Zona thần kinh ở trẻ sơ sinh: nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị
Zona thần kinh là bệnh về da mà bất kỳ lứa tuối nào cũng có thể gặp phải. Tỷ lệ mắc bệnh thường phổ biến ở người trên 50 - 60 tuổi tuy nhiên trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ mắc phải. Sức đề kháng còn yếu, cơ thể phát triển chưa toàn diện là cơ hội tốt để virus tiềm tàng.
Nguyên nhên gây bệnh Zona thần kinh ở trẻ sơ sinh
Zona thần kinh ở trẻ sơ sinh xuất hiện do sự hoạt động của virus Varicella zoster (VZV) - nguyên nhân chính gây nên bệnh thủy đậu và có liên quan đến virus herpes gây mụn rộp sinh dục và lở miệng. Chính vì thế Zona còn được biết đến tới cái tên là herpes zoster.
Sau khi trẻ khỏi thủy đậu, virus sẽ không biến mất hoàn toàn mà vẫn tồn tại tiềm tàng trong hạch thần kinh của cơ thể nhiều năm tháng, thậm chí đến hết đời. Chúng chỉ chờ gặp các yếu tố thuận lợi như: trẻ từng bị mắc thuỷ đậu trước 1 tuổi, cơ thể suy yếu, hệ miễn dịch suy giảm, thời tiết chuyển mùa để bùng phát, nhân lên và biểu hiện trên da. Trường hợp mẹ mắc thủy đậu vào những tháng cuối thai kỳ, trẻ được sinh ra cũng có nguy cơ cao mắc Zona thần kinh.
Bệnh Zona thần kinh ở trẻ thông thường sẽ kéo dài từ 2- 4 tuần.
Tỷ lệ mắc Zona thần kinh ở trẻ sơ sinh là bao nhiêu ?
Trường đại học Rochester - một trong những trường đại học nghiên cứu hàng đầu của Mỹ, đã có nghiên cứu cho rằng, zona thần kinh là bệnh không phổ biến ở trẻ nhưng một khi mắc phải thì sẽ nguy hiểm. Theo thống kê các ca bệnh cho thấy, trẻ sơ sinh mắc thủy đậu tỷ lệ gây tử vong cao tới 30% và tỷ lệ mắc zona trong 4 năm đầu đời là khoảng 15%.
Zona thần kinh ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không ?
Trẻ sơ sinh bị Zona thần kinh thực chất không nguy hiểm đến tính mạng, nhưng trong suốt quá trình phát bệnh, bệnh gây cho trẻ nhiều cơn đau rát, khó chịu do da chịu tác động của virus.
Bệnh có thể xảy ra trường hợp nhiễm trùng, viêm phổi, để lại sẹo lớn trên da cùng nhiều biến chứng nếu không được chẩn đoán kịp thời và điều trị đúng cách.
Zona thần kinh ở trẻ sơ sinh có các biểu hiện nào ?

Cảm giác đau, nóng rát vùng da: Zona thần kinh ở trẻ sơ sinh cơ bản có những biểu hiện giống Zona thần kinh thông thường với các triệu chứng đầu tiên, đáng chú ý nhất là đau và nóng rát. Cơn đau thường chỉ xảy ra ở một bên cơ thể, xuất hiện từng mảng nhỏ và theo sau là phát ban đỏ.
Hình thành bọng nước: khi bị Zona thần kinh, trên cơ thể của trẻ sẽ hình thành bọng nước ở nhiều vị trí khác nhau từ 1 -3 ngày sau khi bệnh có những dấu hiệu đầu tiên. Tùy thuộc vào dây thần kinh nào bị ảnh hưởng. Thông thường zona sẽ phổ biến ở tai, hố mắt, miệng, bụng, lưng,… và chỉ ở một bên của cơ thể và rất hiếm khi xuất hiện ở 2 bên. Các bọng nước có chứa dịch sẽ phát triển to, vỡ ra, đóng vảy và có thể tự lành sau khoảng 2-4 tuần.
Tăng dị cảm: trẻ sẽ thường xuyên có cảm giác ngứa, căng, bỏng rát, nhức dai dẳng hoặc đau nhói diễn ra liên tục. Toàn thân sẽ xuất hiện sốt, mệt mỏi, nhức đầu.

