Y Khoa Ngày Nay |  15/07/2024

Các loại lá có khả năng điều trị Zona thần kinh

Zona thần kinh là bệnh nhiễm trùng da thường gặp với những triệu chứng ngoài da quen thuộc. Hiện nay, người bệnh có thể áp dụng đa dạng các phương pháp để có thể điều trị bệnh hiệu quả nhất. Bên cạnh điều trị bằng laser, thuốc,... người bệnh có thể điều trị tại nhà, sử dụng các loại lá cây có tác dụng làm lành vết thương như một phương pháp hỗ trợ điều trị.

Zona thần kinh là bệnh gì?

Bệnh Zona thần kinh là một bệnh nhiễm trùng da. Bệnh xuất hiện do virus Varicella zoster (VZV) - nguyên nhân gây bệnh thủy đậu tiềm ẩn ở rễ thần kinh cảm giác cạnh cột sống chờ thời điểm thích hợp như: hệ miễn dịch suy yếu, sức đề kháng giảm, stress, ung thư, điều trị ung thư,... để tái hoạt động. Virus nhân lên và phát triển lan ra các đầu dây thần kinh cảm giác, truyền đến da, làm tổn thương niêm mạc từ đó gây nên bệnh Zona. Thế nên Zona là một bệnh ngoài da nhưng lại có tổn thương gốc ở dây thần kinh.

Bệnh Zona thần kinh biểu hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể với các triệu chứng quen thuộc là các ban đỏ, mụn nước, bọng nước có chứa dịch trong. Chúng tập trung thành đám, thành chùm dọc theo đường phân bố của thần kinh ngoại biên, thường chỉ bị 1 bên của cơ thể.

Các phương pháp điều trị Zona thần kinh

Hiện tại, những phương pháp điều trị Zona thần kinh được áp dụng hầu như chỉ kìm hãm sự phát triển của virus, làm giảm các triệu chứng khó chịu và ngăn ngừa các biến chứng chứ chưa có phương pháp đặc hiệu nào có thể loại bỏ hoàn toàn virus gây bệnh ra khỏi cơ thể.

Các phương pháp điều trị có thể kể tới như:

Điều trị bằng thuốc (bao gồm cả thuốc uống và thuốc bôi ngoài da),

Điều trị bệnh kết hợp với chiếu laser nhằm đẩy nhanh quá trình làm lành của vết thương.

Điều trị tại nhà hoặc bằng một số phương pháp dân gian,...

Các loại lá có khả năng hỗ trợ điều trị Zona thần kinh

Khi bị bệnh Zona thần kinh, người bệnh sẽ có cảm giác đau, bỏng rát, ngứa ngáy ngoài da. Ngoài dùng thuốc bôi ngoài da để giảm bớt sự khó chịu thì người bệnh có thể dùng các loại lá cây trong vườn nhà -cách chữa Zona thần kinh trong dân gian. Những loại lá cây hỗ trợ hiệu quả quá trình chữa zona thần kinh rất dễ kiếmcó thể kể đến gồm:

Lá lô hội (Nha đam)

Trong điều trị Zona thần kinh, người bệnh có thể sử dụng cây lô hội với các cách áp dụng sau:

1. Dùng lô hội đắp trực tiếp trên da

Đây là cách làm dễ thực hiện và tiết kiệm thời gian nhất, được áp dụng khi vùng da bị zona vừa khởi phát các nốt ban đỏ, chưa thành mụn nước. Đắp lô hội trực tiếp lên da sẽ giúp các hoạt chất thấm nhanh hơn, giúp da sớm lành lại.

Cách làm: Lá lô hội được cắt bỏ sạch gai hai bên mép, phần gel bên trong được thái mỏng và giã nhuyễn rồi đắp lên vùng da bị zona. Duy trì đắp trong vòng 15 phút đến khi khô lại thì rửa sạch da. Người bệnh nên thực hiện 1 - 2 lần/ ngày để đem lại hiệu quả tốt nhất. Các triệu chứng sẽ giảm dần trong tuần đầu tiên.

2. Uống nước lô hội và đường phèn

Đây cũng được xem là cách làm hiệu quả giúp cơ thể thanh nhiệt, phù hợp với bệnh nhân bị zona phồng rộp. Có thể dùng lô hội đun với đường phèn uống thay nước lọc trong ngày.

Cách làm: lô hội rửa sạch, gọt bỏ vỏ, đem ngâm phần gel bên trong với nước muối trong vòng 5 - 7 phút. Sau đó thái mỏng và ngâm nước muối loãng một lần nữa rồi rửa sạch, để ráo nước. Tiếp đến cho gel vào đun sôi với 1,5 lít nước, đến khi sôi thì vớt ra ngâm nước đá. Đường phèn sau khi đã được đun sôi sẽ được đun với lá dứa đã rửa sạch. Cuối cùng phần gel lô hội sẽ được đổ vào. Người bệnh chỉ cần khuấy đều và sử dụng luôn.

