Cách điều trị Zona thần kinh tại nhà
Zona thần kinh là bệnh nhiễm trùng da thường gặp. Bệnh không quá nguy hiểm, vẫn có thể điều trị được tại nhà nhưng điều trị không đúng cách sẽ để lại nhiều biến chứng. Vậy phương pháp điều trị tại nhà nào hiệu quả nhất?
Zona thần kinh là bệnh gì?
Zona thần kinh là một loại bệnh về da, xuất hiện do Varicella zoster virus (VZV) tiềm ẩn ở hạch thần kinh cảm giác cạnh cột sống hoặc hạch thần kinh sọ, khi gặp các yếu tố thuận lợi sẽ tái hoạt. Virus Varicella zoster (VZV) chính là nguyên nhân gây nên bệnh thủy đậu.
Bệnh có những biểu hiện thường gặp là các ban đỏ, mụn nước, có chứa dịch trong đi kèm với đó là các triệu chứng ban đầu như: sốt cao từ 38 - 39 độ C, đau đầu, cảm thấy mệt mỏi, cơ thể đau nhức. Mức độ có thể từ đau nhẹ như bỏng rát, âm ỉ tại chổ đến dữ dội tại vùng da bị ảnh hưởng như kim châm, giật từng cơn, nhất là về đêm.
> Xem chi tiết hơn về bệnh Zona thần kinh tại đây
Bệnh Zona thần kinh có thể xuất hiện ở nhiều vị trí trên cơ thể
Các phương pháp điều trị ngoài da
Theo những kinh nghiệm đi trước, khi bị Zona thần kinh, người bệnh sẽ thường dùng các thực phẩm có chứa thành phần từ tự nhiên để xoa dịu ngoài da, làm giảm các biểu hiện khó chịu của bệnh Zona. Tuy nhiên các phương pháp này cũng chỉ là dựa trên kinh nghiệm, chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh cho tính hiệu quả cũng độ an toàn. Chính vì thế, tất cả chỉ mang tính chất tham khảo. Khi có những dấu hiệu cụ thể của Zona thần kinh, người bệnh nên thao khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng.
Sử dụng tinh dầu
Được sử dụng với mục đích giảm kích ứng, chống viêm, xoa dịu cảm giác khó chịu ở các vùng da nóng rát, đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương. Những loại tinh dầu thường dùng để điều trị Zona tại nhà có thể kể đến như: tinh dầu khuynh diệp, tinh dầu hoa cúc, tinh dầu cây chè.
Tinh dầu khuynh diệp: chứa thành phần cineole (hay còn gọi là eucalyptol) có tác dụng kháng viêm, giảm đau và đẩy nhanh quá trình làm lành vết thương.
Tinh dầu hoa cúc: chứa thành phần chamazulene, có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, kháng nấm, chống dị ứng. Ngoài ra tinh dầu hoa cúc còn giúp cải thiện vết loét, đẩy nhanh quá trình tái tạo da mới, hạn chế hình thành sẹo thâm.
Tinh dầu cây chè: chứa hành phần chủ yếu là terpinen - 4-ol, Eucalyptol, cineole, nerolidol và viridiflorol; có tác dụng kháng khuẩn - chống viêm rất mạnh. Đồng thời, đẩy nhanh quá trình làm lành và mờ sẹo hiệu quả.
Sử dụng các sản phẩm tự nhiên
Ngoài sử dụng tinh dầu, người bị Zona thần kinh có thể sử dụng: củ tỏi, củ hành, nha đam (lô hội), mật ong... để kháng khuẩn, chống viêm, xoa dịu vết thương.
Dùng tỏi trong điều trị Zona thần kinh có thể giảm nguy cơ nhiễm khuẩn hoặc bội nhiễm ở các vết tổn thương bởi theo y học cổ truyền, tỏi có tính kháng vi khuẩn, sát trùng vì thế có thể chống viêm vết thương một cách tự nhiên.
Trong củ hành có chứa rất nhiều quercetin vì thế nó có tính chống viêm, kháng khuẩn cao, phù hợp để sử dụng trong điều trị vết thương do Zona thần kinh gây ra.
Trong Gel nha đam có chứa nhiều nước và các vitamin (nhóm B, A, C, E), axit folic, axit salixylic, kẽm, magie, đồng và hơn 20 loại amino axit giúp ngăn phản ứng viêm, kiểm soát không cho tình trạng nhiễm khuẩn lan rộng ra.
Mật ong nguyên chất được sử dụng với mục đích kháng khuẩn bởi độ pH trong mật ong có tính axit sẽ giúp kháng khuẩn. Ngoài ra, mật ong còn có các chất chống oxy hóa, các chất dưỡng ẩm giúp vết thương mau lành.