Việc phải chịu cơn đau nhói và khó chịu dai dẳng khiến trẻ bị ảnh hưởng nhiều về sức khỏe.
Cách điều trị Zona thần kinh ở trẻ sơ sinh hiệu quả
Quá trình điều trị Zona thần kinh ở trẻ nhanh chóng hay phức tạp sẽ phụ thuộc vào vị trí của tổn thương. Nếu vết thương ở những vị trí hiểm thì quá trình điều trị sẽ gặp khó khăn hơn. Hiện tại chưa có phương pháp cụ thể trong điều trị Zona thần kinh ở trẻ, các bác sĩ chỉ có thể chỉ định một số loại thuốc với mục đích hỗ trợ quá trình lành bệnh:
Để giúp trẻ phần nào chống lại sự phát triển và ảnh hưởng của virus gây bệnh có thể sử dụng thuốc kháng virus: Acyclovir, Famciclovir, Valacyclovir… (hiệu quả nhất khi sử dụng trong 72 giờ đầu tiên)
Để giúp trẻ giảm bớt các cơn đau dây thần kinh, bác sĩ khuyến cáo sử dụng một số loại kem bôi da, thuốc dán, thuốc xịt: Tylenol, ibuprofen,... (Liều lượng tùy thuộc vào thể trạng và sức khỏe của từng bé).
Để giúp trẻ giảm tình trạng viêm da, có thế sử dụng thuốc corticosteroid (tuy nhiên chỉ sử dụng khi có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa).
Trong trường hợp cơn đau trở nên dữ dội hơn và các mụn nước xuất hiện ở xung quanh mắt trẻ có thể dùng thuốc kháng virus với steroid.
> Xem thêm một số loại thuốc bôi ngoài da dùng trong điều trị Zona thần kinh tại đây
Một số lưu ý trong điều trị Zona thần kinh ở trẻ sơ sinh

1. Mặc dù Zona thần kinh ở trẻ sơ sinh thường không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng phụ huynh cũng không được chủ quan. Khi trẻ bắt đầu có những biểu hiện lạ trên da, bố mẹ cần tới các trung tâm y tế để kiểm tra ngay.
2. Trong quá trình điều trị, các loại thuốc sử dụng cần có sự chỉ định cụ thể của bác sĩ chuyên khoa, phụ huynh tuyệt đối không tự điều trị bằng các phương pháp "nghe theo".
3. Ngoài việc cho trẻ điều trị bằng thuốc phụ huynh cũng cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt điều độ của các bé: ngủ đủ giấc, sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý, chế độ dinh dưỡng khoa học,... để sức khỏe được cải thiện.
4. Việc quan trọng nhất sau sinh chính là tiêm phòng định kỳ đầy đủ cho trẻ. Việc này góp phần giúp trẻ sơ sinh tránh nguy cơ mắc thủy đậu khi còn quá nhỏ, tránh việc cơ thể chịu các tác động tổn thương về thần kinh từ sớm và di chứng sau này.
5. Nếu thực hiện đúng các khuyến cáo từ Bộ Y tế, trẻ rất hiếm mắc Zona thần kinh. Nếu có nhiễm bệnh Zona từ người khác thì trẻ sẽ phát bệnh thủy đậu trước tiên chứ không phải là bệnh Zona. Phụ huynh cần theo dõi sát sao để kịp thời xử lý.
Bài viết được tham khảo, tổng hợp thông tin và biên soạn lại từ
1. "Trẻ bị zona thần kinh có nguy hiểm không? Biểu hiện zona ở trẻ" của Trung tâm tiêm chủng VNVC; bạn có thể xem chi tiết bài viết tại vnvc.vn
2. "Trẻ sơ sinh bị zona thần kinh cha mẹ chớ xem thường" của Bệnh viên Đa khoa Quốc tế Bắc Hà; bạn có thể xem chi tiết bài viết tại benhvienbacha.vn
Tin khác
Viêm màng bồ đào cấp tính ở trẻ em - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Viêm màng bồ đào cấp tính ở trẻ em là tình trạng viêm cấp của màng bồ đào (MBĐ), có thể xảy ra ở MBĐ trước, MBĐ trung gian, MBĐ sau hoặc toàn bộ MBĐ.
Viêm loét giác mạc do amip (acanthamoeba): Nguyên nhân, chẩn đoán và cách điều trị
Loét giác mạc do acanthamoeba là hiện tượng mất tổ chức giác mạc do hoại tử gây ra bởi một quá trình viêm trên giác mạc do acanthamoeba.
Viêm kết mạc dị ứng cấp tính - Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị
Viêm kết mạc dị ứng cấp tính là hình thái dị ứng nhanh của viêm kết mạc dị ứng khi bệnh nhân tiếp xúc với dị nguyên.
Kiến thức về bệnh sốt rét ở trẻ em
Sốt rét là bệnh truyền nhiễm do kí sinh trùng Plasmodium gây nên, lây truyền theo đường máu. Bệnh lưu hành địa phương và có thể gây thành dịch. Bệnh truyền từ người bệnh sang người lành do muỗi Anopheles.
Trẻ em ăn chay được không?
Ăn chay có thể giúp phòng ngừa nhiều bệnh tật như bệnh tim mạch, chuyển hóa, tiêu hoá, ung thư, ... Với nhiều lợi ích sức khỏe, hiện nay khuynh hướng ăn chay đang ngày càng phổ biến cho mọi độ tuổi từ già đến trẻ, nhiều gia đình chuyển hẳn sang chế độ ăn chay trường và thậm chí cho trẻ em ăn từ bé.
Cẩm nang chăm sóc bé: Ho và cảm cúm (phần 2)
Cảm cúm ở trẻ em là bệnh lý phổ biến nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Đáng chú ý, các triệu chứng của cảm cúm dễ nhầm lẫn với cảm lạnh, khiến nhiều bậc phụ huynh chủ quan trong việc chăm sóc trẻ.