Y Khoa Ngày Nay |  11/07/2024

Những điều cần biết về hiện tượng đau thần kinh sau Zona

Bệnh Zona thần kinh là một trong những bệnh về da thường gặp, do virus Herpes Zoster gây nên. Tuy đây là bệnh về da thường gặp nhưng nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách sẽ dẫn đến nhiều biến chứng. Một trong số đó là hiện tượng đau thần kinh sau Zona.

Bệnh Zona thần kinh

Bệnh Zona thần kinh hay còn được gọi với cái tên dân gian là bệnh giời leo, là bệnh lý được biểu hiện ngoài da nhưng có gốc rễ thần kinh do virus Varicella-Zoster (VZV) gây ra. Đây cũng là loại virus nguồn cơn gây nên bệnh thủy đậu. Chính vì thế mà những người đã từng bị thủy đậu sẽ có tỉ lệ mắc zona thần kinh cao hơn người bình thường.

Bệnh Zona thần kinh có những biểu hiện đặc trưng như: phát ban đỏ; có mụn nước, bọng nước chứa dịch trong mọc thành từng vùng, từng cụm dọc theo thần kinh ngoại biên, thường sẽ xuất hiện 1 bên của cơ thể. Những vết bọng nước đó theo thời gian vỡ ra sẽ tạo thành những vết loét, rỉ dịch và dần dần đóng vảy, gây cảm giác ngứa ngáy, có thể để lại vết thâm, thậm chí để lại sẹo nếu không được chăm sóc tốt vùng da bị tổn thương.

> Xem chi tiết về bệnh Zona thần kinh tại đây

Zona thần kinh tuy là bệnh về da thường gặp nhưng nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách sẽ dẫn đến nhiều biến chứng. Nhiều trường hợp chuyển nặng có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Theo thống kê của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) thì có khoảng 1% đến 4% số người mắc bệnh zona thần kinh phải nhập viện vì biến chứng.

> Xem chi tiết các biến chứng nguy hiểm của Zona thần kinh tại đây

Đau thần kinh sau Zona là hiện tượng gì?

Đây là một biến chứng thường gặp ở những người mắc Zona thần kinh, do virus Varicella - Zoster nằm trong hạch rễ sau tái hoạt động trở lại gây tổn thương các sợi thần kinh và tại các vị trí đã bị tổn thương trước đó.

Đau thần kinh sau Zona được coi là một hội chứng đau mẵn tính với tỷ lệ xảy ra trên 9 - 34% bệnh nhân sau khi ban của zona đã lành. Nỗi đau có thể dai dẳng từ nhiều tháng đến hơn một năm và thông thường hiện tượng này sẽ xuất hiện sau khi zona bộc phát trong vòng 3 tháng.

Tỉ lệ bị đau thần kinh sau Zona là bao nhiêu?

Trong số các biến chứng của Zona thần kinh, đau thần kinh sau zona (postherpetic neuralgia PHN) là biến chứng phổ biến nhất, chủ yếu có ảnh hưởng rõ rệt ở những người bệnh có lứa tuổi trên 60. Các trường hợp đau thần kinh kéo dài sau 1 đến 3 tháng kể từ khi xuất hiện triệu chứng Zona sẽ được gọi là đau sau Zona.

Theo thống kê của Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ có đến 10% – 18% người bệnh sẽ mắc các biến chứng sau khi nhiễm virus zona. Đau thần kinh kéo dài làm giảm khả năng lao động, ảnh hưởng nhiều đến tâm lý, giấc ngủ và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng đau thần kinh sau Zona

Đau thần kinh sau zona là triệu chứng do virus varicella - zoster tái hoạt động trở lại, thường xuất hiện sau khi zona bộc phát trong vòng 3 tháng. Virus gây viêm, hoại tử và xơ hóa các đầu mút tận cùng thần kinh cảm giác.

Nguy cơ đau sau zona sẽ tăng tùy theo độ tuổi, đặc biệt ở những người trên 60 tuổi, kèm theo triệu chứng tiền phát ban, phát ban nhiều, zona mắt, đau cấp tính dữ dội,...

Những biểu hiện của đau thần kinh sau Zona

Biểu hiện đau thần kinh sẽ xảy ra trước hết ở người đã từng bị zona.

Cảm giác đau được biểu hiện qua sự đau đớn ở vùng da đã nổi ban. Tuy nhiên đó là sự đau từ bên trong cơ thể, các cảm giác nóng rát và đau nhói cũng từ tận sâu chứ không phải do các tác động từ bên ngoài.

Sự đau kéo dài dai dẳng trong 1 đoạn thời gian, có thể tính theo tháng hoặc thậm chí hàng năm. Giai đoạn khởi phát đặc trưng với các cảm giác bất thường trên một vùng da như bỏng, nóng rát, châm chích, tê. Đặc biệt cảm thấy đau nhất về đêm, hiếm gặp hơn là dị cảm ở một vùng hoặc nhiều dây thần kinh chi phối kéo dài từ 1 đến 5 ngày.

