Bị đau mắt đỏ nên kiêng ăn gì để nhanh khỏi?

Bị đau mắt đỏ nên kiêng ăn gì để nhanh khỏi là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm. Ngoài việc tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ thì chế độ ăn uống dinh dưỡng cũng đóng góp một phần cho quá trình hồi phục bệnh.

Chế độ ăn ảnh hưởng tới tiến triển bệnh đau mắt đỏ như thế nào?

Đau mắt đỏ là tình trạng mắt bị viêm kết mạc, xuất hiện phổ biến vào đầu mùa hạ đến cuối thu. Đau mắt đỏ lây qua đường hô hấp và các chất tiết của cơ thể. Đối tượng mắc căn bệnh này có thể là bất kỳ ai, từ trẻ nhỏ đến người lớn.

Bệnh không gây nguy hiểm, nhưng chúng khiến cho người bệnh gặp khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày. Khi bị đau mắt đỏ, người bệnh cần đi khám và tuân theo theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, để mau hết bệnh, người bệnh cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng trong thực đơn hằng ngày.

Khi bị đau mắt đỏ nên có chế độ ăn phù hợp giúp bệnh nhanh hồi phục

Những chất dinh dưỡng bạn có thể bổ sung vào thực đơn bao gồm:

Vitamin A

Vitamin A không chỉ quan trọng để duy trì đôi mắt sáng khỏe mà còn giúp ngăn ngừa nhiễm trùng ở mắt.

Đưa vitamin A vào trong chế độ ăn uống sẽ giúp giảm bớt sự khó chịu và điều trị bệnh đau mắt đỏ nhanh hơn.

Omega – 3 và các axit béo

Omega – 3 và các axit béo như DHA, EPA có đặc tính chống viêm tự nhiên.

Chúng giúp cải thiện tình trạng viêm và đỏ ở mắt do bệnh đau mắt đỏ gây ra.

Vitamin C và E

Cả hai chất này đều là chất chống oxy hóa mạnh, giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch.

Đưa những thực phẩm có chứa vitamin C và E vào trong thực đơn hằng ngày sẽ giúp:

Ngoài ra, vitamin C và E còn giúp nuôi dưỡng các mạch máu trong mắt khoẻ mạnh, tăng cường lưu thông máu và giảm tình trạng đỏ mắt.

Đau mắt đỏ nên kiêng ăn gì?

Trên thực tế, người bị đau mắt đỏ không cần phải kiêng ăn quá nhiều món. Thay vào đó, người bệnh nên chú trọng vào việc nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, vẫn có một vài thực phẩm mà bạn cần nên tránh để không gây nguy cơ và ảnh hưởng không tốt tới quá trình hồi phục bệnh đau mắt đỏ.

Các thực phẩm người bị đau mắt đỏ nên kiêng ăn bao gồm:

Bị đau mắt đỏ kiêng ăn đồ cay nóng

Khi bị đau mắt đỏ, người bệnh nên kiêng ăn đồ cay nóng.

Các gia vị như hành, tỏi, tiêu, ớt, gừng,.. đều dễ gây kích thích thần kinh thị giác. Chúng khiến tình trạng nóng, ngứa và rát ở bệnh đau mắt đỏ tồi tệ hơn và lâu hồi phục.

Ngoài ra một số thực phẩm có tính nóng trong Đông Y như thịt chó, thịt dê, thịt bò,.. đều không tốt, người bị đau mắt đỏ nên kiêng ăn chúng.

Mỡ động vật

Nếu tiêu thụ quá nhiều mỡ động vật sẽ khiến lượng mỡ trong máu tăng cao gây bệnh béo phì, gan/máu nhiễm mỡ,… Chúng khiến qua trình hồi phục bệnh đau mắt đỏ chậm lại và tăng các triệu chứng của bệnh.

Bị đau mắt đỏ kiêng ăn rau muống

Là thực phẩm quen thuộc trong các bữa ăn hằng ngày của người Việt Nam. Chúng chứa nhiều vitamin và các khoáng chất cần thiết tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, trong rau muống có đặc tính kích thích khiến mắt sản sinh ra nhiều ghèn, tăng khả năng nhiễm trùng ở mắt, khiến thời gian hồi phục bệnh lâu hơn.

Người bị đau mắt đỏ kiêng ăn chúng trong quá trình phát bệnh.

Người bị đau mắt đỏ kiêng ăn những thực phẩm có mùi tanh

Cần tránh xa các loại thực phẩm như tôm, cua, ốc,.. vì chúng có thể chứa một số chất gây dị ứng da quanh vùng mắt. Khiến tình trạng viêm nhiễm của bệnh đau mắt đỏ ngày càng nghiêm trọng. Và kéo dài thời gian hồi phục các triệu chứng của bệnh.

Các loại đồ uống có gas và nhiều đường

Các loại thức uống có gas hoặc nước ngọt thường có lượng đường cao, chất tạo màu, chất bảo quản,.. Chúng khiến người bệnh khó chịu, chảy nhiều ghèn và quá trình hồi phục chậm. Bởi khi bị đau mắt đỏ, mắt đang trong giai đoạn viêm nhiễm, dễ mẫn cảm với thực phẩm nhiều đường.

Bia và rượu

Trong bia, rượu có chứa cồn sẽ gây kích thích thần kinh thị giác, làm suy giảm tầm nhìn. Uống bia, rượu trong giai đoạn bị bệnh đau mắt đỏ sẽ khiến bệnh trầm trọng hơn.

