Nguồn: Bộ Y tế |  05/07/2024

Thông tin về nhọt: Nguyên nhân, điều trị, cách phòng nhọt bạn nên biết

Nhọt (tên tiếng Anh là Furuncle) để chỉ tình trạng viêm cấp tính gây hoại tử nang lông và tổ chức xung quanh; thông tin khoa học đầy đủ về nhọt bạn nên biết.

Nhọt là gì

Nhọt là tình trạng viêm cấp tính gây hoại tử nang lông và tổ chức xung quanh. Bệnh thường gặp về mùa hè, nam nhiều hơn nữ. Mọi lứa tuổi đều có thể mắc nhọt tuy nhiên, bệnh nhọt thường gặp hơn ở trẻ em.

Hình ảnh nhọt ở ống tai trẻ em. Ảnh từ báo Sức khoẻ Đời sống.

Nguyên nhân của nhọt

Nguyên nhân gây bệnh là tụ cầu vàng (tiếng Anh: Staphylococcus aereus). Bình thường, vi khuẩn này sống ký sinh trên da, nhất là các nang lông ở các nếp gấp như rãnh mũi má, rãnh liên mông…hoặc các hốc tự nhiên như lỗ mũi. Khi nang lông bị tổn thương kết hợp với những điều kiện thuận lợi như tình trạng miễn dịch kém, suy dinh dưỡng, mắc bệnh tiểu đường…vi khuẩn sẽ phát triển và gây bệnh.

Chẩn đoán nhọt

a) Chẩn đoán lâm sàng

- Ban đầu là sẩn nhỏ, màu đỏ, sưng nề, chắc, tấy đỏ ở nang lông. Sau 2 ngày đến 3 ngày, tổn thương lan rộng hóa mủ tạo thành ổ áp xe, ở giữa hình thành ngòi mủ. Đau nhức là triệu chứng cơ năng thường gặp, nhất là khi nhọt khu trú ở mũi, vành tai. Vị trí thường gặp là ở đầu, mặt, cổ, lưng, mông và chân, tay. Số lượng tổn thương có thể ít hoặc nhiều, kèm theo các triệu chứng toàn thân như sốt, mệt mỏi, hội chứng nhiễm trùng.

- Biến chứng nhiễm khuẩn huyết có thể gặp, nhất là ở những người suy dinh dưỡng. Nhọt ở vùng môi trên, ở má có thể dẫn đến viêm tĩnh mạch xoang hang và nhiễm khuẩn huyết.

- Nhọt cụm còn gọi là nhọt bầy hay hậu bối gồm một số nhọt xếp thành đám. Bệnh thường gặp ở những người suy dinh dưỡng, giảm miễn dịch hoặc mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường, hen phế quản, lao phổi.

- Chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng. Ở giai đoạn sớm cần chẩn đoán phân biệt với viêm nang lông, herpes da lan tỏa, trứng cá và viêm tuyến mồ hôi mủ.

b) Chẩn đoán cận lâm sàng

- Tăng bạch cầu trong máu ngoại vi.

- Máu lắng tăng.

- Mô bệnh học: Ổ áp xe ở nang lông, cấu trúc nang lông bị phá vỡ, giữa là tổ chức hoại tử, xung quanh thâm nhập nhiều các tế bào viêm, chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính.

- Nuôi cấy mủ có tụ cầu vàng phát triển.

Điều trị nhọt như thế nào

Nguyên tắc chung

- Vệ sinh cá nhân.

- Điều trị chống nhiễm khuẩn toàn thân và tại chỗ.

- Nâng cao thể trạng.

Điều trị cụ thể

- Vệ sinh cá nhân: Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, tránh tự lây nhiễm ra các vùng da khác.

- Điều trị tại chỗ:

+ Ở giai đoạn sớm, chưa có mủ: không nặn, kích thích vào thương tổn; bôi dung dịch sát khuẩn ngày 2-4 lần

+ Giai đoạn có mủ: Cần phẫu thuật rạch rộng làm sạch thƣơng tổn.

+ Dung dịch sát khuẩn: Dùng một trong các dung dịch sau:

* Povidon-iodin 10%

* Hexamidin 0,1%

* Chlorhexidin 4%

+ Thuốc kháng sinh tại chỗ: Dùng một trong các thuốc sau:

* Kem hoặc mỡ axít fucidic 2% bôi 1- 2 lần ngày.

* Mỡ mupirocin 2% bôi 3 lần/ngày

* Mỡ neomycin, bôi 2- 3 lần/ngày.

* Kem silver sulfadiazin 1% bôi 1-2 lần/ngày.

Bôi thuốc lên tổn thương sau khi sát khuẩn, thời gian điều trị từ 7-10 ngày.

- Kháng sinh toàn thân: Một trong các kháng sinh sau:

+ Nhóm betalactam:

* Cloxacilin: viên nang 250mg và 500mg; lọ thuốc bột tiêm 250mg và 500mg. Trẻ em cứ 6 giờ dùng 12,5-25mg/kg. Người lớn cứ mỗi 6 giờ dùng 250-500mg.

Chống chỉ định đối với trường hợp mẫn cảm với penicilin. Thận trọng khi dùng cho trẻ sơ sinh và phụ nữ có thai, cho con bú.