3. Bôi lô hội với đậu xanh xay nhuyễn lên da

Đối với những người bệnh bị ngứa ngáy nhiều thì đây là hương pháp có hiệu quả tốt. Bên cạnh phương pháp này, người bệnh có thể kết hợp với nước lô hội để điều trị đồng thời cả bên trong lẫn bên ngoài.

Cách làm: lô hội rửa sạch, gọt bỏ vỏ, trộn với đậu xanh còn vỏ. Hỗn hợp được giã nhuyễn và đắp trực tiếp lên vùng da bị tổn thương do Zona. Đến khi hỗn hợp khi thì người bệnh cần rửa lại với nước.

Lá mơ lông

Đây là một loại lá thường thấy trong các gia đình có vườn, vừa làm gia vị vừa dùng để chữa bệnh. Mơ lông còn có tên gọi khác là mơ leo, mơ tam thể, lá thúi địch, ngưu bì đống.

Trong điều trị Zona thần kinh, mơ lông có tác dụng tiêu viêm, sát trùng khá hiệu quả. Không những được dùng để thanh nhiệt, giải độc, chữa các bệnh về đường tiêu hoá (lỵ trực khuẩn, viêm dạ dày, viêm ruột,... loại lá này còn có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh ngoài da, trong đó có Zona thần kinh.

Cách làm: người bệnh có thể dùng cả cành và lá mơ lông đã rửa sạch, giã nát rồi đắp vào vùng da bị bệnh khoảng 3 lần/ngày. Kiên trì sử dụng đến khi vùng da bị thương tổn được cải thiện.

Lá cây xấu hổ

Cây xấu hổ hay còn được gọi là cây trinh nữ, một loại cây quen thuộc, thường mọc nhiều ở làng quê, có thể dễ dàng bắt gặp. Trong điều trị Zona thần kinh, lá cây này có thể được dùng xay nhuyễn để uống hoặc đắp ngoài da. Trong lá cây xấu hổ có chứa chất chống viêm, có tác dụng giảm đau, giải độc và ức chế thần kinh trung ương,giúp xoa dịu cảm giác khó chịu và giảm nhẹ triệu chứng của bệnh Zona thần kinh.

Cách làm: người bệnh giã nhuyễn lá cây xấu hổ đã được rửa sạch sau đó đắp vào vùng da bị tổn thương để giảm đau. Hoặc có thể dùng 40g lá cây xấu hổ đã được phơi khô để sắc thành nước uống hằng ngày.

Lá rau sam

Đây là loại loại cây vừa dùng trong nấu ăn vừa làm thuốc chữa bệnh. Theo sách "Nam dược thần hiệu" của Lương y Tuệ Tĩnh, ram sam có vị chua, không độc, chữa trị ghẻ lở, sát khuẩn, tiêu sưng, trị mắt mờ, hòn cục trong bụng và lỵ. Hay theo Y học cổ truyền, rau sam cũng có vị chua, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, lương huyết giải độc hữu hiệu. Xuất phát từ những đặc tính đó, rau sam có thể được sử dụng trong việc điều trị vết thương do Zona thần kinh gây ra.

Cách làm: người bệnh có thể giã nát rau sam đã rửa sạch, để ráo nước sau đó đắp lên vùng da bị tổn thương do Zona. Hoặc chỉ cần rửa sạch lá, giã nát để lấy nước cốt, thêm một chút băng phiến hoặc sáp ong trộn đều; thoa lên khu vực da bị zona với mật độ 3 - 4 lần/ ngày. Người bệnh có thể sử dụng lá đại bi để thay thế băng phiến.

Ngoài ra, rau sam cũng có thể nấu với ý dĩ để uống, giúp bệnh nhanh khỏi hơn.

Lá sung

Lá sung cũng là một loại lá quen thuộc, dễ tìm. Lá sung có tính mát, trong lá còn có chất kháng viêm, sát trùng tự nhiên và giảm đau hiệu quả. Vì thế, có thể dùng lá sung trong điều trị vết thương do Zona thần kinh để sát khuẩn, sát trùng, tiêu viêm hỗ trợ quá trình lành thương của vùng da bị bệnh.

Cách làm: người bệnh nên dùng lá sung non, rửa sạch để ráo nước, sau đó giã nát cùng một chút giấm ăn rồi đắp lên vùng da bị bệnh. Theo sách "Nam dược thần hiệu" của Lương y Tuệ Tĩnh, lá sung non giã nhỏ xát vào sẽ làm bong vảy. Vì thế sau 1 - 2 ngày, những vết Zona sẽ khô dần và khỏi hẳn.