Vùng da trở nên nhạy cảm hơn, dễ cảm thấy đau và khó chịu kể cả khi tác động nhẹ. Đau đến mất ngủ, căng thẳng đến mức có thể dẫn đến trầm cảm.

Các phương pháp điều trị đau thần kinh sau Zona

Sử dụng thuốc

Điều trị đau thần kinh sau zona là một quá trình cần có sự kết hợp với nhiều loại thuốc và cần có thời gian để điều chỉnh dần nhằm đạt hiệu quả trong điều trị cũng như hạn chế tối đa các tác dụng phụ của thuốc. Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị đau thần kinh sau zona có thể kể đến:

Thuốc kháng virus dùng để điều trị zona thần kinh: acyclovir, famciclovir hay valacyclovir (hiệu quả nhất trong vòng 3 ngày kể từ khi da nổi ban)

Corticosteroid được sử dụng kết hợp với thuốc kháng virus, nhằm làm giảm các cơn đau ( tuy nhiên cần chú ý liều lượng phù hợp vì thuốc có nhiều tác dụng phụ)

Thuốc giảm đau ngoại biên: paracetamol, nefopan, aspirin và các thuốc kháng viêm không chứa steroid, mục đích sủ dụng là làm giảm các cơn đau cấp tính của người bệnh.

Thuốc chống trầm cảm: amitriptyline, desipramine, nortriotyline.

> Xem thêm các loại thuốc điều trị Zona thần kinh hiệu quả tại đây

Phong bế thần kinh

Đây là kỹ thuật tiêm thuốc được thực hiện dưới sự hướng dẫn bác sĩ chuyên khoa điều trị đau và sự hỗ trợ của máy siêu âm, nhằm xác định được chính xác dây thần kinh đang bị virus Herpes tấn công để gây tê dây thần kinh chi phối vùng đau.

(Bài viết được tham khảo, tổng hợp thông tin và biên soạn lại từ các website

Website Vinmec.com của Hệ thống Vinmec; bạn có thể xem bài viết tại www.vinmec.com này.

Webssite Sức khỏe và Đời sống - Cơ quan ngôn luận của bộ Y tế; bạn có thể xem bài viết tại suckhoedoisong.vn này.)

Tin khác

Viêm màng bồ đào cấp tính ở trẻ em - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm màng bồ đào cấp tính ở trẻ em - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm màng bồ đào cấp tính ở trẻ em là tình trạng viêm cấp của màng bồ đào (MBĐ), có thể xảy ra ở MBĐ trước, MBĐ trung gian, MBĐ sau hoặc toàn bộ MBĐ.

Tài liệu Y học  - 
Viêm loét giác mạc do amip (acanthamoeba): Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Viêm loét giác mạc do amip (acanthamoeba): Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Loét giác mạc do acanthamoeba là hiện tượng mất tổ chức giác mạc do hoại tử gây ra bởi một quá trình viêm trên giác mạc do acanthamoeba.

Tài liệu Y học  - 
Viêm kết mạc dị ứng cấp tính - Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm kết mạc dị ứng cấp tính - Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm kết mạc dị ứng cấp tính là hình thái dị ứng nhanh của viêm kết mạc dị ứng khi bệnh nhân tiếp xúc với dị nguyên.

Tài liệu Y học  - 
Kiến thức về bệnh sốt rét ở trẻ em

Kiến thức về bệnh sốt rét ở trẻ em

Sốt rét là bệnh truyền nhiễm do kí sinh trùng Plasmodium gây nên, lây truyền theo đường máu. Bệnh lưu hành địa phương và có thể gây thành dịch. Bệnh truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi Anopheles.

Tài liệu Y học  - 
Trẻ em ăn chay được không?

Trẻ em ăn chay được không?

Ăn chay có thể giúp phòng ngừa nhiều bệnh tật như bệnh tim mạch, chuyển hóa, tiêu hoá, ung thư, ... Với nhiều lợi ích sức khỏe, hiện nay khuynh hướng ăn chay đang ngày càng phổ biến cho mọi độ tuổi từ già đến trẻ, nhiều gia đình chuyển hẳn sang chế độ ăn chay trường và thậm chí cho trẻ em ăn từ bé.

Tài liệu Y học  - 
Cẩm nang chăm sóc bé: Ho và cảm cúm (phần 2)

Cẩm nang chăm sóc bé: Ho và cảm cúm (phần 2)

Cảm cúm ở trẻ em là bệnh lý phổ biến nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Đáng chú ý, các triệu chứng của cảm cúm dễ nhầm lẫn với cảm lạnh, khiến nhiều bậc phụ huynh chủ quan trong việc chăm sóc trẻ.

Tài liệu Y học  -