Cẩm nang chăm sóc bé: Cách chăm sóc trẻ thơ
Việc chăm sóc trẻ thơ rất phức tạp và sẽ được lần lượt trình bày trong tập cẩm nang này. Trong kỳ này, chúng tôi chỉ nêu một số điều lưu ý nhất mà thôi.
Lúc sơ sinh
Lúc vừa đẻ ra, bác sī sản khoa hoặc nữ hộ sinh đặt bé ở vị trí thấp hơn bà mẹ, rồi dùng tay vuốt nhẹ dây rốn để dồn máu dây rốn về phía bé trước khi cắt rốn và buộc lại. (Động tác đơn giản này sẽ giúp bé có thêm một lượng tế bào máu đẫu nguồn vô cùng cẩn thiết cho sự phát triển của bé trong những tháng đầu đời). Bác sĩ sẽ khám tổng quát để phát hiện những gì bất thường nếu có của trẻ sơ sinh.
Các nữ hộ sinh lau rửa bé sạch sẽ, nhỏ thuốc sát trùng vào mắt, sát trùng rốn... và liền đó bé được băng rốn, mặc áo, quấn tã trước khi trao lại để bé được bú sữa mẹ ngay, càng sớm càng tốt. Sữa mẹ là thức ăn đầu đời tốt nhất từ sơ sinh đến ít nhất là 6 tháng tuổi. Những ngày kế tiếp bé cũng được nhân viên y tế chăm sóc tắm rửa, thay băng rốn, vệ sinh mắt, tai, mũi…
> Cẩm nang chăm sóc bé: 9 tháng 10 ngày trong bụng mẹ
Phòng của bé
Trước khi đưa bé về nhà, phải chuẩn bị sẵn phòng ở cho bé. Phòng bé ở phải thoáng mát, đầy đủ ánh sáng, không có gió lùa. Ánh sáng rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh. Ánh sáng thiên nhiên và đèn ống rất cần thiết cho trẻ sơ sinh. Các nhà khoa học đã thí nghiệm cho thấy nếu trong 7 - 10 ngày đầu sau sinh mà để trẻ trong buồng kín và tối hoàn toàn thì thần kinh thị giác của trẻ không phát triển hoàn chỉnh được.
Tập quán xưa cũ thường để mẹ mới sinh trong phòng kín mít và nằm lửa than là không đúng. Nếu ở miền Trung trở ra, trong mùa lạnh có thể nằm lửa than cho ấm nhưng không được thiếu ánh sáng.
Tự chăm sóc con mình
Mẹ nên là người đầu tiên và thường xuyên chăm sóc con mình (có thể cùng sự trợ giúp của cha bé hoặc người nhà). Đứa bé từ khi còn trong bụng mẹ đã nhận biết mẹ mình qua nhịp tim, hơi thở cũng như giọng nói của mẹ nó. Do dó, khi bà mẹ hiện diện bên cạnh bé trong khi cho bú, săn sóc, vỗ về con mình sẽ làm cho bé yên lòng, không bị stress nên luôn phát triển tốt về thể chất cũng như tâm thần…
Chăm sóc rốn bé
Rốn trẻ sơ sinh là một vết thương chưa lành. Do đó, phải chăm sóc rốn đúng cách (hỏi bác sī hoặc nữ hộ sinh). Khi cuống rốn chưa rụng, không được làm ướt (không nhúng cả người bé trong thau nước). Mỗi ngày (sau khi tắm cho bé), dùng que gòn chấm Povidine hoặc cồn iod, thoa khắp cuống rốn một lần rồi băng lại. Đừng băng quá chặt làm bé khó thở. Khi cuống rốn rụng (khoảng 1 tuần sau), vài ngày sau mày rốn mới khô. Muốn gỡ mày rốn, phải dùng nước chín thấm ướt rốn, chờ một hỗi cho nó tự tróc chứ đừng gỡ vội gây chảy máu. Khi sẹo rốn lành hắn bé mới được tắm thoải mái trong thau, chậu. Khi rốn rụng rồi vẫn tiếp tục săn sóc kỹ: hàng ngày lúc tắm, rửa sạch rốn, dùng khăn giấy sạch thấm khô, thay băng mới. Trong quá trình chăm sóc rốn, nếu thấy rốn khác thường: phồng, sưng, đỏ, hay có mủ, rỉ nước vàng... thì phải đi khám chữa ngay. Khi bé đầy tháng thì không cần băng rốn nữa.
