ykhoangaynay.com | 28/06/2024

Bị đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi?

Bệnh đau mắt đỏ thường gây ra các triệu chứng như đau, nhức, cộm và khó chịu, đặc biệt khi di chuyển mắt hoặc tiếp xúc với ánh sáng. Bệnh có khả năng lây lan nhanh qua đường hô hấp và tiết dịch, phổ biến hơn ở các khu vực có độ ẩm cao và nơi đông người.

Vậy, bị bệnh đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi? Mấy ngày thì hồi phục? Làm sao để bệnh nhanh lành hơn? Người bệnh hãy tham khảo bài viết dưới đây:

Bị đau mắt đỏ là gì? Có nguy hiểm không?

Bị đau mắt đỏ còn gọi là viêm kết mạc, bệnh xảy ra khi tròng trắng mắt (một lớp màng trong suốt trên bề mặt nhãn cầu) và kết mạc mi mắt bị viêm nhiễm. Bệnh đau mắt đỏ thường không nguy hiểm. Nếu không được điều trị đúng và sớm bệnh có thể gây biến chứng như: giảm thị lực, viêm giác mạc, loét giác mạc, có thể dẫn đến mù lòa. Bị đau mắt đỏ mấy ngày thì khỏi còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.

=> Xem chi tiết thông tin về bệnh đau mắt đỏ tại đây.

Bị đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi?

Người bệnh cần gặp bác sĩ để kê đơn thuốc giúp điều trị đau mắt đỏ hiệu quả, phục hồi sớm, ngăn ngừa biến chứng.

Bị đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và cách bạn điều trị. Hầu hết, các trường hợp bị đau mắt đỏ sẽ hết trong vòng vài ngày đến 2 tuần. Đau mắt đỏ do virus thường khỏi bệnh trong vòng 1-2 tuần, có thể kéo dài tới 3 tuần. Đau mắt đỏ do vi khuẩn ngay cả khi không điều trị, các triệu chứng có thể cải thiện trong vòng 1 tuần. Những trường hợp nặng có thể mất tới 2 tuần.

Đau mắt đỏ do dị ứng thời gian khỏi bệnh phụ thuộc vào thời gian người bệnh tiếp xúc với chất gây dị ứng trong bao lâu. Đau mắt đỏ mấy ngày thì khỏi? Sau khi loại bỏ các chất gây dị ứng, các triệu chứng đau mắt đỏ có thể hết trong vòng 24 giờ. Tuy nhiên, việc xác định chất gây dị ứng tương đối khó khăn như phấn hoa theo mùa, thời tiết, lông thú cưng…

Hầu hết các trường hợp mắt đỏ sẽ tự khỏi nhưng nếu người bệnh có bất kỳ triệu chứng nào sau đây, cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa Mắt để được khám và điều trị sớm:

- Đau nhiều: đau mắt đỏ kèm theo đau nhức là triệu chứng bình thường. Tuy nhiên, việc mắt đau nhiều có thể do tình trạng bệnh khác gây đỏ mắt.

- Quá nhạy cảm với ánh sáng: nếu ánh sáng làm mắt bạn khó chịu nhiều, bạn chỉ có thể mở mắt trong phòng tối chứng tỏ tình trạng mắt đang xấu đi.

- Chấn thương mắt: trước hay trong khi đau mắt đỏ bị chấn thương gây trầy xước, đau mắt cần đến gặp bác sĩ để kiểm tra sớm.

- Thị lực yếu: khi bị đau mắt đỏ nếu cảm thấy tầm nhìn bị mờ đi, thị lực kém hơn có thể là dấu hiệu tình trạng mắt đang trầm trọng hơn.

- Triệu chứng không cải thiện: đau mắt đỏ có thể tự khỏi, nếu tình trạng mắt mỗi ngày không tốt hơn có thể làm kéo dài thời gian mắc bệnh.

- Với người bị ung thư, hệ thống miễn dịch yếu, mắc bệnh HIV nên đến gặp bác sĩ ngay từ khi bị đau mắt đỏ.

Dấu hiệu tình trạng đau mắt đỏ đang được phục hồi

Bệnh nhân có thể tự cảm nhận dấu hiệu tình trạng đau mắt đỏ đang được phục hồi. Người bệnh sẽ giảm nhạy cảm với ánh sáng, bạn cảm thấy khi nhìn vào ánh sáng không còn khó chịu như trước. Lượng ghèn và dịch tiết ra ít hơn và giảm hẳn đến khi không còn. Mắt bớt đỏ, giảm hoặc không còn cảm giác cộm trong mắt. Các triệu chứng có thể cải thiện từ từ theo từng ngày.

