Ykhoangaynay.com |  23/07/2024

Các phương pháp điều trị ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày là một bệnh lý phổ biến tại Việt Nam với tỷ lệ tử vong cao. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và điều trị kịp thời, khả năng chữa khỏi có thể đạt tới 90%.

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị ung thư dạ dày, đồng thời có những biện pháp hỗ trợ để nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân trong quá trình chữa trị. Vậy các phương pháp điều trị ung thư dạ dày hiện nay là gì?

Ung thư dạ dày được chuẩn đoán như thế nào?

Ung thư dạ dày có thể xảy ra ở mọi giới và mọi lứa tuổi, song phổ biến nhất là ở những người từ 50 tuổi trở lên. 

Các triệu chứng của ung thư dạ dày bao gồm:

  • Khó tiêu
  • Cảm giác đầy hơi sau khi ăn
  • Ợ nóng
  • Buồn nôn nhẹ
  • Chán ăn

Triệu chứng ung thư dạ dày thường mơ hồ và dễ nhầm lẫn với các bệnh lành tính ở dạ dày, do đó nhiều người thường chủ quan và không thực hiện tầm soát sớm. Đây cũng là lý do tại sao ung thư dạ dày thường được phát hiện ở giai đoạn muộn.

Những triệu chứng nghiêm trọng hơn khi khối u phát triển bao gồm:

  • Đau bụng
  • Máu trong phân
  • Nôn mửa
  • Giảm cân không rõ lý do
  • Khó nuốt
  • Sưng bụng
  • Suy nhược

Việc nhận biết sớm và tầm soát ung thư dạ dày là rất quan trọng để tăng cơ hội điều trị thành công.

Ngoài việc khám các triệu chứng thực thể, bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh để xác định các yếu tố nguy cơ liên quan đến ung thư dạ dày. Tiếp theo, bạn sẽ được chỉ định thực hiện một số kiểm tra như:

  • Nội soi: Đưa một ống mềm, mỏng có gắn camera nhỏ xuống cổ họng để quan sát bên trong dạ dày.
  • Sinh thiết: Lấy mẫu mô nhỏ từ dạ dày để kiểm tra dưới kính hiển vi nhằm phát hiện các dấu hiệu của tế bào ung thư.
  • Xét nghiệm máu: Tìm các dấu hiệu ung thư trong cơ thể qua máu.
  • Chụp cắt lớp (CT scan): Sử dụng hình ảnh chi tiết để xác định vị trí và kích thước của khối u trong dạ dày.

Các phương pháp này giúp xác định chính xác tình trạng bệnh và lên kế hoạch điều trị phù hợp.

Các phương pháp điều trị ung thư dạ dày

Các liệu pháp không dùng thuốc như yoga, massage, thiền và thôi miên có thể giúp bạn sống tốt hơn trong quá trình điều trị ung thư. 

Các phương pháp chữa ung thư dạ dày chính là gì?

Tùy thuộc vào triệu chứng, giai đoạn, và mức độ lan rộng của ung thư dạ dày, bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình và phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là các phương pháp chính điều trị ung thư dạ dày:

Phẫu thuật

Phẫu thuật nhằm loại bỏ khối u khỏi cơ thể. Bác sĩ có thể chỉ định cắt bỏ toàn bộ hoặc một phần dạ dày bị tổn thương, cùng với các hạch lympho xung quanh. Phẫu thuật có thể được thực hiện qua phương pháp nội soi, mổ mở hoặc bằng robot. Nếu phải cắt bỏ hoàn toàn dạ dày, bệnh nhân sẽ được đặt lại đường tiêu hóa sau phẫu thuật.

Xạ trị

Xạ trị sử dụng tia bức xạ năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư. Xạ trị có thể được thực hiện đơn lẻ hoặc kết hợp với phẫu thuật để đạt hiệu quả cao nhất. Trong trường hợp khối u lớn, xạ trị có thể được sử dụng để thu nhỏ khối u trước phẫu thuật. Ngoài ra, xạ trị còn hỗ trợ sau phẫu thuật nhằm giảm khả năng tái phát tại chỗ và điều trị ung thư dạ dày di căn.

Hóa trị

Hóa trị sử dụng các hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư và làm chậm sự phát triển của chúng. Các hóa chất này có thể được truyền qua đường tĩnh mạch hoặc uống. Hóa trị có thể kết hợp với xạ trị và được sử dụng trước hoặc sau phẫu thuật.

Liệu pháp nhắm trúng đích

Liệu pháp nhắm trúng đích, hay Targeted therapy, thường được dùng để điều trị ung thư dạ dày di căn, tái phát hoặc khi các phương pháp khác không thể tiêu diệt triệt để tế bào ung thư. Bác sĩ sẽ sử dụng thuốc nhắm trúng đích kết hợp với hóa trị để hạn chế sự phát triển và lan rộng của khối u.

Các phương pháp điều trị ung thư dạ dày giúp hỗ trợ nâng cao chất lượng sống

Ung thư dạ dày và các phương pháp điều trị chính thường gây ra nhiều triệu chứng và biến chứng. Do đó, điều trị hỗ trợ là rất cần thiết để giảm triệu chứng, hồi phục sau phẫu thuật và nâng cao chất lượng sống của bệnh nhân.