Tắm rửa cho bé
Da trẻ sơ sinh rất mỏng manh lại có nhiều nếp nhăn, dễ bị hăm lở nếu để mỗ hôi đóng bẩn hoặc bị cọ xát. Do đó kể từ lúc sanh ở bệnh viện, nhà hộ sinh về, mỗi ngày phải tắm 1 lẫn và rửa mỗi khi bé đi tiêu để giữ vệ sinh cho bé. Chọn lúc nắng ấm (9- 10 giờ sáng) để tắm cho bé.
Trước hết phải tập thói quen chuẩn bị sẵn trước mọi thứ: khăn sạch mềm, khăn giấy hút nước hay bông gòn, áo sạch, tã lót, băng rốn, thau nước, ấm nước sôi hoặc bình thủy, xà bông... Lưu ý tránh tình trạng đang tắm cho bé lại đi lấy cái này cái kia làm mất thì giờ, nước nguội, tắm lâu bé bị lạnh hoặc tệ hại nhất là để bé một mình trong thau nước, lỡ té bé sẽ bị ngộp, bé biết bò thì có thể kéo đổ bình thủy nước sôi, nguy hiểm vô cùng!
Rửa sạch thau và tay mẹ rồi cho nước lạnh vào thau trước, rót nước sôi vào sau để được nước ấm. Luôn cho cùi chỏ hoặc mu bàn tay vào để thử nước, khoảng 37°C (canh mực nước sao cho nếu đặt bé nằm ngửa trong thau thì nước chỉ lên đến phân nửa bể dày bụng bé). Nhanh chóng cởi áo, tháo băng rốn rồi đặt bé vào thau để tắm.
Khởi đầu bao giờ cūng thử nước rồi nhúng chân bé vào thau nước vài lần cho bé quen với nước trước khi đặt bé nằm vào thau. Khoát nước lên tắm bé, dùng bông gòn y tế nhúng nước lau rửa nhẹ nhàng những chỗ kẽ kẹt, nếp gấp da của bé. Khi rốn bé chưa rụng thì không được làm ướt rốn. Nếu lõ bị ướt thì dùng khăn giấy sạch thấm khô ngay rồi sát trùng bằng Povidine như đã nói trên, trước khi băng rốn lại. Tắm xong, dùng khăn sạch, mềm thấm khô và mặc áo, quấn tả... nhanh cho bé để tránh cảm lạnh. Bé lớn biết ngổi thì tắm trong tư thế ngồi để bé có thể chơi đùa với nước.
Mỗi khi bé đi tiêu cũng nên rửa với nước ấm.
> Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ
Bé tăng cân
Ghi nhớ trọng lượng bé lúc sơ sinh. Nuôi dưỡng đúng cách thì bé tăng cân và tăng cao đểu đặn. Cân đo và so sánh với biểu đổ tăng trưởng (sẽ có bài sau, ở đây chúng ta chỉ ghi nhớ những điểm mốc quan trọng).
Sơ sinh: cân nặng sơ sinh.
4 tháng: nặng gấp đôi sơ sinh.
12 tháng: nặng gấp 3 sơ sinh.
1 tuổi: cao gấp rưỡi sơ sinh.
4 tuổi: cao gấp đôi sơ sinh.
12 tuổi: cao gấp 3 sơ sinh.