Tình trạng đau mắt đỏ phục hồi lâu hơn dự kiến có thể do các yếu tố liên quan đến hệ thống miễn dịch, các chất gây kích thích, điều trị và chăm sóc mắt sai cách… Đau mắt đỏ bao nhiêu ngày thì khỏi điều này phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.

Các yếu tố có thể làm kéo dài tình trạng đau mắt đỏ bao gồm: tái nhiễm với vi khuẩn hoặc virus gây bệnh, hệ thống miễn dịch yếu, tiếp xúc thêm chất gây dị ứng, dị vật rơi vào mắt, vệ sinh kém, mang kính áp tròng, dụi mắt, sử dụng thuốc nhỏ mắt chung với người mắc bệnh, không giặt chăn, vỏ gối, khăn mặt trong thời gian dài…

Tình trạng bệnh kéo dài dễ gây ra biến chứng xấu đến sức khỏe mắt. Do đó, khi bị đau mắt đỏ, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa Mắt để được khám, điều trị giúp khỏi bệnh sớm.

Đau mắt đỏ có khỏi hẳn không? Có tái phát không?

Đau mắt đỏ nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách sẽ khỏi hẳn. Tuy nhiên, bệnh đau mắt đỏ vẫn có thể tái phát nếu người bệnh tiếp tục tiếp xúc với mầm bệnh hoặc chất gây dị ứng. Khi hết đau mắt đỏ, người bệnh cần lưu ý những điều sau để tránh tái nhiễm.

Bị đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh và cách bạn điều trị. 

- Giặt khăn trải giường, vỏ gối, khăn tắm, khăn lau mặt bằng nước nóng và phơi dưới ánh nắng mặt trời thường xuyên.

- Tránh trang điểm mắt cho đến khi mắt hết nhiễm trùng. Bạn hãy vứt bỏ đồ trang điểm cũ hay đã sử dụng trước khi bị đau mắt đỏ.

- Đeo kính thay vì kính áp tròng, lau kính thường xuyên.Bỏ kính áp tròng dùng một lần, làm sạch kính áp tròng và hộp đựng.

- Rửa tay sạch trước khi tháo hoặc đeo kính áp tròng.

- Không sử dụng lại thuốc nhỏ mắt đã sử dụng trong thời gian điều trị đau mắt đỏ.Hạn chế tới nơi đông người trong mùa dịch đau mắt đỏ.

- Không tiếp xúc, cầm nắm các đồ dùng cá nhân của người đang mắc bệnh.

- Không dụi mắt và phải vệ sinh tay sạch sẽ thường xuyên.

Một người có thể bị đau mắt đỏ nhiều lần trong đời, bệnh không giới hạn thời gian tái nhiễm. Một trường có thể bị tái nhiễm đau mắt đỏ trong vòng 1 tháng sau khỏi bệnh nếu tiếp tục tiếp xúc với mầm bệnh hoặc chất gây dị ứng.

=> Bệnh đau mắt đỏ lây qua đường nào và cách phòng tránh hiệu quả

*Bài viết được Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Huy Vũ Tùng (Chuyên khoa Mắt - Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh) tư vấn chuyên môn.

Tin khác

Từ điển Bách khoa Y học Anh - Việt (A - Z)

Từ điển Bách khoa Y học Anh - Việt (A - Z)

Từ điển Bách khoa Y học Anh - Việt (A - Z) là cuốn sách về kiến thức y học chuyên sâu với các từ tiếng Anh được giải thích bằng tiếng Việt giản dị, dễ hiểu, có hệ thống và bảo đảm độ tin cậy, tác giả là một nhóm nhà khoa học do Giáo sư Ngô Gia Hy làm chủ biên.

Sách y dược học  - 
Sách hay nên đọc: Cẩm nang phòng trị ung thư

Sách hay nên đọc: Cẩm nang phòng trị ung thư

Cuốn sách nổi tiếng này của tác giả GS.TS.BS Nguyễn Chấn Hùng đã được NXB Tổng hợp TP HCM tái bản nhiều lần.

Sách y dược học  - 
 Sách hay nên đọc: 'Khi hơi thở hóa thinh không' - Bác sĩ Paul Kalanithi

Sách hay nên đọc: "Khi hơi thở hóa thinh không" - Bác sĩ Paul Kalanithi

"Khi hơi thở hóa thinh không" là một cuốn hồi ký đầy xúc động và sâu sắc của Paul Kalanithi, một bác sĩ phẫu thuật thần kinh trẻ tuổi người Mỹ gốc Ấn. Anh đã viết cuốn sách trong những tháng cuối đời khi anh đối mặt với căn bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối.

Sách y dược học  -