Lê Hồng Quang; Phạm Văn Xướng; Lê Nhật Cường; Dương Công Nguyên |  01/01/2025

Kiến thức cần biết bệnh chuyển gốc đại động mạch 

Bệnh chuyển gốc đại động mạch (transposition of the great arteries - TGA) chiếm khoảng 5% trong tất cả các trường hợp bệnh tim bẩm sinh. Bệnh gặp nhiều hơn ở trẻ nam với tỷ lệ nam/nữ là 3:1.

Đại cương về bệnh chuyển gốc đại động mạch

Bệnh chuyển gốc đại động mạch (transposition of the great arteries - TGA) chiếm khoảng 5% trong tất cả các trường hợp bệnh tim bẩm sinh. Bệnh gặp nhiều hơn ở trẻ nam với tỷ lệ nam/nữ là 3:1.

Gọi là chuyển gốc đại động mạch khi có sự bất tương hợp kết nối giữa hai tâm thất với hai đại động mạch (ventriculoarterial discordance): động mạch phổi đi ra từ thất trái và động mạch chủ đi ra từ thất phải.

Nếu không được can thiệp và điều trị, chuyển gốc đại động mạch là dị tật tim bẩm sinh gây tử vong sớm, với 30% trẻ tử vong trong vòng tuần đầu sau đẻ, 50% tử vong trong tháng đầu sau đẻ, 70% tử vong trong vòng 6 tháng đầu sau đẻ, 90% tử vong trong vòng 12 tháng đầu sau đẻ.

Nếu được chẩn đoán sớm, điều trị tốt, trên 90% trẻ bị bệnh này sẽ sống đến tuổi trưởng thành và hầu hết có chất lượng cuộc sống gần như bình thường.

Một số thuật ngữ hay gặp:

‐ Chuyển gốc đại động mạch (complete TGA) = tương hợp nhĩ thất (atrioventricular concordance) + bất tương hợp thất đại động mạch (ventriculoarterial discordance). Trong nhiều tài liệu, loại này còn được gọi là D-TGA (Dextro - looping ventricle).

‐ Chuyển gốc đại động mạch có sửa chữa bẩm sinh (congenitally corrected TGA - CCT- GA) = bất tương hợp nhĩ thất (atrioventricular discordance) + bất tương hợp thất đại động mạch (ventriculoarterial discordance). Trong nhiều tài liệu, loại này còn được gọi là L-TGA (Levo - looping ventricle). (Xem CHƯƠNG 23: CHUYỂN GỐC ĐẠI ĐỘNG MẠCH CÓ SỬA CHỮA BẨM SINH).

Hai loại chuyển gốc đại động mạch này có đặc điểm hình thái giải phẫu tim bệnh lý, sinh lý bệnh, bệnh sử, diễn biến tự nhiên, phương pháp điều trị và tiên lượng rất khác nhau.

> Giới thiệu chung về bệnh tim bẩm sinh

Hình thái học và sinh lý bệnh

Chuyển vị đại động mạch là bệnh tim bẩm sinh rất hiếm, tỷ lệ mắc bệnh là 4,7/10.000 trẻ sinh ra, chiếm 3% tổng số bệnh tim bẩm sinh và 20% bệnh tim bẩm sinh tím. 

Phôi thai học

Vào tuần thứ 5 của phôi, xuất hiện một cặp gờ thân (truncal ridges) (thành trong của thân động mạch) và cặp gờ hành (bulbar ridges) (thành trong của hành tim). Từng cặp gờ này hòa nhập với nhau và nối tiếp nhau theo hướng xoắn ốc. Hệ quả của quá trình này dẫn đến việc tạo ra vách động mạch chủ - động mạch phổi (aorticopulmonary septum), vách này chia thân động mạch và phần đầu hành tim thành đoạn lên của quai động mạch chủ (ascending aorta) và thân chung động mạch phổi (pulmonary trunk), thân chung động mạch phổi cuốn quanh quai động mạch chủ.

Số phận của nón tim (đoạn mở vào thân động mạch chủ) sẽ được nhập vào thành các tâm thất. Trong tâm thất phải vĩnh viễn, nón tim được đại diện bởi nón động mạch (conus arteriosus), đây là nơi khởi nguồn của thân động mạch phổi. Trong tâm thất trái vĩnh viễn, nón tim trở thành tiền phòng động mạch chủ (aortic vestibule), vị trí ở ngay dưới van động mạch chủ.