Thực phẩm chế biến sẵn và thức ăn nhanh

Các loại thực phẩm này thường chứa nhiều natri, dễ khiến cơ thể mất nước và khô mắt.

Ngoài ra, chúng còn làm suy giảm hệ miễn dịch và gia tăng tình trạng viêm nhiễm của người bệnh.

=> Xem thêm: Bệnh đau mắt đỏ lây qua đường nào và cách phòng tránh hiệu quả

6 loại thực phẩm nên ăn khi bị đau mắt đỏ

Ngoài việc uống thuốc và nhỏ thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, một chế độ ăn uống dinh dưỡng sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch, cung cấp nhiều vitamin sẽ giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh chóng

Các thực phẩm người bệnh đau mắt đỏ nên ăn bao gồm:

1. Các loại rau xanh đậm

Rau xanh là một trong những loại thực phẩm tốt cho người bị đau mắt đỏ

Đây là nguồn cung cấp dồi dào các chất chống oxy hóa như lutein và zeaxanthin, giúp bảo vệ mắt khỏi quá trình lão hóa.

Các loại rau xanh đậm bao gồm:

- Cải bó xôi

- Cải ngọt

- Súp lơ xanh

- Bắp cải

- Đậu Hà Lan

- Rau đay

- Rau ngót

2. Rau củ quả có màu cam

Chúng là nguồn cung cấp vitamin A và C dồi dào, giúp đôi mắt sáng khỏe và giảm tình trạng viêm ở mắt.

Các loại thực phẩm có màu cam bao gồm:

- Cà rốt

- Khoai lang

- Đu đủ

- Bí đỏ

- Cam vàng

- Xoài

- Chanh vàng

- Chuối

- Dứa

- Khế

3. Trứng và sữa tươi

Đây là những thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng hoàn chỉnh cho mắt. Nếu trong trứng có nhiều protein, kẽm và các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ mắt khỏi bất kỳ bệnh nhiễm trùng, thì sữa tươi có thể cung cấp các chất dinh dưỡng như vitamin A, các axit béo như DHA và EPA, kẽm và các chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ và duy trì đôi mắt khỏe mạnh.

4. Các loại hạt

Những thực phẩm nhỏ bé này là nguồn cung cấp Vitamin E dồi dào, giúp bảo vệ mắt khỏi các gốc tự do.

Các loại hạt nên được bổ sung vào thực đơn hằng ngày của người bệnh đau mắt đỏ như:

- Hạnh nhân

- Quả óc chó

- Hạt hướng dương

- Hạt lanh

- Hạt macca

- Quả phỉ

5. Trà xanh

Trà xanh giúp cải thiện tâm trạng và tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Catechin có trong trà xanh có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm. Có thể cải thiện các triệu chứng nghiêm trọng do đau mắt đỏ gây ra.

6. Các loại cá

Các loại cá như cá hồi, cá thu, cá mòi, cá chép, cá ngừ đều chứa nhiều các axit béo và omega – 3. Giúp giảm tình trạng viêm ở mắt do đau mắt đỏ gây ra và hỗ trợ sức khỏe mắt.

Tin khác

Viêm màng bồ đào cấp tính ở trẻ em - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm màng bồ đào cấp tính ở trẻ em - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Viêm màng bồ đào cấp tính ở trẻ em là tình trạng viêm cấp của màng bồ đào (MBĐ), có thể xảy ra ở MBĐ trước, MBĐ trung gian, MBĐ sau hoặc toàn bộ MBĐ.

Tài liệu Y học  - 
Viêm loét giác mạc do amip (acanthamoeba): Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Viêm loét giác mạc do amip (acanthamoeba): Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị

Loét giác mạc do acanthamoeba là hiện tượng mất tổ chức giác mạc do hoại tử gây ra bởi một quá trình viêm trên giác mạc do acanthamoeba.

Tài liệu Y học  - 
Viêm kết mạc dị ứng cấp tính - Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm kết mạc dị ứng cấp tính - Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Viêm kết mạc dị ứng cấp tính là hình thái dị ứng nhanh của viêm kết mạc dị ứng khi bệnh nhân tiếp xúc với dị nguyên.

Tài liệu Y học  - 
Kiến thức về bệnh sốt rét ở trẻ em

Kiến thức về bệnh sốt rét ở trẻ em

Sốt rét là bệnh truyền nhiễm do kí sinh trùng Plasmodium gây nên, lây truyền theo đường máu. Bệnh lưu hành địa phương và có thể gây thành dịch. Bệnh truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi Anopheles.

Tài liệu Y học  - 
Trẻ em ăn chay được không?

Trẻ em ăn chay được không?

Ăn chay có thể giúp phòng ngừa nhiều bệnh tật như bệnh tim mạch, chuyển hóa, tiêu hoá, ung thư, ... Với nhiều lợi ích sức khỏe, hiện nay khuynh hướng ăn chay đang ngày càng phổ biến cho mọi độ tuổi từ già đến trẻ, nhiều gia đình chuyển hẳn sang chế độ ăn chay trường và thậm chí cho trẻ em ăn từ bé.

Tài liệu Y học  - 
Cẩm nang chăm sóc bé: Ho và cảm cúm (phần 2)

Cẩm nang chăm sóc bé: Ho và cảm cúm (phần 2)

Cảm cúm ở trẻ em là bệnh lý phổ biến nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Đáng chú ý, các triệu chứng của cảm cúm dễ nhầm lẫn với cảm lạnh, khiến nhiều bậc phụ huynh chủ quan trong việc chăm sóc trẻ.

Tài liệu Y học  -