Y Khoa Ngày Nay |  17/07/2024

Bệnh Zona thần kinh có để lại sẹo không ?

Zona thần kinh là bệnh về da do virus Varicella Zoster (VZV) gây ra với những biểu hiện ngoài da rất rõ rệt. Bệnh phá vỡ cấu trúc tế bào biểu bì và hệ thống thần kinh tại vùng da bị tổn thương. Thông thường, vết thương sẽ lành sau 1 - 2 tuần, tuy nhiên cũng có trường hợp để lại sẹo xấu, ảnh hưởng tới thẩm mỹ.

Zona thần kinh có để lại sẹo không ?

Zona thần kinh là bệnh lý về da với những biểu hiện lâm sàng là vết nhiễm trùng ngoài da, cấu trúc tế bào biểu bì và hệ thống thần kinh tại vùng da bị phá vỡ. Bệnh xuất hiện mụn nước, bọng nước có chứa dịch sẽ dần vỡ, bóng tróc theo thời gian. Chính vì thế hầu hết các trường hợp bị Zona thần kinh đều để lại sẹo sau khi khỏi bệnh.

Nguyên nhân dẫn tới sẹo sau Zona là gì ?

Chủ yếu do bản chất của bệnh Zona là gây ra những thương tổn về da.

Tùy theo quá trình chăm sóc, điều trị, vệ sinh vết thương của mỗi người mà mức độ, tình trạng sẹo xấu sau Zona thần kinh sẽ không giống nhau. Thông thương sẹo sau Zona thần kinh thường sẽ mờ và dần biến mất trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên có nhiều trường hợp, do không được can thiệp sớm và điều trị đúng cách nên vùng da bị nhiễm bệnh xuất hiện tình trạng nhiễm trùng, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống thần kinh và cấu trúc da, dẫn đến không những gia tăng tỷ lệ hình thành sẹo xấu mà còn gây ra những ảnh hưởng nguy hiểm khác.

Zona thần kinh nếu không được can thiệp sớm, điều trị đúng cách sẽ rất dễ nhiễm trùng, bội nhiễm, tăng tỷ lệ bị sẹo xấu, khó phục hồi.

Đặc biệt với các trường hợp Zona ở mặt, VZV ảnh hưởng lên hệ thống thần kinh ba vừa gây tổn thương lên các vùng niêm mạc mắt, mũi, miệng, tai, thị giác, thính giác… đồng thời tăng nguy cơ để lại thâm sẹo trên vùng niêm mạc, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Sẹo sau Zona thần kinh có đặc điểm như thế nào?

Thông thường, sẹo sau zona thần kinh sẽ có các đặc điểm điển hình:

Thời gian xuất hiện sẹo: nếu bệnh tiến triển tốt thì sẹo sẽ xuất hiện sau khi mụn nước, bọng nước đóng vảy và bóng tróc theo thời gian. Tuy nhiên đối với những trường hợp viêm nhiễm, biến chứng nặng, bội nhiễm, cơ thể suy giảm miễn dịch,… thì các vết sẹo có thể sẽ tồn tại lâu dài, thậm chí là vĩnh viễn.

Vị trí của sẹo: bởi sự thương tổn ở da chỉ xuất hiện một bên của cơ thể nên sẹo cũng thường sẽ xuất hiện như thế.

Màu sắc của sẹo: có thể có màu trắng lấm tấm hoặc các gam màu đậm như: màu đỏ tía, màu tím đậm hoặc thậm chí là màu thâm đen.

Trạng thái của sẹo: có thể nằm bằng phẳng hoặc lồi lên khỏi bề mặt da, thậm chí còn hình thành sẹo rỗ và thay đổi sắc tố vùng da để lại sẹo.

Bài viết được tham khảo, tổng hợp thông tin và biên soạn lại từ

1. "Zona có để lại sẹo không? Cách làm mờ sẹo Zona thần kinh" của Nhà thuốc Long Châu; bạn có thể xem chi tiết bài viết tại nhathuoclongchau.com.vn

2. "Bị zona có để lại sẹo không? Cách làm mờ sẹo do bệnh gây ra" của Trung tâm tiêm chủng VNVC; bạn có thể xem chi tiết bài viết tại vnvc.vn

Tin khác

Bệnh sâu răng: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Bệnh sâu răng: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Bệnh sâu răng là tình trạng tổn thương mất mô cứng của răng do quá trình hủy khoáng gây ra bởi vi khuẩn ở mảng bám răng.

Tài liệu Y học  - 
Những điều cần biết về bệnh thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em

Những điều cần biết về bệnh thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em

Bệnh thiếu máu thiếu sắt là một căn bệnh phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này bao gồm chế độ dinh dưỡng không phù hợp, nhiễm giun sán, hoặc mắc một số bệnh lý.

Tài liệu Y học  - 
Những điều cần biết về ho ra máu do ung thư

Những điều cần biết về ho ra máu do ung thư

Ho ra máu là khạc ra máu trong và sau khi ho, máu ra ngoài bằng đường miệng hoặc mũi do tổn thương từ thanh quản trở xuống. Chẩn đoán ho ra máu do ung thư thường dễ, tuy nhiên cần phải xác định đúng mức độ nặng của ho ra máu để có thái độ xử trí kịp thời, tránh nguy cơ tử vong do mất máu cấp và tình trạng suy hô hấp cấp do tắc nghẽn hoặc sặc đường thở.

Tài liệu Y học  - 
Tổng quan về bệnh thuỷ đậu: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách điều trị

Tổng quan về bệnh thuỷ đậu: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng và cách điều trị

Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Herpes zoster gây nên, lây từ người sang người qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc gần.

Tài liệu Y học  - 
Kiến thức về bệnh đậu mùa khỉ: Chẩn đoán, điều trị và cách phòng bệnh

Kiến thức về bệnh đậu mùa khỉ: Chẩn đoán, điều trị và cách phòng bệnh

Đậu mùa khỉ (monkey pox) là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng gây dịch, do vi rút đậu mùa khỉ gây ra. Bệnh có nguồn gốc từ Châu Phi, lây truyền từ động vật sang người và từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với tổn thương da, dịch cơ thể, qua quan hệ tình dục, giọt bắn đường hô hấp, vật dụng của người bị nhiễm và lây truyền từ mẹ sang con.

Tài liệu Y học  - 
Tổn thương cột sống do ung thư di căn

Tổn thương cột sống do ung thư di căn

Ung thư di căn cột sống là biến chứng thường gặp ở bệnh nhân ung thư, có thể gây đau, làm mất chức năng thần kinh. Phần lớn các khối u di căn đến thân đốt sống và phát triển ở ngoài màng tủy. Phát hiện sớm u di căn cột sống và điều trị sớm nhằm mục đích phục hồi chức năng thần kinh, điều trị đau, và điều trị dự phòng biến chứng thần kinh trong tương lai.

Tài liệu Y học  -