Dị tật chuyển gốc đại động mạch xảy ra do nguyên nhân vách thân – nón động mạch không xoắn bình thường. Hậu quả là tâm thất trái nhập vào tuần hoàn phổi, tâm thất phải nhập vào tuần hoàn hệ thống. Trẻ sinh ra sẽ không tử vong ngay vì máu có thể pha trộn qua lỗ bầu dục (oval foramen) và ống động mạch (ductus arteriosus), nhưng thường tử vong trước 1 tuổi nếu không điều trị kịp thời.

> Những điều cần biết về bệnh tim bẩm sinh thông liên nhĩ

Giải phẫu bệnh

Chuyển gốc đại động mạch (TGA) là bệnh do bất tương hợp giữa tâm thất và đại động mạch, tức là động mạch chủ và động mạch phổi hoán đổi vị trí cho nhau, động mạch chủ đi ra từ thất phải, động mạch phổi đi ra từ thất trái, động mạch chủ nằm phía trước bên phải của động mạch phổi.

Nhóm tác giả: TS.BSNT. Lê Hồng Quang; ThS.BSNT. Phạm Văn Xướng; ThS.BSNT. Lê Nhật Cường; ThS.BSNT. Dương Công Nguyên

Tin khác

Tổn thương thần kinh thị giác sau chấn thương là bệnh gì, điều trị như thế nào?

Tổn thương thần kinh thị giác sau chấn thương là bệnh gì, điều trị như thế nào?

Tổn thương thị thần kinh sau chấn thương là một bệnh lý hay gặp trong nhãn khoa. Tổn thương thị thần kinh có thể đơn thuần do chần thương trực tiếp hoặc phối hợp với chấn thương sọ não.

Sự kiện Y Khoa  - 
Bệnh u não - căn bệnh nguy hiểm NSƯT Quý Bình mắc phải

Bệnh u não - căn bệnh nguy hiểm NSƯT Quý Bình mắc phải

U não là một trong những căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của não bộ và hệ thần kinh. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe và tính mạng người bệnh.

Sự kiện Y Khoa  - 
Kiến thức về ký sinh trùng? 20 loại phổ biến và các giai đoạn phát triển

Kiến thức về ký sinh trùng? 20 loại phổ biến và các giai đoạn phát triển

Ký sinh trùng là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe con người do chúng tác động lên vật chủ theo nhiều cách khác nhau, từ hút dinh dưỡng, gây tổn thương mô, tiết độc tố đến làm suy giảm hệ miễn dịch. Các tác động cơ học và phản xạ như co thắt ruột cũng khiến bệnh do ký sinh trùng trở nên nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng nhiễm ký sinh trùng có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng.

Sự kiện Y Khoa  - 
PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu đưa ra cảnh báo về cơn tăng huyết áp

PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu đưa ra cảnh báo về cơn tăng huyết áp

Thời tiết thay đổi, các bác sĩ tim mạch liên tục nhận được những cuộc gọi khẩn cấp về các cơn tăng huyết áp. Đây là một trong những cấp cứu nội khoa phổ biến nhất, đặc biệt ở lứa tuổi trung niên trở lên. Xử lý đúng cách có thể giúp kiểm soát tình trạng này, nhưng nếu sai sót, hậu quả có thể dẫn đến đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy thận cấp...

Sự kiện Y Khoa  - 
Fujifilm tặng Bệnh viện Đại học Y Hà Nội mô hình mô phỏng thực hành nội soi Mikoto

Fujifilm tặng Bệnh viện Đại học Y Hà Nội mô hình mô phỏng thực hành nội soi Mikoto

Với cam kết hợp tác triển khai đào tạo nguồn nhân lực cao trong lĩnh vực y tế, đặc biệt là lĩnh vực nội soi tiêu hóa, Fujifilm Việt Nam đã trao tặng mô hình mô phỏng thực hành nội soi đại tràng Mikoto cho Bệnh viện Đại học Y Hà Nội.

Sự kiện Y Khoa  - 
Người nổi tiếng đối mặt với chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) như thế nào?

Người nổi tiếng đối mặt với chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) như thế nào?

Tăng động giảm chú ý (ADHD) là một rối loạn thần kinh mãn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ em và có thể tiếp tục đến tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm nhiều triệu chứng dai dẳng như khó tập trung, hiếu động quá mức và hành vi bốc đồng.

Sự kiện Y Khoa  -