Các dấu hiệu tay chân miệng cần biết ở trẻ em
Bệnh tay chân miệng chủ yếu do nhóm virus đường ruột Enterovirus gây nên, thường gặp nhất là Coxsackie A16 và Enterovirus type 71. Trong đó, virus Coxsackie A16 ít gây ra các biến chứng về thần kinh và có thể tự khỏi trong vài ngày.
Ngược lại, virus Enterovirus type 71 (EV71) gây nhiều biến chứng nguy hiểm viêm não, viêm màng não, viêm phổi, viêm cơ tim và có thể dẫn đến tử vong.
Ngoài Coxsackie A16 và Enterovirus typ 71, một số chủng virus nhóm A khác như Coxsackie A4-A7, A9, A10 hoặc virus Coxsackie nhóm B (B1-B3, và B5) cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
Vì vậy, bố mẹ cần biết được sớm những dấu hiệu của bệnh để có cách phòng ngừa bệnh kịp thời ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh, gây tổn thương cho trẻ.
Mùa hè thời tiết nóng ẩm, thuận lợi nhiều cho các loại virus phát triển mạnh, gây ra nhiều loại bệnh, trong đó có bệnh tay chân miệng. Bệnh tay chân miệng là một bệnh do virus gây ra có tốc độ lây lan nhanh, dễ bùng phát thành dịch, bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, cao điểm của bệnh thường từ tháng 3 -5 và từ tháng 8-9 hàng năm. Bệnh rất nguy hiểm nếu không phát hiện sớm và có phương pháp điều trị kịp thời.
> Thông tin khái quát, tin cậy về bệnh tay chân miệng
Các dấu hiệu tay chân miệng có thể nhận biết sớm
Bệnh thường được đặc trưng bởi sốt, đau họng và nổi ban có bọng nước.
Bệnh tay chân miệng có những dấu hiệu nhận biết khác nhau tùy vào từng giai đoạn, cụ thể như:
Giai đoạn ủ bệnh 3 – 6 ngày.
Giai đoạn khởi phát bắt đầu với các triệu chứng dễ nhận thấy gồm:
Giai đoạn toàn phát (thường bắt đầu sau 1 – 2 ngày khởi phát bệnh), trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng điển hình của bệnh như:
Phải nắm được đường lây bệnh thì chúng ta mới biết cách để phòng tránh bệnh.
Virus gây bệnh tay chân miệng có khả năng lây lan rất nhanh, truyền trực tiếp từ người sang người thông qua đường miệng, qua các chất tiết từ mũi, miệng, phân hay nước bọt của trẻ bệnh.
Người mắc bệnh có khả năng phát tán virus gây bệnh trong tuần đầu tiên (giai đoạn ủ bệnh). Tuy nhiên thời gian lây nhiễm lại có thể kéo dài trong vài tuần bởi vì virus vẫn còn tồn tại nhiều trong phân và nước bọt của bệnh nhân.

Các con đường lây truyền virus gây bệnh tay chân miệng:
- Trẻ tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh.
- Hít, nuốt phải các dịch tiết, nước bọt người bệnh khi ăn uống chung, ho, hắt hơi, nói chuyện.
- Tiếp xúc trực tiếp với dịch của mụn nước, bọng nước, phân của người bệnh.Trẻ lành cầm nắm đồ chơi, chạm vào các vật dụng của trẻ bệnh.
- Lây qua bàn tay người chăm sóc trẻ.
- Vì cách thức lây truyền bệnh khá nhanh nên tay chân miệng rất dễ bùng phát thành dịch lớn. Khi một trẻ bị mắc bệnh, nếu không có những biện pháp phòng tránh kịp thời thì những trẻ xung quanh cũng có thể bị lây nhiễm bất cứ lúc nào.
Cách biện pháp phòng ngừa tay chân miệng
Hiện nay, không có vắc-xin phòng bệnh tuy nhiên bố mẹ có thể làm giảm nguy cơ bị nhiễm các loại virus gây bệnh tay chân miệng bằng những cách đơn giản sau đây:
• Rửa tay thường xuyên với xà phòng trước khi chuẩn bị thức ăn, đồ uống, cho trẻ.
• Rửa tay ngay sau khi sử dụng nhà vệ sinh, sau khi thay tã cho trẻ và sau khi tiếp xúc với các bọng nước.
• Sử dụng xà phòng để làm sạch các vật dụng, khử trùng bằng các chất tẩy rửa thông thường.
• Tránh ôm, hôn, dùng chung quần áo, đồ dùng cá nhân với trẻ nhiễm bệnh.