Sử dụng kem dưỡng
Để đạt hiệu quả hơn nữa trong việc điều trị vùng da bị tổn thương do Zona thần kinh, người bệnh có thể sử dụng các loại kem dưỡng chứa các thành phần như: Fuchsin basic, phenol, acid boric, resorcinol, aceton,… hoặc những loại kem dưỡng có tính kháng khuẩn mạnh. Tuy nhiên về liều lượng sử dụng, người bệnh cần có sự tư vấn cụ thể của bác sĩ để quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.
Vệ sinh cơ thể và vùng da bị tổn thương
Thay vì kiêng nước, kiêng tắm rửa để tránh dính nước vào vết thương như nhiều người vẫn nói thì người bệnh cần chú ý vệ sinh cơ thể và vùng da bị tổn thương thật sạch sẽ.
Bệnh zona xuất hiện với triệu chứng ngứa ngáy, châm chích, khó chịu ở vùng da bị thương thế nên việc vết thương không được vệ sinh sạch sẽ khiến triệu chứng bệnh càng trở nên nặng hơn. Thế nên, người bệnh cần tắm rửa, vệ sinh hàng ngày sạch sẽ sẽ giúp loại bỏ mầm mống bệnh, giúp vết thương tránh khỏi nhiễm trùng.
Các phương pháp điều trị bên trong
Giữ tinh thần thoải mái
Stress, căng thẳng, lo lắng là một trong những tác nhân gây suy giảm hệ miễn dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho virus gây Zona thần kinh vì vậy người bệnh cần dành thời gian thư giãn, thoải mái, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Từ đó giảm khả năng xâm nhập của các virus, vi khuẩn có hại.
Chế độ sinh hoạt lành mạnh
Duy trì cho mình một chế độ sinh hoạt lành mạnh là cách để người bệnh hồi sức, tăng hệ miễn dịch để chống lại sự mạnh lên của virus gây bệnh.
Người bệnh có thể chú ý đến chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nghỉ ngơi, tập thể dục, ngủ đủ giấc,...đặc biệt là bổ sung thêm vitamin. Người bệnh có thể bổ sung thêm các loại vitamin bằng cách tích cực ăn các món cá, rau xanh đậm, hạt, bông cải xanh, các loại trái cây,… hoặc cũng có thể dùng các viên vitamin tổng hợp.
> Xem thêm các phương pháp điều trị Zona thần kinh tại đây
Bài viết được tham khảo, tổng hợp thông tin và biên soạn lại từ Tâm Anh Hospital của Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh; bạn có thể xem bài viết tại link tamanhhospital.vn này).
Tin khác
Cẩm nang chăm sóc bé: Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ
Sữa mẹ vô cùng cần thiết cho đứa con của bạn. Loài người cũng như các loài động vật có vú đều nuôi con từ trong bụng mẹ (máu huyết đưa thức ăn và dưỡng khí thông qua cuống nhau nuôi bào thai từng giây từng phút không lúc nào ngơi nghỉ) và sau khi sanh, liền cho bú ngay bằng sữa mẹ...Nhờ đó mà muôn loài đã sinh sôi phát triển và tổn tại hàng triệu năm qua.
Làm sao để mẹ nhiễm HIV sinh con an toàn và khỏe mạnh?
Tại Việt Nam, tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con hiện đã giảm xuống dưới 5%. Tuy nhiên, để đảm bảo trẻ không bị lây nhiễm, cần thực hiện một quá trình điều trị toàn diện, bắt đầu từ trước khi mang thai cho đến sau khi sinh. Vậy cần bao lâu để xác định chắc chắn rằng em bé không bị nhiễm HIV?
Những điều cần biết về bệnh sởi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan mạnh theo đường hô hấp, gây nên bởi vi rút thuộc họ Paramyxoviridae. Bệnh có thể diễn biến nặng khi có các biến chứng nguy hiểm. Đây là một trong những căn nguyên gây tỷ lệ tử vong cao ở các nước đang phát triển.
Bệnh cúm mùa ở trẻ chữa thế nào, có nguy hiểm không?
Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh xảy ra hàng năm, thường lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi.
Những điều cần biết về co giật do sốt ở trẻ em
Co giật thường xảy ra ở trẻ từ 6 tháng đến 60 tháng tuổi, các cơn co giật xuất hiện trong quá trình mắc một bệnh cấp tính có sốt, nhưng không phải do nhiễm trùng thần kinh hoặc có các cơn co giật không do sốt trước đó và các dấu hiệu bất thường hệ thần kinh.
Những điều cần biết về bệnh lupus ban đỏ hệ thống ở trẻ em
Lupus ban đỏ hệ thống là bệnh tự miễn mạn tính gây tổn thương đa cơ quan, đặc trưng bởi viêm hệ thống và sự có mặt của kháng thể tự miễn trong máu. Trong đó, tổn thương thận là yếu tố chính quyết định tiên lợng, tử vong.