Zona thần kinh có các thể bệnh thường gặp nào?
Zone thần kinh là một bệnh về da, có thể xuất hiện tại nhiều vị trí trên cơ thể với mức độ nặng - nhẹ, phạm vi viêm nhiễm khác nhau. Tại các vùng da sẽ xuất hiện các thể bệnh Zone thần kinh tương ứng: zona ở mắt, zona ở tai,...
Bệnh Zona thần kinh là bệnh gì?
Bệnh zona thần kinh hay herpes zoster là bệnh nhiễm trùng da với biểu hiện là các ban đỏ, mụn nước, bọng nước tập trung thành đám, thành chùm dọc theo đường phân bố của thần kinh ngoại biên. Bệnh do sự tái hoạt của virút Varicella zoster (VZV) tiềm ẩn ở rễ thần kinh cảm giác cạnh cột sống. Đó cũng chính là loại virus gây nên bệnh thủy đậu.
Chúng xuất hiện gây nên bệnh thủy đậu ở người và tồn tại tiềm tàng trong hạch thần kinh cảm giác cạnh cột sống kể cả khi bệnh thủy đậu đã hết. Khi gặp điều kiện thuận lợi (các yếu tố khởi động) như suy giảm miễn dịch, stress, điều trị tia xạ, ung thư, HIV/AIDS..., virút sẽ tái hoạt, nhân lên và lan truyền gây viêm lan toả và hoại tử thần kinh. Đồng thời virút lan truyền ngược chiều đến da, niêm mạc và gây tổn thương.
Các thể bệnh thường gặp
Zona thần kinh ở mắt
Zona thần kinh ở mắt là thể bệnh thường gặp, chiếm tới 10 - 15% các thể Zona.
Bệnh do tổn thương thần kinh V hay thần kinh sinh ba chi phối cho mắt, hàm trên và hàm dưới, trong đó tổn thương nhánh mắt gấp 5 lần các nhánh khác.
Những triệu chứng đi kèm bao gồm đau mắt, đỏ mắt, ngứa, sưng và xuất hiện các vết phồng rộp. Tình trạng này có thể gây viêm kết mạc, viêm giác mạc, củng mạc và thậm chí nếu tình trạng chuyển nặng có thể dẫn đe dọa tới thị lực như hoại tử võng mạc cấp tính, viêm dây thần kinh thị giác, hội chứng dính ổ mắt, glaucome thứ phát hoặc dẫn tới mù lòa.
> Xem chí tiết về Zona thần kinh ở mắt tại đây
Zona hạch gối hay hội chứng Ramsay Hunt
Đây là một trường hợp khá hiếm gặp ở Zona thần kinh.
Thể bệnh do thương tổn hạch gối của dây thần kinh VII dẫn tới liệt mặt một bên, ù tai, nghe kém hoặc mất khả năng nghe, buồn nôn, nôn, chóng mặt và giật nhãn cầu. Mắt không nhắm kín được (hở mi), có dấu hiệu Charler Bell. Mất cảm giác vị giác một bên 2/3 trước lưỡi, mụn nước mọc ở màng nhĩ, ống tai, vành tai.
Trong một số trường hợp có thể có viêm não, màng não.
> Xem chi tiết về hội chứng Ramsay Hunt tại đây
Zona ở tai
Thể bệnh này do VZV tấn công vào hạch gối và đi theo đường của dây thần kinh sọ số VII (điều khiển một số cơ trên mặt) và số VIII (kiểm soát thính giác và thăng bằng). Bệnh vẫn có các biểu hiện quen thuộc như: phát ban và bọng nước chứa đầy chất dịch, đem lại cảm giác rát bỏng, đau vùng tai, có thể lan ra thái dương và gáy.
Ðau xảy ra từng cơn kéo dài nhiều ngày làm bệnh nhân không ăn, không ngủ được, đặc biệt là zona tai kết hợp với zona họng gây đau họng không nuốt được. Rối loạn cảm giác vùng mặt, liệt mặt ngoại biên, nghe kém. Người có tiền sử bệnh tiểu đường hay suy giảm hệ miễn dịch là những đối tượng dễ mắc thể bệnh này.
Tai là bộ phận có cấu tạo đặc biệt, trong một số trường hợp đặc biệt zona ở tai có thể gây biến chứng dẫn tới viêm não, viêm màng não.