• Khi trẻ bệnh, tránh cho trẻ tiếp xúc nơi đông người như đi nhà trẻ, trường học.
• Hướng dẫn trẻ che miệng và mũi khi hắt hơi, ho.
• Về chế độ ăn hằng ngày cần đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, bù nước kịp thời đề phòng trẻ bị mất nước, hạ đường huyết. Đối với trẻ bú mẹ cần tăng cường cho bé bú thành nhiều lần trong ngày.
• Với trẻ lớn hơn cần kiêng các loại thức ăn có thể khiến trẻ đau rát, tổn thương miệng như thức ăn nóng, đặc. Thay vào đó, bố mẹ nên cho trẻ ăn các thức ăn loãng, nguội, dễ tiêu hóa như cháo loãng, sữa, sữa hạt, chè đỗ... Nếu bé từ chối ăn mẹ không nên cưỡng ép mà hãy cho bé uống sữa hoặc ăn sữa chua để thay thế. Hoa quả trái cây giàu vitamin, khoáng chất cũng là thực phẩm cần thiết cho trẻ trong khi điều trị bệnh tay chân miệng.
• Bên cạnh đó, bố mẹ cần vệ sinh da cho bé nhằm tránh bội nhiễm vi khuẩn bằng cách: tắm cho trẻ bằng các loại nước có tính sát trùng nhẹ như nước lá chè xanh, lá chân vịt .....
• Lưu ý cần theo dõi bé thường xuyên để phát hiện sớm và điều trị biến chứng nguy hiểm nếu có.
• Theo dõi tình trạng bệnh và chăm sóc y tế kịp thời. Nếu trẻ có các biểu hiện bất thường như sốt cao, li bì, mất tỉnh táo cần nhập viện ngay lập tức.
• Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm có thể điều trị tại nhà theo phác đồ của Bác sĩ. Bệnh thường tự khỏi sau 7 – 10 ngày mà không gây ra nhiều nguy hiểm cho trẻ. Tuy nhiên, nếu không phát hiện sớm, chữa trị kịp thời, bệnh tay chân miệng có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng khác. Vì vậy, bố mẹ cần đưa trẻ thăm khám càng sớm càng tốt khi có các dấu hiệu bất thường.
Bài viết được viết bởi Bác sĩ chuyên khoa I Lê Tuyết Nga - Bác sĩ Nhi, Trung tâm Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.
Tin khác
Tổn thương thần kinh thị giác sau chấn thương là bệnh gì, điều trị như thế nào?
Tổn thương thị thần kinh sau chấn thương là một bệnh lý hay gặp trong nhãn khoa. Tổn thương thị thần kinh có thể đơn thuần do chần thương trực tiếp hoặc phối hợp với chấn thương sọ não.
Bệnh u não - căn bệnh nguy hiểm NSƯT Quý Bình mắc phải
U não là một trong những căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của não bộ và hệ thần kinh. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe và tính mạng người bệnh.
Kiến thức về ký sinh trùng? 20 loại phổ biến và các giai đoạn phát triển
Ký sinh trùng là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe con người do chúng tác động lên vật chủ theo nhiều cách khác nhau, từ hút dinh dưỡng, gây tổn thương mô, tiết độc tố đến làm suy giảm hệ miễn dịch. Các tác động cơ học và phản xạ như co thắt ruột cũng khiến bệnh do ký sinh trùng trở nên nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng nhiễm ký sinh trùng có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng.
PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu đưa ra cảnh báo về cơn tăng huyết áp
Thời tiết thay đổi, các bác sĩ tim mạch liên tục nhận được những cuộc gọi khẩn cấp về các cơn tăng huyết áp. Đây là một trong những cấp cứu nội khoa phổ biến nhất, đặc biệt ở lứa tuổi trung niên trở lên. Xử lý đúng cách có thể giúp kiểm soát tình trạng này, nhưng nếu sai sót, hậu quả có thể dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy thận cấp...
Fujifilm tặng Bệnh viện Đại học Y Hà Nội mô hình mô phỏng thực hành nội soi Mikoto
Với cam kết hợp tác triển khai đào tạo nguồn nhân lực cao trong lĩnh vực y tế, đặc biệt là lĩnh vực nội soi tiêu hóa, Fujifilm Việt Nam đã trao tặng mô hình mô phỏng thực hành nội soi đại tràng Mikoto cho Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.
Người nổi tiếng đối mặt với chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) như thế nào?
Tăng động giảm chú ý (ADHD) là một rối loạn thần kinh mãn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ em và có thể tiếp tục đến tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm nhiều triệu chứng dai dẳng như khó tập trung, hiếu động quá mức và hành vi bốc đồng.