Cẩm nang chăm sóc bé: Cách con ăn dặm
Ăn dặm không có nghĩa là dứt hẳn ngay sữa mẹ, mà vẫn cứ tiếp tục cho bú, làm sao cho khi thôi nôi mà mỗi ngày còn “bú tí mẹ” được khoảng nửa lít thì tốt, kể như cũng được hưởng khoảng 350 Calo trên tổng số 1.100 Calo nhu cầu năng lượng lúc 1 tuổi.
Giai đoạn chuyển tiếp này rất đáng được lưu ý vì đứa bé dang quen bú sữa mẹ - là một thực phẩm toàn hảo, an toàn, tươi sống, được đưa trực tiếp từ nguồn sản xuất nay phải chuyển sang nhiều thức ăn mới lạ, rất cẩn bảo đảm vệ sinh khi sửa soạn, chế biến, để dành và... cho ăn: Lúc này có rất nhiều trẻ khi còn bú mẹ hoàn toàn thì lên cân tốt, nay bị đứng cân hay sụt cân do rối loan tiêu hóa hay tiêu chảy…
> 9 tháng 10 ngày trong bụng mẹ
Nên bắt đầu ăn dặm từ bao giờ?
Để cho biểu đổ tăng trưởng không bị tuột xuống quá đáng, tốt nhất nên khởi sự cho ăn dặm khi đứa trẻ bắt đầu sang tháng thứ 5:
Nếu cho ăn dặm sớm quá, dạ dày đứa bé chưa tiết ra được đủ dịch vị và dịch vị chưa đủ độ chua (độ PH trên 4) nên rất dễ có rối loạn tiêu hoá. Trái lại, nếu cho ăn dặm quá muộn (10 tháng trở lên, chẳng hạn) thì lại có nguy cơ thiếu máu: lúc này vốn dự trữ từ mẹ chuyển sang từ lúc lọt lòng cũng đã cạn. Cũng vì thế mà các công thức sữa bột sau 6 tháng cũng như các bột dinh dưỡng đều có bổ sung sắt cả.
Đứa trẻ sẽ được lần lượt làm quen với nhóm thức ăn từ đáy tháp trở lên, ăn bột, rau, trái cây trước rồi dần dần mới tới thịt, cá,…
Cách tốt nhất là dựa vào sức phát triển tâm thần vận động tự nhiên để cho đứa trẻ làm quen dần dần với các thức ăn khác lạ, so với sữa mẹ.
> Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ
Nên ăn thức ăn nào và ăn bao nhiêu?
Muốn trả lời câu hỏi này, cần nhớ nằm lòng, những điểu sau đây:
Dạ dày của trẻ con còn nhỏ nên phải cho ăn làm nhiều lần; trẻ càng nhỏ thì số bữa ăn càng nhiều, có khi phải trên 6 bữa/ngày mới đủ. Không thể lấy con số 3 bữa của người lớn làm cơ sở để nuôi trẻ nhỏ! Cho một đứa trẻ ở lứa tuổi nhà trẻ (1 đến 3 tuổi), mỗi bữa chỉ có thể ăn vào được một khối lượng thức ăn khoảng 200ml đến 300ml là cao nhất, tương dương với dung tích một chén ăn cơm, chén rưỡi là cùng.
Thể chất miếng ăn - tức là độ nhuyễn, độ mịn của tính cảm quan về mặt xúc giác - khi đưa vào miệng đứa bé phải thích hợp với tình trạng răng, miệng, và cả lưỡi của nó nữa: Khi làm quen với một thức ăn mới, vào tháng thứ 5, chẳng hạn, thức ăn cần được nghiền thật nhuyễn, thật mịn, vì bé chưa có răng. Đến 9 tháng, bắt đầu có vài ba cái răng, thì chỉ cần bằm hoặc xay nhỏ thức ăn, như rau, thịt, cá... Qua năm thứ nhì và năm thứ ba (26 tháng là đứa bé đủ 20 cái răng sữa) thì nên xắt các thức ăn theo kiểu “hạt lựu” và tập cho ăn rau, trái tươi, sống để tập cho các cháu còn biết dùng răng để nhai nữa!
Cùng với sữa - sữa mẹ hay sữa bò - các bữa ăn dặm phải đem lại đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cho nhu cẩu phát triển của đứa trẻ mỗi ngày. Muốn không thiếu sót dưỡng chất, nên sử dụng thức ǎn xếp thành 4 nhóm theo ô vuông thực phẩm, hay thành 5 - 7 nhóm xếp theo hình tháp Ai Cập. Riêng cho trẻ con tuổi ăn dặm, nhóm lương thực căn bản và nhóm thức ăn giàu đạm là hai thành phẩn chủ yếu của các hỗn hợp cơ bản sau đây (dựa trên nguyên tắc 1 thức ăn giàu đạm (như thịt, cá, trứng, đậu hạt...) bổ sung cho 1 lương thực căn bản), và tính theo trọng lượng của thức ăn sống, chưa chế biến:
1 phần thức ăn giàu đạm bổ sung:
- Cho 2 - 3 phần gạo hay lương thực khô.