> Xem chi tiết về Zona thần kinh ở tai tại đây
Zona ở miệng
Bệnh xuất hiện với vết lở loét, các nốt mụn nước phỏng rộp ở viền môi gây ra cảm giác đau rát, khó chịu khi ăn uống và nói chuyện. Sau khi bệnh bùng phát, vngf da xung quanh môi có thể xuất hiện các nốt mụn nước phồng rộp li ti mọc xếp thành từng dải, chạy dọc theo viền môi và quanh miệng. Những nốt mụn này có thể lan sang các khu vực như cằm, má và mũi. Theo thời gian, mụn nước sẽ sưng to lên và chứa dịch bên trong.
Với các biểu hiện như vậy, Zona ở miệng thường khiến người bệnh nhầm lẫn với các triệu chứng của nhiệt miệng. Tuy nhiên Zona ở miệng kéo dài lâu hơn và đau đớn hơn...
Zona ở cổ, gáy
Zona thần kinh ở cổ cũng giống như Zona thần kinh nói chung, đều sẽ khiến người bệnh trải qua các cảm giác đau nhức, nóng rát, cơ thể thường xuyên mệt mỏi, uể oải sau đó xuất hiện các tổn thương trên da với phát ban đỏ kèm sưng tấy. Dần dần chỗ da phát ban đỏ sẽ nhanh chóng xuất hiện mụn nước, chứa đầy dịch trong và lan ra một bên cổ khiến người bệnh cảm thấy đau nhức dữ dội.
Zona ở người nhiễm HIV/AIDS
Bệnh Zona ở người HIV giai đoạn sớm tương tự như bệnh zona ở người bình thường. Nếu nhiễm HIV tới giai đoạn AIDS thì Zona có thể tái phát thường xuyên hơn, nhưng tổn thương không điển hình như xuất hiện trên diện rộng, mụn nước xuất huyết, hoại tử, nhiễm khuẩn, sẹo xấu, bệnh kéo dài.
Zona vùng xương cùng (S2, S3, S4)
Thể bệnh này do viêm dây thần kinh chi phối vùng bàng quang khiến người bệnh khó tiểu, tiểu dắt, bí tiểu. Có trường hợp người bệnh tiểu máu và tiểu mủ, xuất hiện hiện tượng đau bụng giống như các triệu chứng ngoại khoa, đau quặn bụng dưới, căng tức, bí trung đại tiện, hậu môn co thắt và cứng như đá, đau nhức vùng da một bên sinh dục kèm theo thương tổn da điển hình.
(Bài viết được tham khảo, tổng hợp thông tin và biên soạn lại từ Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu của Bộ Y tế số 75/QĐ - BYT 2015; bạn có thể xem báo cáo tại kcb.vn này).
Tin khác
Những điều cần biết về bệnh sởi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan mạnh theo đường hô hấp, gây nên bởi vi rút thuộc họ Paramyxoviridae. Bệnh có thể diễn biến nặng khi có các biến chứng nguy hiểm. Đây là một trong những căn nguyên gây tỷ lệ tử vong cao ở các nước đang phát triển.
Bệnh cúm mùa ở trẻ chữa thế nào, có nguy hiểm không?
Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh xảy ra hàng năm, thường lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi.
Những điều cần biết về co giật do sốt ở trẻ em
Co giật thường xảy ra ở trẻ từ 6 tháng đến 60 tháng tuổi, các cơn co giật xuất hiện trong quá trình mắc một bệnh cấp tính có sốt, nhưng không phải do nhiễm trùng thần kinh hoặc có các cơn co giật không do sốt trước đó và các dấu hiệu bất thường hệ thần kinh.
Những điều cần biết về bệnh lupus ban đỏ hệ thống ở trẻ em
Lupus ban đỏ hệ thống là bệnh tự miễn mạn tính gây tổn thương đa cơ quan, đặc trưng bởi viêm hệ thống và sự có mặt của kháng thể tự miễn trong máu. Trong đó, tổn thương thận là yếu tố chính quyết định tiên lợng, tử vong.
Những điều cần biết về vàng da ứ mật ở trẻ em
Vàng da ứ mật (VDUM) là một bệnh phức tạp biểu hiện bởi nồng độ bilirubin cao trong máu trẻ sơ sinh với tần suất xuất hiện là 1/2500 trẻ được sinh ra. Nhìn chung, biểu hiện vàng da sinh lý hầu hết ở dạng lành tính và trẻ sẽ hết vàng da sau 2 tuần đầu đời.
Phương pháp điều trị hiệu quả khi trẻ bị tiêu chảy cấp
Tiêu chảy cấp tính là tình trạng trẻ bị tiêu chảy kéo dài từ vài ngày đến khoảng một tuần. Nguyên tắc cơ bản trong điều trị tiêu chảy ở trẻ là bổ sung đủ nước, điện giải và dưỡng chất. Nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng, cần đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị kịp thời.