránh nguy cơ tử vong do mất máu cấp và tình trạng suy hô hấp cấp do tắc nghẽn hoặc sặc đường thở.

Tài liệu Y học  - 
Tổng quan về bệnh thuỷ đậu: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách điều trị

Tổng quan về bệnh thuỷ đậu: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách điều trị

Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Herpes zoster gây nên, lây từ người sang người qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc gần.

Tài liệu Y học  - 
Kiến thức về bệnh đậu mùa khỉ: Chẩn đoán, điều trị và cách phòng bệnh

Kiến thức về bệnh đậu mùa khỉ: Chẩn đoán, điều trị và cách phòng bệnh

Đậu mùa khỉ (monkey pox) là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng gây dịch, do vi rút đậu mùa khỉ gây ra. Bệnh có nguồn gốc từ Châu Phi, lây truyền từ động vật sang người và từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với tổn thương da, dịch cơ thể, qua quan hệ tình dục, giọt bắn đường hô hấp, vật dụng của người bị nhiễm và lây truyền từ mẹ sang con.

Tài liệu Y học  - 
Tổn thương cột sống do ung thư di căn

Tổn thương cột sống do ung thư di căn

Ung thư di căn cột sống là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân ung thư, có thể gây đau, làm mất chức năng thần kinh. Phần lớn các khối u di căn đến thân đốt sống và phát triển ở ngoài màng tủy. Phát hiện sớm u di căn cột sống và điều trị sớm nhằm mục đích phục hồi chức năng thần kinh, điều trị đau, và điều trị dự phòng biến chứng thần kinh trong tương lai.

Tài liệu Y học  -