- Cho 3 - 4 phần khoai lang, khoai mỡ.
- Cho 10 - 12 phần khoai tây. Trong các thức ăn giàu đạm, cũng cần phân biệt giữa loại tươi và loại khô:
+ Tươi như: thịt, cá, trứng tươi, sống.
+ Khô như: thịt, cá, chà bông, đậu hạt khô, sữa bột, trứng bột khô. Bổ đồng thì hai tươi bằng một khô.
Với cách phối hợp này, người ta có thể có một suất ăn cân đối ít nhất là về mặt các chất sinh năng lượng đạm, béo và bột -đường, thí dụ tính rộng rãi cho một bữa ǎn của một em bé 2 tuổi:
* với 10g thức ăn giàu đạm (TĂGĐ) khô hoặc với 20g TĂGĐ tươi.
* bổ sung cho 20-30g gạo hay lương thực khô khác, hoặc cho 30-40g khoai lang, khoai mỡ, khoai sọ, khoai mì, hoặc cho 45- 60g khoai tây.
* bổ sung thêm năng lượng cho đủ 350 Calo theo một trong 3 phương thức sau đây: 5g dầu hoặc 10g đường hoặc 5g đường và 2g dầu.
Chuyển đổi từ cân sang đong (xem bảng)
Để tiện việc sử dụng các bảng trên, chúng tôi có sử dụng hai loại thìa (muỗng) thông thường nhất hiện đang có trên thị trường, các tiệm ăn và các gia đình: loại thìa xúp (hay “thìa canh”) bằng nhôm hay thép không sét rỉ, và loại thìa cà-phê cán dài. Theo qui ước, khi đong, chúng tôi gạt ngang mép - gọi là “thìa gạt” - hoặc nếu vun thì cũng tự đặt một cách thao tác dễ lập lại: ấy là dùng hai cái thìa giống nhau, quay ngược đầu lại, rỗi úp lên nhau để đong cho vừa, không vun quá cao, cũng không nén chặt; sẽ gọi là “thìa vun”.
(Nguồn tài liệu: “Cẩm nang chăm sóc Bà mẹ và Em bé” do Bác sĩ Nguyễn Lân Đính, nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em dịch và chú giải, Giáo sư Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng (nguyên giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM) hiệu đính và viết lời giới thiệu.)
Tin khác
Cẩm nang chăm sóc bé: Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ
Sữa mẹ vô cùng cần thiết cho đứa con của bạn. Loài người cũng như các loài động vật có vú đều nuôi con từ trong bụng mẹ (máu huyết đưa thức ăn và dưỡng khí thông qua cuống nhau nuôi bào thai từng giây từng phút không lúc nào ngơi nghỉ) và sau khi sanh, liền cho bú ngay bằng sữa mẹ...Nhờ đó mà muôn loài đã sinh sôi phát triển và tổn tại hàng triệu năm qua.
Làm sao để mẹ nhiễm HIV sinh con an toàn và khỏe mạnh?
Tại Việt Nam, tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con hiện đã giảm xuống dưới 5%. Tuy nhiên, để đảm bảo trẻ không bị lây nhiễm, cần thực hiện một quá trình điều trị toàn diện, bắt đầu từ trước khi mang thai cho đến sau khi sinh. Vậy cần bao lâu để xác định chắc chắn rằng em bé không bị nhiễm HIV?
Những điều cần biết về bệnh sởi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan mạnh theo đường hô hấp, gây nên bởi vi rút thuộc họ Paramyxoviridae. Bệnh có thể diễn biến nặng khi có các biến chứng nguy hiểm. Đây là một trong những căn nguyên gây tỷ lệ tử vong cao ở các nước đang phát triển.
Bệnh cúm mùa ở trẻ chữa thế nào, có nguy hiểm không?
Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh xảy ra hàng năm, thường lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi.
Những điều cần biết về co giật do sốt ở trẻ em
Co giật thường xảy ra ở trẻ từ 6 tháng đến 60 tháng tuổi, các cơn co giật xuất hiện trong quá trình mắc một bệnh cấp tính có sốt, nhưng không phải do nhiễm trùng thần kinh hoặc có các cơn co giật không do sốt trước đó và các dấu hiệu bất thường hệ thần kinh.