Răng miệng
Sau mỗi bữa bú, ăn nên dùng gòn sạch nhúng nước chín rơ miệng cho bé rồi cho bé uống một ít nước chín. Ba tuổi trở lên, giúp và tập cho bé đánh răng.
Thông thường số răng bằng số tháng tuổi trừ 4:
6 tháng: 2 răng cửa dưới
8 tháng: 4 răng ...
Phát triển vận động
2 tháng: giữ cổ cứng
3 tháng: biết lật
6 tháng: ngôi vững
8 tháng: biết bò
11 tháng: đứng chựng
Thôi nôi: đi chập chững.
Phát triển tinh thần
2 tháng: biết cười
3 tháng: cười ra tiếng, biết hóng chuyện
6 tháng: bập bẹ nói, biết cẩm đồ chơi, chuyên tay
9 tháng: nói vài tiếng ba, má; buông rơi vật cầm, vỗ tay hoan hô, vẫy tay tạm biệt
12 tháng: nói 2 -3 tiếng, hiểu biết nhiều.
Đo vòng cánh tay
Vòng cánh tay của trẻ con từ 1 - 5 tuổi không thay đáng kể. Với chiếc thước dây đơn giản ta. đo vòng quanh giữa cánh tay.
Trẻ con từ 1 - 5 tuổi nếu được nuôi dưỡng đúng cách sẽ có chu vi cánh tay khoảng 14 -16 cm.
Nếu vòng cánh tay do dược 13,5 cm trở xuống thì coi như báo động suy dinh dưỡng: Đưa cháu đi bác sĩ.
(Nguồn tài liệu: “Cẩm nang chăm sóc Bà mẹ và Em bé” do Bác sĩ Nguyễn Lân Đính, nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em dịch và chú giải, Giáo sư Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng (nguyên giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM) hiệu đính và viết lời giới thiệu.)
Tin khác
Cẩm nang chăm sóc bé: Lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ
Sữa mẹ vô cùng cần thiết cho đứa con của bạn. Loài người cũng như các loài động vật có vú đều nuôi con từ trong bụng mẹ (máu huyết đưa thức ăn và dưỡng khí thông qua cuống nhau nuôi bào thai từng giây từng phút không lúc nào ngơi nghỉ) và sau khi sanh, liền cho bú ngay bằng sữa mẹ...Nhờ đó mà muôn loài đã sinh sôi phát triển và tổn tại hàng triệu năm qua.
Làm sao để mẹ nhiễm HIV sinh con an toàn và khỏe mạnh?
Tại Việt Nam, tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con hiện đã giảm xuống dưới 5%. Tuy nhiên, để đảm bảo trẻ không bị lây nhiễm, cần thực hiện một quá trình điều trị toàn diện, bắt đầu từ trước khi mang thai cho đến sau khi sinh. Vậy cần bao lâu để xác định chắc chắn rằng em bé không bị nhiễm HIV?
Cẩm nang chăm sóc bé: 9 tháng 10 ngày trong bụng mẹ
"Cẩm nang chăm sóc bé" - là chuyên đề được Ykhoangaynay.com thực hiện dựa trên tài liệu “Cẩm nang chăm sóc Bà mẹ và Em bé” do Bác sĩ Nguyễn Lân Đính, nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng Trẻ em dịch và chú giải, Giáo sư Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Phượng (nguyên giám đốc Bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM) hiệu đính và viết lời giới thiệu.
Những điều cần biết về bệnh sởi: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan mạnh theo đường hô hấp, gây nên bởi vi rút thuộc họ Paramyxoviridae. Bệnh có thể diễn biến nặng khi có các biến chứng nguy hiểm. Đây là một trong những căn nguyên gây tỷ lệ tử vong cao ở các nước đang phát triển.
Bệnh cúm mùa ở trẻ chữa thế nào, có nguy hiểm không?
Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh xảy ra hàng năm, thường lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành thông qua các giọt bắn nhỏ khi nói chuyện, khi ho, hắt hơi.