Dùng thuốc giảm đau: Từ thuốc giảm đau nhẹ như paracetamol đến các nhóm giảm đau mạnh như dolargan, morphin.

Chế độ dinh dưỡng: Đảm bảo bữa ăn cân bằng dinh dưỡng để tăng cường miễn dịch, giúp bệnh nhân hồi phục sớm sau phẫu thuật và đáp ứng tốt các đợt điều trị hóa trị, xạ trị. Chia nhỏ và đa dạng bữa ăn để giúp bệnh nhân sau phẫu thuật có thể tiêu hóa dễ dàng và bổ sung đủ dinh dưỡng.

Chăm sóc tâm lý: Hỗ trợ tâm lý để bệnh nhân vượt qua lo lắng, bi quan, và suy nghĩ tiêu cực. Người nhà và bác sĩ điều trị sẽ giúp bệnh nhân thay đổi suy nghĩ và duy trì tinh thần lạc quan.

Liệu pháp không dùng thuốc: Yoga, massage, thiền và thôi miên có thể giảm căng thẳng và cải thiện tâm trạng. Châm cứu cũng được sử dụng để giảm các triệu chứng như mất ngủ, đau đớn, buồn nôn và rối loạn tiêu hóa, hạn chế việc dùng thuốc giảm đau, đặc biệt trong giai đoạn cuối của ung thư dạ dày.

> Bị ung thư dạ dày sống được bao lâu?

Làm thế nào để ngăn ngừa ung thư dạ dày?

Điều trị nhiễm trùng dạ dày: Chữa lành các vết loét do nhiễm H. pylori bằng kháng sinh để giảm nguy cơ ung thư dạ dày.

Ăn uống lành mạnh: Ăn nhiều rau quả và trái cây tươi để bổ sung chất xơ và vitamin, giúp giảm nguy cơ ung thư dạ dày. Hạn chế thức ăn quá mặn, đồ ngâm chua, muối hoặc hun khói.

Giữ cân nặng ở mức hợp lý.

Đừng hút thuốc: Nguy cơ ung thư dạ dày của bạn tăng gấp hai lần nếu bạn sử dụng thuốc lá.

Theo dõi việc sử dụng NSAID hoặc aspirin. Nếu bạn đang dùng aspirin hàng ngày để ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch hoặc thuốc NSAID cho bệnh về cơ xương khớp, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ về sự ảnh hưởng của các thuốc này đối với dạ dày của bạn.

(Bài viết tham khảo, biên soạn lại từ tài liệu "Phương pháp điều trị ung thư dạ dày", link bài: https://www.vinmec.com/vie/bai-viet/phuong-phap-dieu-tri-ung-thu-da-day-vi/).

Tin khác

Phương pháp phát hiện sớm ung thư cổ tử cung là gì?

Phương pháp phát hiện sớm ung thư cổ tử cung là gì?

Việc phát hiện ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sớm mở ra nhiều cơ hội điều trị hiệu quả hơn. Trong một số trường hợp, các triệu chứng và dấu hiệu của ung thư cổ tử cung có thể xuất hiện rõ ràng, tuy nhiên, không phải lúc nào chúng cũng dễ nhận biết.

Nghiên cứu  - 
Ung thư cổ tử cung có chữa khỏi được không?

Ung thư cổ tử cung có chữa khỏi được không?

Mỗi năm tại Việt Nam, hơn 4.100 phụ nữ mới phát hiện mắc ung thư cổ tử cung, và khoảng 2.400 người không may qua đời vì căn bệnh này. Vậy, ung thư cổ tử cung có thể chữa khỏi hay không?

Nghiên cứu  - 
Dấu hiệu ung thư cổ tử cung: Những triệu chứng cần lưu ý để phát hiện sớm

Dấu hiệu ung thư cổ tử cung: Những triệu chứng cần lưu ý để phát hiện sớm

Dấu hiệu ung thư cổ tử cung thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác, vì vậy việc nhận biết sớm các triệu chứng là điều quan trọng giúp tăng cơ hội điều trị hiệu quả.

Nghiên cứu  - 
Sự khác biệt giữa sốt rét và sốt xuất huyết: Triệu chứng và cách phòng ngừa

Sự khác biệt giữa sốt rét và sốt xuất huyết: Triệu chứng và cách phòng ngừa

Sốt rét và sốt xuất huyết đều là những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng đối với sức khỏe và đe dọa tính mạng của người bệnh.

Nghiên cứu  - 
Vì sao sốt rét ác tính nguy hiểm?

Vì sao sốt rét ác tính nguy hiểm?

Sốt rét được phân chia thành hai dạng chính là sốt rét thể thông thường và sốt rét ác tính. Trong đó, người mắc sốt rét ác tính có nguy cơ gặp biến chứng đe dọa tính mạng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nghiên cứu  - 
Một số dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai

Một số dấu hiệu nhận biết bệnh giang mai

Các dấu hiệu của bệnh giang mai luôn là một trong những chủ đề được nhiều người tìm hiểu kỹ lưỡng, vì nhận biết sớm có thể giúp điều trị hiệu quả và ngăn ngừa biến chứng.

Nghiên cứu  -