Lá rau dừa nước

Theo Y học cổ truyền, rau dừa nước có vị ngọt nhạt, tính hàn; có tác dụng thanh nhiệt giải độc lợi tiểu, nhuận trường, tiêu thũng; thường được sử dụng để trị các vấn về đường tiết niệu ( tiểu đục, tiểu buốt, tiểu rắt), các bệnh về sỏi thận và các bệnh ngoài da như: lên ban sởi, lở ngứa, mụn nhọt, áp xe,...

Cách làm: Lá rau dừa nước có thể dùng dưới dạng tươi hoặc phơi khô. Lá được rửa sạch, để ráo nước sau đó giã nát vắt lấy nước cốt, người bệnh trộn với bột gạo nếp và đắp vào vết thương.

Một số lưu ý khi khi điều trị Zona thần kinh bằng các loại lá

1. Liệu trình cần được người bệnh áp dụng kiên trì để đem lại hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên chỉ là phương pháp hỗ trợ điều trị, mang tính chất tham khảo, không phải là phương pháp tối ưu, không thể thay thế thuốc chữa bệnh.

> Xem thêm các phương pháp điều trị Zona thần kinh hiệu quả tại đây

2. Cần đảm bảo các loại lá cũng như sản phẩm dùng trong điều trị phải được rửa sạch, hạn chế tối đa sự xâm nhập của vi khuẩn làm nhiễm trùng vết thương.

3. Người bệnh cần chủ động phát hiện, theo dõi bệnh để kịp thời kết hợp thêm các phương pháp khác giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt nhất.

4. Dùng lá để điều trị Zona thần kinh chỉ nên tham khảo và áp dụng với tình trạng bệnh nhẹ, phạm vi nhỏ - hẹp hoặc chưa có bội nhiễm, biến chứng. Trong trường hợp bệnh nặng, người bệnh cần tới các trung tâm - cơ sở y tế, gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn, điều trị đúng cách và kịp thời.

5. Ngoài áp dụng các phương pháp điều trị, người bệnh cũng cần chú ý chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt lành mạnh, giúp cải thiện sức đề kháng và hệ miễn dịch để có thế hạn chế sự xâm nhập của virus.

Bài viết được tham khảo, tổng hợp kiến thức và biên soạn lại từ

1. "Gợi ý 5 loại lá cây chữa Zona thần kinh an toàn tại nhà" của Nhà thuốc Long Châu; bạn có thể xem chi tiết bài viết tại nhathuoclongchau.com.vn.

2. "Trị giới leo bằng cây lá thuốc nam" của Báo Dân trí ; bạn có thể xem chi tiết bài viết tại dantri.com.vn.

Tin khác

Cẩm nang chăm sóc bé: 9 tháng 10 ngày trong bụng mẹ

Cẩm nang chăm sóc bé: 9 tháng 10 ngày trong bụng mẹ

"Cẩm nang chăm sóc bé" - là chuyên đề được Ykhoangaynay.com thực hiện dựa trên tài liệu “Cẩm nang chăm sóc Bà mẹ và Em bé” do Bác sĩ Nguyễn Lân Đính, nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em dịch và chú giải, Giáo sư Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng (nguyên giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM) hiệu đính và viết lời giới thiệu.

Sự kiện Y Khoa  - 
Những điều cần biết về bệnh sởi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Những điều cần biết về bệnh sởi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan mạnh theo đường hô hấp, gây nên bởi vi rút thuộc họ Paramyxoviridae. Bệnh có thể diễn biến nặng khi có các biến chứng nguy hiểm. Đây là một trong những căn nguyên gây tỷ lệ tử vong cao ở các nước đang phát triển.

Tài liệu Y học  - 
Bệnh cúm mùa ở trẻ chữa thế nào, có nguy hiểm không?

Bệnh cúm mùa ở trẻ chữa thế nào, có nguy hiểm không?

Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh xảy ra hàng năm, thường lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi.

Tài liệu Y học  - 
Những điều cần biết về bệnh cúm thông thường

Những điều cần biết về bệnh cúm thông thường

Cúm là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan nhanh theo đường hô hấp, do vi rút cúm A, B, C, Á cúm gây ra với nhiều subtype khác nhau. Bệnh diễn biến đa dạng từ nhẹ đến nặng, có thể gây thành dịch lớn.

Sự kiện Y Khoa  - 
Cách xử lý khi trẻ bị co giật do sốt cao

Cách xử lý khi trẻ bị co giật do sốt cao

Sốt là một triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, có nhiều cha mẹ chủ quan để trẻ bị co giật do sốt cao, thậm chí co giật nhiều lần gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Sự kiện Y Khoa  - 
Thông tin Y khoa: Vú căng đau (Tên Tiếng Anh: Breast tenderness)

Thông tin Y khoa: Vú căng đau (Tên Tiếng Anh: Breast tenderness)

Đau hoặc nhạy cảm đau kèm theo cảm giác căng tức ở một hoặc cả hai bên vú.

Sự kiện Y Khoa  -