* Augmentin (amoxillin phối hợp với axít clavulanic): trẻ em dùng liều 80mg/kg/ngày chia ba lần, uống ngay khi ăn.

Người lớn 1,5-2 g/ngày chia ba lần, uống ngay trước khi ăn. Chống chỉ định đối với những người bệnh dị ứng với nhóm betalactam.

+ Nhóm macrolie:

* Roxithromycin viên 50mg và 150mg. Trẻ em dùng liều 5-8mg/kg/ngày chia hai lần. Người lớn 2viên/ngày chia hai lần, uống trước bữa ăn 15 phút.

* Azithromycin: viên 250mg và 500mg; dung dịch treo 50mg/ml. Trẻ em 10mg/kg/ngày trong 3 ngày, uống trước bữa ăn 1 giờ hoặc sau bữa ăn 2 giờ. Người lớn uống 500mg trong ngày đầu tiên, sau đó 250mg/ngày trong 4 ngày tiếp theo, uống trước bữa ăn 1 giờ hoặc sau bữa ăn 2 giờ.

* Axít fusidic viên 250mg. Trẻ em liều 30-50mg/kg/ngày chia hai lần, uống trong bữa ăn. Người lớn 1-1,5 g/ngày chia hai lần, uống ngay trước khi ăn. Thời gian điều trị kháng sinh từ 7- 10 ngày.

Cách phòng nhọt

- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: cắt móng tay, rửa tay hàng ngày.

- Tránh sử dụng các sản phẩm gây kích ứng da.

- Nâng cao thể trạng.

(Nguồn tài liệu: Tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu” do Bộ Y tế ban hành.

Tài liệu này được Chủ biên bởi PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên (thứ trưởng Bộ Y tế); Đồng chủ biên: PGS.TS Trần Hậu Khang - PGS.TS Lương Ngọc Khuê.

Ban biên soạn: PGS.TS Trần Hậu Khang - PGS.TS Trần Lan Anh - PGS.TS Nguyễn Duy Hưng - PGS.TS Nguyễn Hữu Sáu - PGS.TS Nguyễn Văn Thường - PGS.TS Phạm Thị Lan - PGS.TS Trần Văn Tiến - TS. Lê Hữu Doanh).

> Thông tin bệnh chốc ở người

Bị viêm da cơ địa nên kiêng ăn gì?

Bị viêm da cơ địa nên kiêng ăn gì?

Tài liệu Y học  - 
Bị viêm da cơ địa ngoài sử dụng đơn thuốc theo chỉ định của bác sĩ cần kết hợp chế độ ăn kiêng hợp lý giúp việc điều trị hiệu quả và nhanh chóng.

Tin khác

Sốt xuất huyết: Nhận biết triệu chứng sớm để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm

Sốt xuất huyết: Nhận biết triệu chứng sớm để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra, chủ yếu lây truyền qua muỗi Aedes aegypti. Bệnh có diễn biến phức tạp và có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Để giảm nguy cơ tử vong, việc nhận biết triệu chứng và có biện pháp can thiệp sớm là rất quan trọng.

Tài liệu Y học  - 
Viêm da cơ địa và những nguyên nhân nguy hiểm cần lưu ý

Viêm da cơ địa và những nguyên nhân nguy hiểm cần lưu ý

Viêm da cơ địa (eczema) là một bệnh da liễu phổ biến và thường ảnh hưởng đến trẻ em, nhưng cũng có thể kéo dài sang tuổi trưởng thành. Nguyên nhân gây bệnh rất đa dạng và thường là sự kết hợp của nhiều yếu tố.

Tài liệu Y học  - 
Viêm da cơ địa do di truyền

Viêm da cơ địa do di truyền

Viêm da cơ địa thường xảy ra trong bối cảnh gia đình. Nếu có một thành viên trong gia đình mắc bệnh, khả năng mắc bệnh của các thành viên khác sẽ tăng lên đáng kể.

Tài liệu Y học  - 
Bệnh sâu răng: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Bệnh sâu răng: Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Bệnh sâu răng là tình trạng tổn thương mất mô cứng của răng do quá trình hủy khoáng gây ra bởi vi khuẩn ở mảng bám răng.

Tài liệu Y học  - 
Những điều cần biết về bệnh thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em

Những điều cần biết về bệnh thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em

Bệnh thiếu máu thiếu sắt là một căn bệnh phổ biến thường gặp ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này bao gồm chế độ dinh dưỡng không phù hợp, nhiễm giun sán, hoặc mắc một số bệnh lý.

Tài liệu Y học  - 
Những điều cần biết về ho ra máu do ung thư

Những điều cần biết về ho ra máu do ung thư

Ho ra máu là khạc ra máu trong và sau khi ho, máu ra ngoài bằng đường miệng hoặc mũi do tổn thương từ thanh quản trở xuống. Chẩn đoán ho ra máu do ung thư thường dễ, tuy nhiên cần phải xác định đúng mức độ nặng của ho ra máu để có thái độ xử trí kịp thời, tránh nguy cơ tử vong do mất máu cấp và tình trạng suy hô hấp cấp do tắc nghẽn hoặc sặc đường thở.

Tài liệu Y học  -